Bố trí luân phiên các giáo viên dạy cùng một lớp 

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)

4 Giáo viên chuyển lên lớp trên cùng với học sinh

của mình 7 87,5%

5 Cách bố trí khác (nêu cụ thể) 0

Số liệu điều tra trên đã thể hiện rằng Trung tâm đã lựa chọn những giáo viên có khả năng về công tác chủ nhiệm để làm chủ nhiệm lớp, có 62,6% số ngƣời đƣợc hỏi nhất trí với cách lựa chọn này, có 75% ý kiến chọn giáo viên có nhiều tiết dạy ở lớp đó. Trong những năm gần đây Trung tâm đã bố trí giáo viên chuyển lên lớp trên cùng với học viên của mình và có 87,5% ý kiến nhất trí cách chọn này và chỉ 12,5% có ý kiến chọn cách bố trí luân phiên các giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 51

viên dạy cùng một lớp làm chủ nhiệm, cách bố trí này chỉ sử dụng đối với những trƣờng hợp đặc biệt.

2.3.3. Đánh giá công tác GVCN lớp trƣớc yêu cầu đổi mới hiện nay của Sở GD&ĐT

2.3.3.1. Tìm hiểu về nhận thức của cán bộ quản lý Sở Giáo dục và Đào tạo đối với công tác giáo viên chủ nhiệm

Bảng 2.13. Nhận thức của CBQL Sở GD & ĐT về vai trò công tác GVCNL STT Nội dung Mức độ ảnh hƣởng Cao Trung bình Thấp 1 Ảnh hƣởng của công tác GVCNL

đối với học tập kiến thức văn hoá 75% 25% 0

2 Ảnh hƣởng của công tác GVCNL

đối với rèn luyện đạo đức học viên 83,33% 16,66% 0

3 GVCNL thay mặt nhà trƣờng quản

lý toàn diện học viên của một lớp 38,34% 61,66% 0

Nhìn vào bảng 2.13. cho thấy:

- Các cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT đánh giá cao vai trò của công tác chủ nhiệm lớp đến kết quả học tập và rèn luyện học viên ( đối với học tập có tới 75% số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng ảnh hƣởng ở mức độ cao, công tác rèn luyện của học viên là 83,33%).

- Đối với công tác quản lý toàn diện học viên, có 61,66% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng giáo viên chủ nhiệm có mức độ ảnh hƣởng trung bình và 38,14% ý kiến cho rằng ở mức độ ảnh hƣởng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 52

Ở trƣờng Trung học phổ thông nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng, ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Do đó có thể khẳng định rằng công tác GVCNL ở trƣờng Trung học phổ thông ( THPT) nói chung và Trung tâm GDTX nói riêng là rất cần thiết đối với chất lƣợng giáo dục.

- Về vai trò quản lý học viên của giáo viên chủ nhiệm lớp, thì 61,66% ý kiến cho là có ảnh hƣởng ở mức trung bình đến quản lý giáo dục toàn diện học viên của một lớp, và 38,33% ý kiến cho là có ảnh hƣởng ở mức độ cao. Nhƣ vậy, về mặt nhận thức các nhà quản lý giáo dục cấp Sở đều nhất trí cao cho rằng: Giáo viên chủ nhiệm lớp là ngƣời quản lý giáo dục toàn diện học viên một lớp học. Vì thế, có thể coi giáo viên chủ nhiệm lớp nhƣ " Giám đốc " đối với tập thể lớp mà họ phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm lớp là nhà quản lý giáo dục thế hệ công dân trẻ chuẩn bị bƣớc vào đời.

2.3.3.2. Về chỉ đạo công tác GVCNL của Sở Giáo dục và Đào tạo

Bảng 2.14: Kết quả tìm hiểu về các hình thức chỉ đạo công tác GVCNL của sở GD & ĐT

STT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ

1 Ra văn bản hƣớng dẫn 8 66,66%

2 Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công

tác GVCNL 2 16,66%

3 Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về

công tác GVCNL 1 8,33%

4 Không chỉ đạo tách riêng công tác

GVCNL 1 8,33%

5 Hình thức khác (xin nói cụ thể) 0/12 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả trên, chúng ta thấy có 66,66% số cán bộ của Sở đƣợc hỏi cho rằng trong những năm học qua Sở GD & ĐT tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ đạo tách riêng công tác GVCNL ở các trƣờng Trung học phổ thông nói chung và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 53

Trung tâm GDTX nói riêng, mà chủ yếu là ra văn bản hƣớng dẫn kèm theo việc hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Các hình thức khác nhƣ sinh hoạt chuyên đề về công tác GVCNL hay tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về công tác GVCNL rất ít đƣợc áp dụng. Thực tế thì, các phòng chức năng của Sở GD & ĐT bận nhiều việc, do đó mảng công tác GVCNL chủ yếu giao phó cho các nhà trƣờng THPT và các Trung tâm thực hiện, chƣa quan tâm chỉ đạo cụ thể công tác này.

2.3.3.3. Nhận định, đánh giá công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trƣớc yêu cầu đổi mới hiện nay của cán bộ sở Giáo dục và Đào tạo

Bảng: 2.15. Cán bộ sở GD & ĐT nhận định, đánh giá công tác GVCNL ở các Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc TT Nội dung Mức độ đáp ứng Cao Khá Trung bình Thấp 1 Tình hình của công tác GVCNL ở các Trung tâm GDTX 8,33% 66,66% 16,66% 8,33% 2 Công tác GVCNL trƣớc

yêu cầu đổi mới 0 10,2% 66,4% 25,4%

Qua số liệu điều tra trên, chúng ta thấy đa số cán bộ của Sở GD & ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đều đánh giá công tác GVCNL hiện nay ở Trung tâm GDTX hoạt động ở mức cao và mức khá là 74,99%, có 16.66% bình thƣờng và chỉ có 8,33% cho là chất lƣợng công tác GVCNL ở mức thấp. Trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, 66,4% ý kiến cho rằng công tác chủ nhiệm lớp mới đáp ứng ở mức độ trung bình, 25,4% ý kiến cho rằng công tác chủ nhiệm lớp đáp ứng ở mức độ thấp. Theo ý kiến chúng tôi thì những nhận định trên là đúng vì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 54

qua thực tế mà chúng tôi biết đƣợc thì ở các Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc chất lƣợng công tác GVCNL không đồng đều trong từng Trung tâm cũng nhƣ giữa các Trung tâm với Trung tâm. Năng lực công tác của các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng khác nhau, nếu giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của mình, thực sự yêu nghề thì chất lƣợng giáo dục toàn diện ở lớp đó sẽ tốt hơn và một Trung tâm có nhiều GVCNL tốt, chất lƣợng giáo dục toàn diện ở Trung tâm đó sẽ tốt hơn. Mặt khác, chất lƣợng công tác GVCNL còn phụ thuộc vào sự quan tâm của Giám đốc, của Ban giám đốc các Trung tâm. Nếu Giám đốc các Trung tâm quan tâm nhiều đến công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, biết động viên GVCNL đúng lúc, đúng chỗ thì công tác GVCNL ở Trung tâm đó sẽ tốt hơn, chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc nâng cao hơn.

2.3.4. Nhận xét chung về thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDTX Phúc Yên.

Qua phân tích thực trạng, chúng tôi thấy rằng công tác của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDTX Phúc Yên có những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức (theo phƣơng pháp phân tích SWOT) nhƣ sau:

2.3.4.1. Điểm mạnh (S)

+ Đƣợc sự chỉ đạo khá sát sao của Ban giám đốc Trung tâm nên đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trung tâm GDTX Phúc Yên hoạt động tƣơng đối hiệu quả, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có chất lƣợng tƣơng đối tốt. Trung tâm cũng đã thành lập tổ chủ nhiệm và Giám đốc trực tiếp quản lý và chỉ đạo tổ chức này từ công tác lập kế hoạch hoạt động cho đến việc thực hiện kế hoạch. Trung tâm cũng đã đƣa kết quả công tác chủ nhiệm vào làm một trong những nội dung chính để đánh giá xếp loại thi đua cuối năm học.

+ Đa số các giáo viên chủ nhiệm lớp đã nhận thức rõ đƣợc vai trò của công tác chủ nhiệm nên đã chú trọng thực hiện công tác này. Khi nhận lớp, giáo viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 55

chủ nhiệm lớp đều tìm hiểu học viên về mặt chất lƣợng học tập, rèn luyện ở lớp dƣới, hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, khả năng, đặc điểm của từng học viên. Từ đó xây dựng kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và đƣa vào sổ chủ nhiệm của GVCNL.

+ Đa số các GVCNL có kế hoạch giáo dục học viên cá biệt và thực hiện có hiệu quả.

+ Các GVCNL đều quan tâm, thực hiện đủ các chƣơng trình giáo dục chung nhƣ: Thực hiện nền nếp các tiết học, các tiết ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động của học viên, các tiết sinh hoạt cuối tuần…

+ Đa số các giáo viên chủ nhiệm lớp biết kết hợp với đoàn thanh Trung tâm và là cố vấn cho chi đoàn lớp học viên về định hƣớng và phƣơng pháp tổ chức hoạt động.

+ Đa số các GVCNL phối hợp với cha mẹ học viên để quản lý, giáo dục học viên thông qua các buổi họp cha mẹ học viên. Cuối mỗi kỳ, GVCNL thông báo tình hình học tập, rèn luyện của mỗi học viên và tình hình chung của lớp cho cha mẹ học viên và nhận đƣợc những thông tin cần thiết của học viên từ gia đình.

+ Giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện tốt chủ trƣơng dân chủ hoá trƣờng học, công khai nội dung chƣơng trình giáo dục và đào tạo, công khai việc cho điểm, đánh giá xếp loại, công khai kết quả thi đua, khen thƣởng, kỷ luật học viên, thực hiện tốt các qui trình đánh giá xếp loại về hạnh kiểm, văn hoá của học viên, tôn trọng ý kiến của chi đoàn lớp, của tập thể lớp. GVCNL đã phát huy vai trò của cán bộ đoàn trong việc tổ chức tự quản của học viên, đặc biệt giúp các em tổ chức các hoạt động tập thể ngoài giờ và các hoạt động nhân đạo…

+ Những hình thức khen thƣởng đƣợc GVCNL sử dụng kịp thời đã tác động mạnh mẽ đến học viên. Đó là động lực thúc đẩy sự cố gắng vƣơn lên ở học viên, kích thích ở các em động cơ phấn đấu đúng đắn, tin tƣởng vào khả năng của bản thân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 56

2.3.4.2. Điểm yếu (W)

+ Chƣa có quy trình đồng bộ chung cho việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp vì thế đa số các giáo viên chủ nhiệm lớp còn làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân dẫn đến chất lƣợng công tác chủ nhiệm không đồng đều. Một số giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc biệt là giáo viên trẻ còn chƣa thực sự quan tâm, học hỏi, rèn luyện để nâng cao trình độ. Một bộ phận giáo viên chủ nhiệm lớp thiếu nhiệt tình, việc quản lý giáo dục học viên còn xem nhẹ, sự phối kết hợp giữa GVCNL với các lực lƣợng giáo dục trong xã hội chƣa chặt chẽ do đó công tác quản lý giáo dục học viên còn gặp nhiều khó khăn. Một số giáo viên không muốn làm công tác GVCNL một phần do ngại đối đầu, giáo dục học viên “cá

biệt’’. Một số ít giáo viên đánh giá học viên chƣa công bằng, một số GVCNL

chƣa thực sự là “tấm gương sáng" cho học viên noi theo, do đó hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp không cao. Trung tâm còn thiếu giáo viên nên ảnh hƣởng đến việc lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp , giáo viên chủ nhiệm lớp phải dạy nhiều giờ, do đó không dành nhiều thời gian và công sức cho công tác chủ nhiệm lớp.

+ Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với học viên trong lớp còn có những khoảng cách nhất định, giáo viên chủ nhiệm lớp chƣa thực sự gần gũi, quan tâm đến tất cả các học viên trong lớp. Phần lớn học viên của Trung tâm là ở xã Ngọc thanh, một xã thuộc vùng sâu, vùng xa của thị xã Phúc Yên, đƣờng xá đi lại khó khăn nên việc đến thăm gia đình học viên của GVCNL còn hạn chế, vì vậy sự phối kết hợp giữa GVCNL với gia đình học viên chƣa thƣờng xuyên. Thƣờng thì GVCNL chỉ gặp cha( mẹ) học viên thông qua các kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cuối kỳ một và kết thúc năm học, nhƣng không phải gia đình nào cũng đi họp đầy đủ, có những gia đình gần nhƣ phó mặc con cho Trung tâm, GVCNL...

+ Về chế độ chính sách đối với GVCNL chƣa hợp lý so với nhiệm vụ họ đảm nhận. Trung tâm chƣa tạo điều kiện, môi trƣờng tối ƣu cho GVCNL hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động hiệu quả. Do đó dẫn tới tình trạng nhiều giáo viên không muốn làm công tác GVCNL vì quyền lợi không hơn gì giáo viên khác mà trách nhiệm lại nặng nề, hao tổn sức lực, tinh thần, thời gian nhiều hơn.

+ Do xu thế chung của xã hội (nhiều thầy giáo, cô giáo, học viên, cha mẹ học viên) chỉ quan tâm đến việc dạy học văn hoá, ít chú ý tới việc giáo dục toàn diện của học viên.

+ Trong điều kiện hiện đại, xã hội ngày càng phức tạp, quan hệ xã hội càng phong phú, học viên tiếp cận thông tin bằng nhiều nguồn khác nhau, rất dễ bị lôi kéo, kích động, dễ bị nhiễm tƣ tƣởng bàng quan, thói quen hƣởng thụ, lƣời lao động; nhiều tệ nạn xã hội tác động, xâm nhập vào Trung tâm nhƣ : văn hoá phẩm đồi truỵ, ma tuý, cờ bạc, chia bè phái gây gổ đánh nhau, nghiện trò chơi điện tử,…

+ Việc quản lý công tác giáo viên chủ nhiệm lớp của Giám đốc cũng chƣa có một quy trình thực sự, công tác phân công giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn chƣa hợp lý, công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp còn chƣa thực sự đƣợc chủ động. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học chƣa có tính khả thi lớn, trung tâm chủ yếu quan tâm tới kế hoạch chung của Trung tâm, còn kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm chƣa đƣợc chú trọng, đầu tƣ chỉnh sửa. Tổ chủ nhiệm chƣa có đầy đủ các quy chế, quy định để hoạt động một cách độc lập và hiệu quả. Việc sinh hoạt rút kinh nghiệm của tổ chủ nhiệm còn chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chủ nhiệm còn chung chung, nặng về hình thức chƣa có chiều sâu, chƣa cụ thể hoá các chuyên đề trong sinh hoạt tổ. Việc tổ chức bồi dƣỡng các kỹ năng cho giáo viên chủ nhiệm lớp theo chuyên đề chƣa đƣợc duy trì liên tục trong năm. Việc động viên khen thƣởng cho giáo viên chủ nhiệm lớp còn ít hoặc chƣa kịp thời...

2.3.4.3. Thời cơ (O)

+ Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức đoàn thể...trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên nói chung và đội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 58

ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng theo hƣớng đủ về số lƣợng, đạt về chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

+ Đội ngũ giáo viên đang ngày càng đƣợc trẻ hóa nên giầu lòng nhiệt tình tâm huyết với nghề, thuận lợi cho công tác đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng làm công tác chủ nhiệm.

+ Công tác xã hội hoá giáo dục đã đƣợc quan tâm nhiều hơn. Ban liên lạc hội cha mẹ học viên và phụ huynh học viên đã có sự quan tâm và thƣờng xuyên có mối liên hệ 2 chiều với Trung tâm.

2.3.4.4. Thách thức (T)

+ Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và công tác quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp từ trƣớc đến nay chƣa thực sự đƣợc coi trọng, vì thế làm thế nào để có sự đồng thuận từ tất cả các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài Trung tâm trong việc đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm lớp và quản lý giáo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp đáp ứng đƣợc yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay.

+ Yêu cầu về nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, sự quan tâm kỳ vọng của các cấp chính quyền và nhân dân địa phƣơng đối với chất lƣợng và hiệu

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)