Các giải pháp khắc phục hậu quả chạy theo lợi nhuận:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về lợi NHUẬN và vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY (Trang 25 - 29)

Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Nhưng cũng chính và chạy theo lợi nhuận mà các nhà kinh tế đã để lại hậu quả rất lớn đối với môi trường xung quanh. Quá trình cạnh tranh để thu được lợi nhuận cao nó sẽ làm cho doanh nghiệp lợi nhuận này tiếp tục phát triển, nhưng đồng thời nó làm cho doanh nghiệp kia phải kèm doanh nghiệp bị phá ản trở thành những người làm thuê và nghèo khổ mặt khác nó gây tình trạng mất việc làm của hàng loạt các công nhân trong doanh nghiệp đó, gây ra tình trạng bất ổn định với xã hội có sáo trộn về việc làm, về thu nhập của mỗi người.

Để thu được lợi nhuận nhiều hơn nữa các nhà tư bản tìm mọi cách quan tâm chi phí sản xuất, tăng thời gian lao động của công nhân làm thuê, cắt giảm mức lương, điều kiện sống và sinh hoạt của họ làm cho con người chỉ biết làm việc và không cói thời gian để quan tâm đến hạnh phúc gia đình và làm nảy sinh các rạn nứt trong gia đình. Tất cả các thủ đoạn chỉ để làm giàu cho một số ít người, họ đã giàu thì cứ giàu lên còn những người nghèo thì ngày càng nghèo hơn và làm cho xã hội phân cấp, khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách xa. Mặt khác sự canh tranh gây ra sự thù địch, đối chọi nhau làm phát sinh các tệ nạn xã hội...Ngày nay trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp đều thấy họ không có lợi do đó các doanh nghiệp cùng sát nhập bị và trở thành những tổ chức độc quyền khổng lồ, các tổ chức này tự quy định về giá cả. Do đó nó phá vỡ cạnh tranh hoàn hảo, tức là làm mất tính hiệu quả và ganh đua, mất hiệu quả về kinh tế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không chú ý đến tác động tiêu cực của chúng đến môi trường xung quanh như làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, rừng, biển...Như vậy, việc chạy theo lợi nhuận một cách đơn thuần của các doanh nghiệp sẽ mang đến nhiều tác động tiêu cực. Vì vậy để định hướng được các doanh nghiệp phải thống nhất một số quan điểm sau.

Một là, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay, sạch trơn theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Càng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần chúng ta càng thấy rõ, chừng nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, thì chừng đó chúng ta còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó.

Hai là, trong thực tế nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mọi phương án tìm cách định lượng rành mạch, máy móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, cũng như có thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân mới đều xa rời thực tế và không thể thực hiện được. Điều có sức thuyết phục hơn cả hiện nay là quan hệ phân phối phải được thể chế hóa bằng luật. Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành luật và các bộ luật thì chẳng những góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy luật làm công cụ và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, mà còn cả hành vi bóc lột nói riêng. Ai chấp hành đúng pháp luật thì được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh. Trong nhận thức, quan điểm chung nên coi đó cũng chính là mức độ bóc lột được xã hội chấp nhận, tức là làm giàu hợp pháp. Trong quản lý xã hội thì phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp để, một mặt, chống thất thu thuế, mặt khác, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thông qua Nhà nước và bằng các "kênh" phân phối lại và điều tiết thu nhập xã hội. Thiết nghĩ, đây là một hướng tiếp cận vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức giáo điều, phi biện chứng về quan hệ bóc lột, cũng như việc vận dụng nó trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc giải phóng sức sản xuất, tạo động lực phát triển kinh tế và chủ động hội nhập thành công với nền kinh tế quốc tế.

Ba là, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó cần thực hiện một số giải pháp sau.

Thứ nhất: Xây dựng môt hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định quá trình sản xuất, thực hiện hướng dẫn, giám sát, khống chế đối với thị trường, bổ khuyết những nhược điểm và thiếu sót của bản thân kinh tế thị trường muốn vậy chúng ta phải: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế. Xây dựng đồng bộ hệ thống các loại thị trường. Kiểm soát và điều tiết các loại thị trường một cách có hiệu quả. Trong toàn bộ sự tuần hoàn, tư bản sản xuất là tư bản cổ điển, nhưng nó là cái trục để các tư bản chức năng khác xoay quanh nó để sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư. Trong hệ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa các loại tư bản đó luôn vận động trong mối quan hệ ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau của tư bản sản xuất, tư bản tiền tệ và tư bản thương mại thông qua sự vận hành thông suốt của thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa.

Với những phân tích trên đây cho thấy, cấu trúc của tư bản và cấu trúc của hệ thống thị trường có sự tương đồng và liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Một mặt, các loại thị trường phát sinh và phát triển gắn với sự

phát sinh phát triển của các loại tư bản chức năng và tư bản đặc thù trong tổng tư bản xã hội, mặt khác sự vận động của các loại tư bản này lại thông qua các loại thị trường. Sự phát triển của các loại tư bản và các loại thị trường là biểu hiện của sự phát triển của hệ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhưng đến lượt mình, sự phát triển của tổng thể các loại thị trường, của các tư bản đặc thù lại là nội dung hợp thành hệ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự hình thành, phát triển của các tư bản đặc thù và các loại thị trường trong cấu trúc tổng thể của tư bản xã hội như thị trường sức lao động, thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường bất động sản, tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản tiền tệ, tư bản kinh doanh nông nghiệp có tính chất hệ thống và đồng bộ.

Do vậy, chúng ta cần nhận thức rõ điều này trong xây dựng đồng bộ các loại thị trường ở nước ta hiện nay. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Sự

thiếu đồng bộ trong việc xây dựng và hoàn thiện các loại thị trường không chỉ gây khó khăn cho sự vận động của các yếu tố sản xuất mà còn làm cho sự phát triển của nền kinh tế mất cân đối, gây lãng phí các nguồn lực.

Thứ hai: Xây dựng hệ thống thị trường có tính cạnh tranh lành mạnh giá cả phải do thị trường quyết định, bảo đảm tự do lưu thông các loại hàng hoá và yếu tố sản xuất, tránh cạnh tranh không lành mạnh

Thứ ba: Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật, các chế tài quy định về môi trường, quy định mức ô nhiễm cho phép. Sử lý nghiêm minh nhũng doanh nghiệp vi phạm về vấn đề môi trường.

Thứ tư: Phải kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng và An ninh, Quốc phòng và An ninh với kinh tế.

KẾT LUẬN

Lợi nhuận ra đời và phát triển cùng sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hóa. Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau của các học giả kinh tế về lợi nhuận, song vì yếu tố này hay yếu tố khác mà các quan điểm đó chưa trở thành khoa học thực sự. Chỉ tới khi học thuyết kinh tế Mác ra đời, với việc phát hiện ra tính hai mặt của lao đông sản xuất hàng hóa, Mác đã giạ quyết triệt để lý luận giá trị, trên cơ sở đó Mác đã nghiên cứu ra học thuyết lý luận giá trị thặng dư và làm sáng tỏ lý luận về lợi nhuận. Hiện nay trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, một mặt chúng ta thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế dựa trên các hình thức khác nhau về sỏ hữu tư liệu sản xuất. Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều muốn đạt được lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh là vấn đề khách quan. Song để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế đòi hỏ chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm một mặt khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh, làm giàu ở những lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Mặt khác cũng phải hạn chế và khăc phục những tác đông tiêu cực của việc chạy theo lợi nhuận đơn thuần làm tác động xấu đến xã hội và an ninh chính trị, quốc phòng của đất nước.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH tế CHÍNH TRỊ QUAN điểm của CHỦ NGHĨA mác lê NIN về lợi NHUẬN và vận DỤNG vào PHÁT TRIỂN KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY (Trang 25 - 29)