Các sự cố phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP):

Một phần của tài liệu cẩm nang hỗ trợ kĩ thuật FTTx (Trang 34)

1- Phân tích sự cố đường truyền FTTH theo mô hình truyền dẫn

1.1Các sự cố phía nhà cung cấp dịch vụ (ISP):

Đây thường là các sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng đến một số lượng khách hàng trong một phạm vị địa lý nhất định. Việc xác định và xử lý sự cố nhiều khi mất rất nhiều thời gian và phải do những về các kỹ sư chuyên gia tin học giỏi, có kinh nghiệm mới thực hiện được. Có thể liệt kê một số sự cố như sau:

 Lỗi cấu hình, treo cổng, treo thiết bị Router, Switch, Metro Switch, OLT, BRAS…

 Sự cố nguồn điện, đứt cáp đường trục trong nước hoặc quốc tế.

 Lỗi hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ và quản lý mạng lưới.

 Lỗi cài đặt sai các thông số VLAN, thông tin khác trên VISA …

 Virus xâm nhập hệ thống

1.2 Các sự cố phía khách hàng :

Lỗi vật lí, đấu nối sai, hỏng các thiết bị: máy tính (NIC card), Hub/Switch, Router/Access Point, Converter, cáp mạng..., nguồn điện cung cấp cho hệ thống thiết bị truy nhập FTTH không đạt tiêu chuẩn cho phép.

Cài đặt, cấu hình sai các thiết bị như Router/ Access Point, Hub/Switch, hệ điều hành máy tính, trình duyệt web (proxy, cache/cookies...), cấu hình email, spam email ...Lỗi driver, firmware

Lỗi cài đặt IP, default gateway, virus, firewall, cài đặt các phần mềm ngăn chặn truy nhập, máy tính chạy nhiều ứng dụng một lúc....

1.3 Các sự cố truyền dẫn:

 Đứt cáp quang từ trạm viễn thông đến nhà khách hàng

 Khoảng cách kéo cáp giữa ISP và khách hàng xa hơn giới hạn cho phép dẫn đến suy hao tín hiệu...

 Chất lượng cáp quang không tốt do có nhiều mối hàn, khoảng cách cáp quá xa, có nhiều chỗ bị gập...

 Đấu nối tại các ODF, connector, NAP, không tốt

2 - Phân tích sự cố FTTH theo tính chất sự cố, quy trình xử lí:

3 - Lưu đồ xử lí các sự cố FTTH

Xử lí các sự cố mất kết nối mạng

Hình 55. Sơ đồ phân tích sự cố mất kết nối internet

Hình 57. Sơ đồ phân tích mất kết nối do cấu hình cài đặt

Hình 59. Sơ đồ phân tích sự cố đường truyền chập chờn

4 - Hỏi – đáp, phản hồi thắc mắc của khách hàng.

Câu hỏi 1:

Tôi đăng kí dùng triple play với internet dùng phương thức trả cước phí theo lưu lượng, tại sao khi tôi gọi điện thoại cũng bị tính cước internet?

Trả lời:

 Triple play: là việc ứng dụng tích hợp 3 loại dịch vụ truyền thông trên cùng một đường truyền vật lí, truyền tải dữ liệu, thoại, truyền hình trên nền tảng IP như : Internet, VoIP, IPTV

VoIP (Voice over Internet Protocol) là công nghệ truyền tín hiệu thoại qua qua giao thức TCP/IP. Âm thanh được mã hóa và truyền tải dưới dạng các gói dữ liệu IP trên hạ tầng LAN, WAN, internet.

 Do vậy khi lượng VOIP ra/vào trên hệ thống sẽ được tính cước như bất kì các gói dữ liệu nào khác trên internet.

Câu hỏi 2

Tôi đăng kí dùng dịch vụ MegaVNN(FiberVNN) dùng phương thức trả cước phí theo lưu lượng. Khi tôi đã tắt máy tính hoặc chỉ bật máy tính nhưng không vào mạng, kiểm tra thấy lưu lượng gửi/nhận tăng cao, cuối tháng bị tính cước rất nhiều? Vậy Anh/Chị hãy giải thích nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? Liệu có phải do hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ tính cước sai, hoặc cố tình đẩy lưu lượng tăng cao để thu lợi hay không?

Trả lời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tính chất công nghệ khi một đường truyền ADSL/FTTH sử dụng phương thức xác thực username/password thì cần tạo một liên kết PPPoE từ Router khách hàng tới hệ thống máy chủ của ISP. Liên kết này cần được duy trì liên tục nhằm

lượng truyền qua lại trên đường truyền. Tuy nhiên lưu lượng này trên thực tế là không đáng kể.

 Khi KH chủ động gửi/nhận bất kì một thông tin nào trên internet dưới dạng các gói IP khi đi qua hệ thống tính cước của nhà cung cấp dịch vụ đều được tính toán lưu lượng và tính cước.

+ Khi sử dụng Modem wireless hoặc Access Point không bảo mật hoặc bị đánh cắp password, dẫn đến có sự truy nhập trái phép.

+ Có nhiều máy tính trong mạng LAN cùng truy nhập internet, hoặc nhiều người sử dụng một máy nên không kiểm soát được việc truy nhập.

+ Đường cáp bị câu trộm, đồng thời bị lộ username/password.

 Khi download tăng đột biến là do:

+ Hệ điều hành hoặc một số phần mềm cài đặt trên máy tính để chế độ auto update, auto repair.

+ Hầu hết các website có chế độ auto refresh theo định kì nên khi mở các trang web xem xong không tắt ngay, lưu lượng vẫn tăng.

o Khi máy tính/Router bị tấn công từ bên ngoài (VD: tấn công từ chối dịch vụ DDoS).

o Khi lưu lượng upload tăng đột biến:

o Do nhiễm sâu máy tính (worm): việc phát tán liên tục, tự động của chúng khiến lưu lượng tăng vọt.

o Khi máy tính bị nhiễm biến thể backdoor và bị chiếm quyền điều khiển, chúng nhận lệnh điều khiển từ server và thực hiện tấn công mạng (DDoS) từ chính máy tính bị đó, khiến băng thông tăng

+ Máy tính bị nhiễm trojan, spyware, mã độc vào máy tính và các chương trình như skype, yahoo, MSN,…tự động đánh cắp dữ liệu gửi ra ngoài

Giải pháp:

 Quản lí hiệu quả việc sử dụng máy tính cá nhân, kiểm soát được việc truy nhập internet.

 Tắt các chế độ auto update/ auto repair ở các phần mềm cài trên máy.

 Đặt mật khẩu truy nhập, kết nối modem/Router/AP đủ độ an toàn và nên thường xuyên thay đổi. Đặt biệt với modem wireless và AP.

 Sử dụng các phần mềm đo băng thông để kiểm soát được lưu lượng sử dụng: DU Meter, VietBandwidth, MyConnection PC….

 Cài đặt các phần mềm và thực hiện diệt virus thường xuyên.

 Tắt hẳn modem/Router khi không có nhu cầu sử dụng

 Ngoài ra bạn có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của ISP để được hướng dẫn đo kiểm hoặc kiểm tra log để xác định nguyên nhân và cách xử lí triệt để.

Câu hỏi 3

Tôi dùng internet của VNPT, khi đặt TCP/IP động hoặc gán tĩnh DNS của VNPT như 203.162.0.11/ 203.162.0.181 thì không vào được website xxx, nhưng khi đặt Open DNS hoặc google DNS thì truy nhập được bình thường? Xin giải thích giùm tôi!

Trả lời:

 Do yêu cầu của bên an ninh khi một số website trên mạng internet chứa nội dung không lành mạnh (khiêu dâm, bạo lực, ) hoặc nội dung thù nghịch chống đối đảng, nhà nước cần ngăn chặn.

 ISP đã sử dụng phương pháp flood IP, giả mạo IP của website đó trong các bản ghi hots của DNS server. Nên khi KH sử dụng DNS của ISP đó thì việc truy nhập luôn hướng đến một IP không có thực khiến việc kết nối không thành công.

Câu hỏi 4

Khi tôi truy nhập vào một số website ở Trung Quốc từ mạng của VNPT thì không thành công, trong khi trên đường truyền FPT thì bình thường. Tôi tự tìm hiểu thì được biết khi đặt IP 121.12.x.y vào mục proxy server của trình duyệt thì cũng truy nhập vào website đó bình thường. Tôi không rõ nguyên nhân tại sao, đề nghị Anh/chị hãy giải thích giùm?

Trả lời: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số website trên internet thực hiện việc ngăn chặn truy nhập từ một ISP khác hoặc một dải IP nào đó.

Một số website sử dụng đường internet kết nối đến là đường truyền internet nội bộ của một vùng lãnh thổ, quốc gia (VD: internet NIX của VNPT).

Câu hỏi 5

Làm thế nào tôi biết được tốc độ thực của đường truyền?

Trả lời:

Tốc độ đường truyền là đại lượng biến thiên, được đo bằng số lượng thông tin được truyền tải trên một đơn vị thời gian. Đơn vị tính: bps, Kbps, Mbps, KBps, MBps…

Chúng ta có thể đo trực tiếp bằng cách download từ một file bất kì từ trên mạng, các trình duyệt web đều hiển thị tốc độ thực tại thời điểm đó.

Nếu đo tốc độ trong nước, bạn vào website 203.162.0.201 có server đặt tại VDC

Nếu đo tốc độ quốc tế, bạn vào một số website uy tín có server đặt ngoài lãnh thổ VN như :speedtest.net , …..để kiểm tra.

Dùng các phần mềm hỗ trợ kiểm tra tốc độ

Câu hỏi 6

Cookies là gì? Có ảnh hưởng gì tới hoạt động đăng nhập web trên máy tính như thế nào?

Trả lời:

Cookies là là những phần dữ liệu nhỏ có cấu trúc được chia sẻ giữa website và browser của người dùng. cookies được lưu trữ dưới những file dữ liệu nhỏ dạng text (size dưới 4k). Chúng được các site tạo ra để lưu trữ/truy tìm/nhận biết các thông tin về người dùng đã ghé thăm site và những vùng mà họ đi qua trong site.

Ưu điểm của cookie là sau khi bạn đã đăng nhập vào một hệ thống nào đó, lần sau bạn sẽ không phải đăng nhập lại nữa, nếu như bạn cho phép website đó sử dụng cookie để lưu trữ các thông tin này. Ngoài ra, một số trang web cho phép đưa bạn đến ngay trang mà bạn đang truy nhập dở dang từ lần trước nhờ đọc các thông tin trong cookie trong máy của bạn. Như vậy, cookie giúp bạn có thể truy xuất nhanh hơn, tiện dụng hơn, đúng theo các sở thích cá nhân hơn.

Nhược điểm của cookie là dễ bị lợi dụng. Người khác sử dụng máy của bạn hoàn toàn có thể đăng nhập hệ thống như vai trò của bạn. Chưa kể, các virút hoặc các chương trình lấy trộm thông tin sẽ dựa vào cookie để kiểm soát xem bạn đã từng đi đâu, làm gì và có những thông tin gì...

Câu hỏi 7

Internet browser cache là gì? Có ảnh hưởng gì tới hoạt động đăng nhập web trên máy tính như thế nào?

Trả lời:

 Thông tin từ Internet về tới máy tính sẽ được lưu trữ tại một vùng trong ổ cứng máy tính của bạn, sau đó mới hiển thị ra màn hình. Vùng lưu trữ này gọi là vùng nhớ đệm thông tin trên Internet (Internet Cache). Do vậy, nếu đã từng mở một trang web nào đó ra rồi thì khi bạn quay lại website đó thì các thông tin sẽ được tải ngay từ vùng nhớ đệm này và chỉ cập nhật những phần thay đổi.

 Ưu điểm của vùng nhớ đệm là tốc độ truy xuất rất nhanh (nếu bạn đã từng vào một trang, nhất là trang có nhiều ảnh và sau này có nhu cầu truy xuất lại) do không phải tải toàn bộ thông tin từ Internet. Vùng nhớ đệm còn giúp bạn có thể xem lại các thông tin mà bạn đã từng truy xuất nhờ kết hợp với các chức năng history (lịch sử) và work offline (làm việc không trực tuyến) sẽ nói ở phần sau.

 Nhược điểm của vùng nhớ đệm là đôi khi khiến người dùng phải xem các thông tin đã cũ nếu không để ý các thông số ngày tháng. Để tránh điều này, bạn cần thỉnh thoảng sử dụng chức năng làm tươi (refresh, sẽ nói ở phần sau) để có thể luôn luôn lấy được những thông tin mới nhất từ phía máy chủ.

 Ngoài ra, vùng nhớ đệm cũng là nơi trú chân của virút khi bắt đầu lây lan vào máy tính của bạn thông qua con đường Internet. Như vậy, bạn cần chú ý và quản lý vùng nhớ đệm thật tốt.

Một phần của tài liệu cẩm nang hỗ trợ kĩ thuật FTTx (Trang 34)