Xác định các chỉ số về trạng thái các hệ sinh thái rừng

Một phần của tài liệu GIÁM sát đa DẠNG SINH học (Trang 28)

5. Phân tích số liệu và xây dựng báo cáo

5.1 Xác định các chỉ số về trạng thái các hệ sinh thái rừng

5.1.1. Độ tàn che trung bình

Sự thay đổi độ tàn che trung bình của rừng chỉ thị cho sự thay đổi chất lượng rừng. Báo cáo cần xác định độ tàn che trung bình cho từng hệ sinh thái rừng (kiểu- trạng thái rừng) và chung cho toàn bộ lâm phần của đơn vị chủ rừng. Công thức tính độ tàn che trung bình như sau:

CTB (%)= Tổng độ tán che của các OTC

Tổng số các OTC thực hiện

5.1.2. Mật độ trung bình cây gỗ trưởng thành

Sự thay đổi mật độ trung bình của cây gỗ chỉ thị cho sự thay đổi chất lượng rừng. Cần tính mật độ trung bình cây gỗ trưởng thành (D1.3 ≥ 6 cm) cho từng HST rừng và chung cho toàn lâm phần của đơn vị chủ rừng. Công thức tính mật độ trung bình cây gỗ như sau:

DTB.gỗ (cây/ha)= Tổng số cây gỗ trưởng thành trong tất cả các OTC

Tổng diện tích các OTC đã thực hiện

5.1.3. Thành phần loài cây gỗ trưởng thành

Số loài và thành phần cây gỗ trưởng thành cho thấy tính đa dạng loài và đặc điểm cấu trúc tầng của HST. Lập bảng thành phần loài cây gỗ ghi nhận được trong tất cả các OTC theo từng hệ sinh thái rừng như bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Thành phần loài cây gỗ trưởng thành ghi nhận trong các OTC

TT Tên phổ

thông Tên khoa học TXG Số cây ghi nhận trong HST rừng... ... ... ...

Cộng (loài):

Ghi chú: TXG - Rừng thường xanh giàu; ...

5.1 4. Thành phần loài cây gỗ non và cây bụi

tầng dưới tán và tầng cây bụi của HST rừng. Lập bảng thành phần loài cây gỗ non (D1.3 ≤ 6cm) trong các HST thái rừng như sau (bảng 2):

Bảng 2. Thành phần loài cây gỗ non và cây bụi ghi nhận trong các OTC

TT Tên phổ

thông Tên khoa học TXG Số cây ghi nhận trong HST rừng... ... ... ...

Cộng (loài):

Ghi chú: TXG - Rừng thường xanh giàu; ...

5.1.5. Thành phần loài cây gỗ tái sinh

Thành phần loài và số lượng cây gỗ tái sinh chỉ thị cho khả năng tái sinh của rừng. Lập bảng thành phần loài cây gỗ tái sinh (cao < 1,5m) trong các HST thái rừng như sau (bảng 3):

Bảng 3. Thành phần loài cây gỗ tái sinh ghi nhận trong các OTC

TT Tên phổ

thông Tên khoa học TXG Số cây ghi nhận trong HST rừng... ... ... ...

Cộng (loài):

Ghi chú: TXG - Rừng thường xanh giàu; ...

5.1.6. Chỉ số giá trị quan trọng (IVI) của loài cây gỗ

Chỉ số giá trị quan trọng (IVI) của một loài thể hiện tầm quan trọng của loài đó trong quần xã thực vật hay HST rừng. Chỉ số IVI càng cao thì tầm quan trọng của loài trong quần xã càng lớn. Thay đổi giá trị IVI của các loài thể hiện sự thay đổi trạng thái rừng. Công thức tính chỉ số IVI theo Curtis (1959) như sau:

IVI = RD + RF + RDo

Trong đó, IVI - chỉ số giá trị quan trọng của loài, RD - Mật độ tương đối, RF - Tần suất tương đối và RDo - Độ trội tương đối:

• Tính mật độ tương đối (RD):

RD = x 100

Tổng số cá thể của loài xem xét xuất hiện ở tất cả các OTC

Tổng số cá thể của tất cả các loài xuất hiện trong tất cả các OTC khảo sát

• Tính tần suất tương đối (RF):

RD (%)= x 100 Số lượng các OTC có loài xem xét xuất hiện

Tổng số các OTC khảo sát thuộc sinh cảnh

• Độ trội tương đối (RDo)

x 100 RDo =

Tổng tiết diện thân của loài xem xét

Tổng tiết diện thân của tất cả các loài trong các OTC

Trong đó, thiết diện thân của một cây được tính theo công thức 3.1416 x 0,25(D1.3)2 và tổng thiết diện thân của một loài bằng tổng thiết diện thân của tất cả các cây thuộc loài đó.

5.1.7. Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân D 1.3

Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân D1.3 thể hiện đặc trưng cấu trúc tuổi của quần xã cây gỗ trong các hệ sinh thái rừng. Sự thay đổi của chỉ số này thể hiện sự thay đổi về cấu trúc tuổi của hệ sinh thái rừng. Lập bảng phân bố tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân (D1.3) như sau (bảng 4) và vẽ biểu đồ phân bố tần suất như hình 11.

Bảng 4. Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân D1.3

Đại lượng Số cây theo cấp đường kính thân D1.3 (cây)

Tổng 6 -15 >15-

20 >20-30 >30-40 >40-50 >50-60 >60-70 >70-80 >80-90

Số cây (cây) Tần suất (%)

Hình 11. Ví dụ về biểu đồ phân bố tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính

5.1.8. Tần suất cây gỗ non và cây tái sinh theo cấp chiều cao

Tần suất cây gỗ non và cây tái sinh thể hiện đặc trưng cấu trúc tầng thấp của rừng. Lập bảng tần suất cây gỗ non và cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao như bảng sau (bảng 5) và vẽ biểu đồ phân bố tần suất nếu cần.

Bảng 5. Phân bố tần suất cây gỗ non và tái sinh theo cấp chiều cao cây

TT Tên phổ

thông (loài) < 0,5 m 0,5-1 >1-1,5 >1,5-2Số cây theo cấp chiều cao (cây)>2-3 .... >9-10 Tổng

Tổng:

Tần suất (%)

5.1.9. Mật độ cây gỗ có chất lượng xấu

Mật độ cây gỗ có phẩm chất xấu (gãy, đổ, sâu bệnh, chết) thể hiện chất lượng của hệ sinh thái rừng. Xác định mật độ cây gỗ chất lượng xấu (cây/ha) trong từng hệ sinh thái rừng và ghi vào bảng sau (bảng 6).

Bảng 6. Mật độ cây gỗ chất lượng xấu trong các HST rừng

TT Hệ sinh thái rừng Mật độ cây gỗ có chất lượng xấu (cây/ha)

Trung bình:

5.1.10. Mật độ tre, nứa

Mật độ tre nứa trong các hệ sinh thái rừng cây gỗ và hỗn giao gỗ - tre nứa thể hiện mức độ suy thoái của hệ sinh thái rừng đó. Sự gia tăng mật độ tre nứa (lồ ô) thể hiện sự suy thoái của hệ sinh thái rừng. Tính mật độ tre nứa trong các HST rừng và lập bảng như dưới đây (bảng 7).

Bảng 7. Mật độ tre nứa trong các hệ sinh thái rừng

TT Hệ sinh thái rừng Mật độ cây

(cây/ha) Mật độ bụi (cây/ha)

5.2 Xác định các chỉ số về các loài quan trọng5.2.1. Thành phần loài thực vật quan trọng 5.2.1. Thành phần loài thực vật quan trọng

Thành phần các loài thực vật quan trọng thể hiện giá trị bảo tồn của khu rừng giám sát, đồng thời, thể hiện mức độ tác động của con người đến đa dạng sinh học trong khu rừng. Lập bảng liệt kê các loài đã ghi nhận và số lượng cây ghi nhận theo các hệ sinh thái rừng như sau (bảng 8).

Bảng 8. Danh sách các loài thực vật quan trọng ghi nhận

TT Tên phổ

thông Tên khoa học TXG Số cây ghi nhận trong HST rừng... ... ... ...

Cộng (loài):

Ghi chú: TXG - ...

5.2.2 Tần suất các loài thực vật quan trọng theo cấp đường kính D1.3

Phân bố tần suất cây của các loài thực vật quan trong theo cấp đường kính thể đặc trưng cấu trúc tuổi của quần thể của các loài thực vật quan trọng trong HST thái rừng. Lập bảng tần suất ghi nhận các loài thực vật quan trọng theo cấp đường kính D1.3 như sau (bảng 9).

Bảng 9. Phân bố tần suất các loài thực vật quan trọng theo cấp đường kính thân

TT Tên phổ

thông (loài) < 6 cm 6-15Số cây theo cấp chiều cao (cây)<15-20 >20-30 > 30-40 >40

Cộng:

5.2.3. Thành phần loài và tần số bắt gặp các loài động vật quan trọng

Thành phần loài và mật độ các loài động vật quan trọng thể hiện tầm quan trọng bảo tồn của khu vực giám sát, đồng thời, thể hiện mức độ tác động của con người đến đa dạng sinh học trong khu vực giám sát. Tần số bắt gặp (F) các loài động vật quan trọng (cá thể/km) được tính theo công thức sau:

F (cá thể/km) =

Tổng số các thể bắt gặp trên các tuyến

Tổng chiều dài tất cả các tuyến thực hiện

Lập bảng thành phần loài và tần suất bắt gặp (cá thể/km) các loài động vật quan trọng trong từng HST rừng và chung cho cả khu vực giám sát như sau (bảng 10).

Bảng 10. Thành phần loài và phân bố của các loài động vật quan trọng ghi nhận

TT Tên phổ

thông Tên khoa học TXG Số cây ghi nhận trong HST rừng... ... ... ...

Cộng (loài):

Ghi chú: TXG - ...

5.3 Các chỉ số về áp lực đối với đa dạng sinh học

Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ nghiêm trọng của các đe dọa cho từng tuyến giám sát trong cùng một hệ sinh thái rừng để được mức độ nghiêm trọng chung cho toàn hệ sinh thái rừng đó. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ nghiêm trọng của tất cả các tuyến giám sát để được mức độ nghiêm trọng cho toàn bộ lâm phần của đơn vị chủ rừng giám sát (bảng 11).

Bảng 11. Ví dụ về đánh giá các đe dọa cho một hệ sinh thái rừng Tuyến

giám sát thực hiệnNăm rừngHST Khai thác Điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng

gỗ Khai thác LSNG Săn bắt ĐVHD Chăn thả gia súc

LNBL1 2015 TXB 0 1 1 0 LNBL2 2015 TXB 1 0 1 0 LNBL3 2015 TXN 1 1 1 0 LNBL4 2015 TXB 2 0 0 1 LNBL5 2015 TXB 0s 0 0 1 LNBL6 2015 TXB 1 0 1 0 LNBL7 2015 TXB 0 0 0 0 LNBL8 2015 TXB 2 0 0 0

Chung cho toàn hệ sinh thái rừng

(TXB) 2 1 1 1

Ghi chú: 0 - không có, 1 - thấp, 2 - trung bình, 3- cao

Lưu ý, khi đánh giá mức độ nghiêm trọng của các đe dọa trực tiếp đến đa dạng sinh học ở cấp HST rừng và toàn khu vực (lâm phần) giám sát cần tham khảo thêm nguồn tư liệu về các vụ vi phạm quản lý bảo vệ rừng trong năm giám sát của đơn vị chủ rừng và hạt kiểm lâm sở tại để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Trong một số trường hợp cần xếp hạng so sánh mức độ nghiêm trọng của các đe dọa trên cùng một đơn vị chủ rừng, để xác định xem nên ưu tiên xử lý giảm thiểu đe dọa nào trước. Để xếp hạng mức độ ưu tiên xử lý các đe dọa trực tiếp có thể áp dụng phương pháp đánh giá so sánh của Margoluis and Salafsky (1998) (xem chi tiết tại tài liệu WWF 2007: Resources for Implementing the WWF Project & Programme Standards. Step 1.4 Define: Threat Ranking).

Mỗi tác động sẽ được đánh giá theo 3 tiêu chí: 1) phạm vi tác động của đe dọa, 2) mức độ gây hại trong phạm vi tác động của đe dọa và 3) Tính cấp thiết phải xử lý đe dọa đó:

1) Phạm vi tác động (scope): là phần diện tích/không gian của hệ sinh thái; hoặc phần của quần thể loài sẽ bị tác động của đe dọa xem xét tính trong khoảng thời gian 10 năm (thường được quy ra tỷ lệ khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích hoặc bao nhiêu phần trăm quy mô quần thể bị tác động)

2) Mức gây hại (Severity): mức gây hại/ tổn thất đối với hệ sinh thái hoặc quần thể loài do đe dọa gây ra được xét trong phạm vi tác động của đe dọa. Ví dụ, nếu phạm vi tác động của đe dọa chiếm khoảng 10% tổng diện tích của hệ sinh thái, thì chỉ đánh giá mức độ gây hại trong phạm vi 10% tổng diện tích đó chứ không phải xét trên cả toàn bộ 100% diện tích của hệ sinh thái.

3) Tính cấp thiết (Urgency): là cấp độ cần thiết phải thực hiện các giải pháp để ngăn chặn hoặc giảm thiểu đe dọa đó. Tính cấp thiết phụ thuộc và nhiều yếu tố. Ví dụ, đe dọa đó đang diễn ra (mức cấp thiết cao hơn) hay chỉ có nguy cơ xảy ra trong vài năm tới (mức cấp thiết thấp hơn); hoặc liệu thực hiện các hành động ngăn chặn/giảm thiểu ngay bây giờ có tránh được việc phải đầu tư công sức nhiều hơn đáng kể nếu để sau này xử lý? (nếu “có” - mức cấp thiết cao, nêu “không” - mức cấp thiết thấp”... Tóm lại, tính cấp thiết cho thấy nên thực hiện các giải pháp ngăn chặn / giảm thiểu đe dọa đó ngay hiện nay, trong 5 năm tới hoặc sau 25 năm nữa.

Các bước tiến hành như sau:

1. Liệt kê tất cả các đe dọa hiện có trong vùng đánh giá (một hệ sinh thái hoặc toàn bộ lâm phần của đơn vị chủ rừng). Lập một bảng excel với cột đầu tiên liệt kê các đe dọa và hàng trên cùng là các tiêu chí đánh giá (bảng 12).

2. Đánh giá xếp hạng các đe dọa theo tiêu chí “phạm vi tác động”: Dựa vào độ lớn của phạm vi tác động của mỗi tiêu chí để cho điểm. Điểm cao nhất giành cho đe dọa có phạm vi tác động lớn nhất và bằng số đe dọa xem xét đánh giá. Điểm số thấp dần theo sự thấp dần của phạm vi tác động. Điểm số thấp nhất giành cho đe dọa có phạm vi tác động thấp nhất và bằng 1. Trong ví dụ dưới, có 9 đe dọa được xem xét đánh giá. Đe dọa “quản lý hạt brazil không bền vững” có điểm cao nhất và bằng 9 (vì có 9 đe dọa), “khai thác cá thương mại” có điểm thấp nhất và bằng 1.

3. Đánh giá xếp hạng các đe dọa theo tiêu chí “mức gây hại”: Tương tự, đe dọa có mức gây hại cao nhất có điểm số cao nhất (9) và đe dọa có mức gây hại thấp nhất có điểm số thấp nhất (1).

4. Đánh giá xếp hạng các đe dọa theo tiêu chí “tính cấp thiết”: Tương tự, đe dọa có tính cấp thiết cao nhất có điểm số cao nhất (9) và đe dọa có tính cấp thiết thấp nhất có điểm số thấp nhất (1).

5. Cộng các điểm đánh giá theo hàng ngang. “Phạm vi tác động” và “mức độ gây hại” là 2 tiêu chí quan trọng nhất. Vì vậy, điểm số của 2 tiêu chí này cần nhân hệ số 2, tiêu chí “tính cấp thiết” có hệ số 1.

6. Xếp hạng các đe dọa dựa vào số điểm tổng của mỗi đe dọa theo 4 cấp: thấp, trung bình, cao và rất cao. Hạng “rất cao” giành cho cho đe dọa có điểm tổng cao nhất,

hạng “cao” giành cho các đe dọa có điểm tổng cao thứ nhì, hạng “trung bình” cho các đe dọa có điểm tổng cao thứ ba và hạng “thấp” cho các đe dọa có điểm tổng thấp nhất.

Bảng 12 là một ví dụ về đánh giá xếp hạng đe dọa theo phương pháp của Margoluis and Salafsky (1998) được WWF thực hiện năm 2007.

Bảng 12. Ví dụ về đánh giá xếp hạng các đe dọa cho một đơn vị chủ rừng

Đe dọa trực tiếp Phạm

vi Tác hại thiếtCấp Tổng điểm Xếp hạng

1. Xâm lấn đất rừng để sản xuất nông

nghiệp 7 8 9 24 Rất cao

2. Khai thác cá thương mại 1 2 1 4 Thấp

3. Săn bắt rùa và trứng rùa quá mức 3 7 4 14 Trung bình

4. Săn bắt động vật hoang dã 8 4 7 19 Cao

5. Khai thác gỗ trái phép 6 5 8 19 Cao

6. Khai thác khoáng sản 2 9 5 16 Trung bình

7. Cá ngoại lai xâm hại (paiche) 4 6 6 16 Trung bình

8. Khai thác cây cọ 5 3 2 10 Thấp

9. Thu hoạch hạt brazil không bền vững 9 1 3 13 Trung bình

Tổng 45 45 45

6 Bảo quản và giao nộp số liệu

Điều tra giám sát ĐDSH là công việc khá vất vả và tốn kém nên các số liệu giám sát cần được ghi chép và bảo quản hết sức cẩn thận. Trước hết, trên hiện trường phải giữ gìn các biểu ghi số liệu khỏi bị ố bẩn, mưa ướt hoặc bị thất lạc. Dùng loại mực không nhòe để ghi số liệu vào biểu giám sát. Các biểu đã ghi số liệu phải cất vào túi riêng, không được để chung túi với các biểu chưa ghi số liệu để tránh bị thất lạc. Túi đựng biểu đã ghi số liệu phải cất ở văn phòng hoặc ở lán trại (nếu ngủ trong rừng). Trưởng nhóm giám sát chịu trách nhiệm quản lý các biểu giám sát.

Kết thúc mỗi đợt điều tra giám sát, các số liệu từ phiếu điều tra được nhập vào các biểu Excel đã chuẩn bị trước. Quy trình nhập và quản lý dữ liệu giám sát ĐDSH được trình bày trong hình 11, chi tiết như sau:

Hình 11. Sơ đồ quản lý số liệu giám sát đa dạng sinh học

• Bước 1. Kiểm tra và nộp các phiếu giám sát (ô 1 trong hính 11): Sau đợt điều tra

Một phần của tài liệu GIÁM sát đa DẠNG SINH học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)