- Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội của xã Dân Chủ Tình hình chăn nuôi chung ở xã Dân Chủ
A. Tổng DT đất tự nhiên 468,09 468,09 468,
4.2.1.2. Phương thức chăn nuô
Phương thức chăn nuôi của người chăn nuôi trong xã Dân Chủ còn mang tính truyền thống, nuôi kết hợp, quy mô nhỏ.
4.2.2. Quy mô chăn nuôi
Quy mô chăn nuôi phản ánh mức độ chăn nuôi của các gia đình trong xã, tại một thời điểm nhất định. Quy mô chăn nuôi chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố sản xuất như: diện tích chăn nuôi, điều kiện kinh tế từng hộ gia đình và tập quán chăn nuôi của địa phương. Kết quả điều tra quy mô chăn nuôi của các hộ tại địa phương được trình bày bảng 4.3.
Bảng 4.3. Quy mô chăn nuôi lợn của các hộ gia đình tại xã Dân Chủ
Chỉ tiêu Quy mô Số hộ chăn nuôi Tỷ lệ (%) 1- 2 ( con) 522 54,38 3 -10 (con) 358 37,29 ≥ 11 (con) 80 8,33 Tổng số 960 100
Như vậy, qua điều tra, có 960 hộ tham gia chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, số hộ chăn nuôi quy mô 1-2 con là rất cao chiếm 54,38 % tổng số hộ chăn nuôi lợn trong xã. Trong xã chăn nuôi lợn theo quy mô ≥ 11 con còn hạn chế, điều này cần được chú trọng hơn trong việc phát triển nông thôn mới ở xã nhà.
4.2.3. Hiện trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi tại xã Dân Chủ
Các hộ chăn nuôi tại xã Dân Chủ sử dụng thức ăn cho lợn rất đa dạng.
Qua điều tra tại các hộ chăn nuôi lợn cho thấy về cơ bản, vẫn chăn nuôi theo phương thức tận dụng. Một số hộ tận dụng sản phẩm phụ từ nghề nấu rượu nhưng quy mô chăn nuôi cũng chỉ ở mức vừa và nhỏ. Một số ít các hộ mua nguyên liệu
cùng men ủ vi sinh để tự phối trộn thành thức ăn có chất lượng cũng khá khả quan, đàn lợn khỏe mạnh, nhanh lớn hơn là chăn nuôi với cám nấu thủ công.
Nói chung, việc sử dụng thức ăn cho lợn của các hộ trong xã là rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và quy mô chăn nuôi của từng hộ.
Điều này được thể hiện qua bảng 4.4.
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng thức ăn chăn nuôi
Loại thức ăn Đơn vị Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng hộ điểu tra Hộ 960 100 Cám cho ăn thẳng: + Cargill Hộ 120 12,5 + New hope Hộ 198 20,63 +Khu hope Hộ 92 9,58 Cám đậm đặc: + Con cò Hộ 20 2,08 + New hope Hộ 47 4,9 Thức ăn tận dụng + Bã rượu Hộ 7 0,73
+ Rau xanh, gạo,
cám,ngô, thức ăn thừa Hộ 464 48,33 + Thức ăn hỗn hợp tự
phối trộn Hộ 12 1,25
Vì vậy mà ta thấy rằng, việc chăn nuôi lợn trong xã vẫn chưa thực sự phát triển, vẫn cần được đầu tư hơn nữa.
4.2.4. Quy mô chuồng trại chăn nuôi lợn
Chuồng trại là mọt trong những khâu rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh và giúp sự tăng trưởng hợp lý cho đàn lợn nói riêng và vật nuôi nói chung. Tạo môi trường tiểu khí hậu trong chuồng nuôi tốt, sạch sẽ, khô ráo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông là góp phần giảm những bệnh từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể vật nuôi. Do vậy, loại hình chuồng trại ngoài phản ánh trình độ nhận thức, điều kiện kinh tế mà còn đóng vai trò phòng chống dịch bệnh.
Bảng 4.5: Loại hình chuồng trại của các hộ tại xã Dân Chủ Loại chuồng Các hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 43 4,48 2 701 73,02 3 216 22,5 Tổng 960 100 Trong đó:
Chuồng loại 1: là những chuồng được xây chắc chắn, mái ngói hoặc mái tôn, nền chuồng bằng xi măng có độ dốc vừa phải. chuồng sạch sẽ, khô ráo. Hệ thống thoát nước, thải phân được xử lý theo phương pháp sinh học (Biogas), lợn được uống nước bằng nước đã được lọc qua hệ thống bể lọc thông thường.
Chuồng loại 2: Là loại chuồng xây mái ngói hoặc tôn, nền xi măng chuồng tương đối sạch sẽ. Hố phân và nước tiểu ở phía ngoài chuồng.Nước uống của lợn là nước ao hoặc nước giếng khoan.
Chuồng loại 3: Là loại chuồng ẩm thấp, tình trạng vệ sinh kém, phân và nước tiểu được dồn về hố phân phía cuối chuồng.
Như vậy, qua đó ta thấy rằng quy mô chăn nuôi cũng như mức độ đầu tư vào chuồng trại của các hộ chăn nuôi đã có những khả quan nhất định (chuồng loại 2 chiếm 73,02 %) , chứng tỏ chuồng trại khá được người chăn nuôi chú trọng tới. Đây là một điều rất đáng khích lện, nhưng tỷ lệ chuồng loại 3 vẫn còn đang cao, nên vẫn cần được các ban ngành quan tâm, hỗ trợ về kĩ thuật cũng như vốn vay cho người dân để hoàn thiện hơn quy trình phát triển chăn nuôi lợn ở xã nhà.
4.3. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại xã Dân Chủ
4.3.2. Cơ cấu tổ chức và tính hiệu quả của mạng lưới thú y xã Dân Chủ
4.3.2.1. Mạng lưới thú y
Ban thú y xã gồm 01 cán bộ có trình độ chuyên môn kĩ sư chă nuôi thú y hoạt động theo sự chỉ đạo chuyên môn và được hưởng lương hàng tháng từ ngân sách Nhà nước. mạng lưới thú y các thôn được thành lập theo quyết định của
UBND huyện và bổ nhiệm thú y thôn theo đề nghị của UBND xã. Thú y viên được nhận phụ cấp hàng tháng là 150.000 đồng. Toàn xã có 17 thú y viên cơ sở trong đó có 5 trung cấp và 12 sơ cấp.
4.3.2.2. Công tác thú y
Hàng năm, Ban thú y xã đã tổ chức các buổi tập huấn và các đợt tiêm phòng định kì 2 lần/ năm: đợt I từ 15/3 đến 30/5, đợt II từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Trước các đợt tiêm phòng cho động vật nuôi, Ban thú y xã có sự kết hợp với Ban Quản Lý các thôn thông báo đến các hộ chăn nuôi lịch tiêm phòng đồng thời thống kê đàn gia súc gia cầm theo đầu con để giao chỉ tiêu và nhiệm vụ cho thú y viên được chi tiết và có kế hoạch hơn. Do vậy, các mầm bệnh, nguồn bệnh trên địa bàn cũng được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. 4.3.2.3. Tình hình tiêm phòng cho đàn lợn nuôi tại xã Dân Chủ từ năm 2010 tới
tháng 4 năm 2013
Hàng năm theo sự chỉ đạo của Huyện, Ban thú y xã đã tổ chức tiêm phòng vacxin đầy đủ các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm tại địa huyện. Kết quả tiêm phòng vacxin cho lợn được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả tiêm phòng vacxin cho đàn lợn tại xã Dân Chủ từ 2011 tới tháng 4 năm 2013 Năm Tổng số lợn (con) Bệnh dịch tả Bệnh tụ huyết trùng Bệnh phó thương hàn Số con được tiêm phòng Tỉ lệ Số con được tiêm phòng Tỉ lệ Số con được Tiêm phòng Tỉ lệ (%) (%) (%) 2011 3000 2379 79,3 23719 79,3 2379 79,3 2012 2700 2155 79,81 2155 79,81 2155 79,81 2013 2500 1731 69,24 1731 69,24 1731 69,24 4.3.3. Điều tra tình hình bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn nuôi tại xã
4.3.3.1. Kết quả điều tra bệnh long móng lở mồm trên lợn trong xã từ tháng 1 tới tháng 4 năm 2013
Qua thời gian thực tập tại xã, chúng tôi đã theo dõi đàn lợn mắc bệnh long móng lở mồm ở các tháng trong năm 2013 và thu thập thêm số liệu từ sổ theo dõi của Ban thú y xã.
Tỷ lệ mắc LMLM cũng có sự khác nhau giữa các thôn, cụ thể vào tháng 01 thì ở cả 4 thôn đều không có dịch xảy ra. Trong khi đó tới cuối tháng 02 thì có 2 thôn là Đồng Bình và An Lại thấy có lác đác dịch xảy ra, tới tháng 03 thì cả 4 thôn đều xuất hiện lợn dịch và chết. nguyên nhân là do ý thức người dân chưa cao nên khi lợn bị dịch đã không khai báo với cấp có chức năng, còn một phần là do lợn chết chủ yếu là lợn con hoặc lợn nuôi thịt nhưng chết đột ngột nên chưa biết nguyên nhân, người dân lo lắng nhưng hiểu biết về cách phòng ngừa dịch bệnh nên dịch xảy ra lớn hơn là không thể tránh khỏi
Bảng 4.7. Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh long móng lở mồm trong thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 03 năm 2013 Thôn Tháng Đồng Bình La Xá An Lại Cao La Tổng 01 N 345 444 625 200 1614 X 0 0 0 0 0 Tỷ lệ (%) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 02 N 245 328 571 222 1366 X 9 0 6 2 15 Tỷ lệ(%) 3,67 0,00 1,05 0,90 1,09 03 N 174 235 666 237 1312 X 10 7 9 4 30 Tỷ lệ(%) 5,75 2,98 1,35 1,69 2,29 Chú thích. n: Số lợn điều tra x. Số lợn con mắc bệnh (con)
Qua kết quả bảng 4.7 tôi thấy bệnh LMLM xảy ra lẻ tẻ vào tháng 2 và phát khá mạnh vào tháng 3 của năm 2013. Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau giữa các tháng, cụ thể là vào tháng 01 là 0,00% , vào tháng 02 là 1,09%
và tháng 03 là 2,29%. Vậy tỉ lệ mắc cao nhất là vào tháng 03 do thời tiết mưa phùn kèm theo nhiệt độ chưa cao làm cho không khí ẩm, trời giá nên sức đề kháng lợn giảm, ngoài ra công tác vệ sinh của các hộ chăn nuôi còn chưa thực sự triệt để dẫn đến tỷ lệ mắc chết cao hơn.