Với phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát về các thuốc kháng động kinh. Kết quả khảo sát của chỉ tiêu này được trình bày tại bảng 3.7.
stt
Thuốc sử dụng
n Tỉ lệ %
Tên thuốc Dạng dùng Đường
dùng 1 Diazepam ống 10mg Tiêm 24 10,81 Viên 5mg Uống
2 Phenyltoin Viên 100mg Uống 4 1,8
3 Phenobarbital Viên 100mg Uống 170 76,57 Viên 10mg Ống 100mg Tiêm
4 Topiramat Viên 25mg Uống 6 2,7
5 Valproate Viên 200mg Uống 165 74,32 Hỗn dịch 200mg/ml Bảng 3. 7 Các thuốc được sử dụng
Nhận xét: Từ bảng 3.7 cho thấy valproat và phenobarbital được sử dụng nhiều nhất, tần suất sử dụng 2 thuốc này lớn hơn hẳn so với các thuốc còn lại.
3.2.2. Các thuốc có tần suất sử dụng lớn:
Từ kết quả khảo sát valproat và phenobarbital được sử dụng với tần suất lớn, chúng tôi tiến hành khảo sát liều dùng /24h của hai thuốc này và đánh giá tính phù hợp của liều dùng so với khuyến cáo trong Dược thư Quốc gia. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.8.
Stt Tên thuốc Liều khuyến cáo Liều chỉ định phù hợp Không phù hợp n % n % 1 Valproate (n=165) Tối đa 60mg/kg Tối đa 1200mg 165 100
2 Phenobarbital (n=170) NL: 60- 250mg 100- 200mg 151 88,82 T.E: 1- 6mg/kg Tối đa: 200mg Tối thiểu: 10mg Không xác định
Bảng 3. 8 Các thuốc có tần suất sử dụng lớn
Nhận xét: Từ bảng 3.8 cho thấy liều dùng được chỉ định không tính theo trọng lượng người bệnh. Về mức liều , valproat được chỉ định phù hợp với khuyến cáo chiếm tỉ lệ 100% người bệnh dùng thuốc và phenobarbital được chỉ định phù hợp với khuyến cáo chiếm tỉ lệ 88.82% người bệnh dùng thuốc. Riêng với phenobarbital có 11.18% người bệnh thuộc đối tượng trẻ em, do liều dùng không tính theo trọng lượng nên không xác định được sự phù hợp hay không phù hợp so với khuyến cáo. Không có chỉ định nào vượt liều tối đa khuyến cáo.
3.2.3. Lựa chọn thuốc kháng động kinh theo cơn động kinh
Lựa chọn thuốc phù hợp với cơn động kinh luôn là tiêu chí đầu tiên trong các khuyến cáo điều trị động kinh bằng thuốc, vì thế chúng tôi khảo sát chỉ tiêu này và so sánh với khuyến cáo tại Dược thư Quốc gia. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.9.
Thuốc Cơn động kinh
n Phù hợp KC Không phù hợp n % n % diazepam Toàn thể 12 12 100 Trạng thái 8 8 100
Không phân loại 4 4 100
Phenyltoin Toàn thể 2 2 100
Không phân loại 2 2 100
Phenolbarbita l
Cục bộ 34 34 100
Toàn thể 87 87 100
Trạng thái 9 9 100
Valproate
Cục bộ 49 49 100
Toàn thể 68 68 100
Không phân loại 53 53 100
Bảng 3. 9 Lựa chọn thuốc kháng động kinh theo cơn động kinh Nhận xét: Từ bảng 3.9 cho thấy, các thuốc được lựa chọn đều phù hợp với khuyến cáo.
3.2.4. Các phác đồ điều trị được áp dụng:
Không có phác đồ chung cho điều trị động kinh vì còn phụ thuộc vào thể động kinh, kinh nghiệm của thày thuốc, sự chấp nhận của người bệnh…do đó chúng tôi khảo sát tất cả các phác đồ điều trị đã được áp dụng trong mẫu nghiên cứu để có thể thấy được một cách đầy đủ thực trạng sử dụng thuốc. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.1. Loại phác đồ n % Chi tiết sử dụng phác đồ Thuốc trong phác đồ n % Đơn trị liệu 101 45,49 PĐ1: Phenolbarbital 54 24,03 PĐ2: Valproat 47 21,46
Đa trị liệu
2 thuốc 97 43,69 PĐ3: Valproat + Phenolbarbital 87 39,41 PĐ4: Valproat + Phenytoin 4 1,71 PĐ5: Phenolbarbital + Diazepam 4 1,71 PĐ6: Valproat + Diazepam 2 0,86 Đa trị liệu
3 thuốc 24 10,82
PĐ7: Valproat + Phenolbarbital 18 8,33 PĐ8: Valproat + Phenolbarbital
+ Topiramat 6 2,49
Cộng 222 100 222 100
Hình 3.1: Các phác đồ điều trị
Nhận xét: Từ bảng 3.10 và hình 3.1 cho thấy đa trị liệu được sử dụng nhiều hơn, chiếm tỉ lệ 54.51%, trong đó đa trị liệu với 2 thuốc chiếm 43,69%, với 3 thuốc chiếm 10,82%. Trong các phác đồ đơn trị liệu chỉ có 2 thuốc được sử dụng là phenobarbital chiếm tỉ lệ 24,03% và valproat chiếm tỉ lệ 21,46%. Có 3 phác đồ được sử dụng nhiều nhất là PĐ 1, PĐ 2 và PĐ 3.
3.2.5. Thời gian điều trị nội trú:
Thời gian điều trị động kinh nội trú tại bệnh viện cũng không có giới hạn cụ thể mà chủ yếu phụ thuộc vào đáp ứng của người bệnh với phác đồ được áp dụng và kinh nghiệm của bác sĩ điều trị. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.11.
Stt Thời gian điều trị n %
1 < 10 ngày 23 10,36
2 10 đến 30 ngày 91 40,99
3 30 đến 60 ngày 97 43,69
4 Trên 60 ngày 11 4,96
Cộng 222 100
Bảng 3. 11 Thời gian điều trị nội trú
Nhận xét: Từ bảng 3.11 cho thấy thời gian điều trị từ 30 đến 60 ngày là chủ yếu, chiếm tỉ lệ 43,69%. Tiếp theo là thời gian điều trị từ 10 đến 30 ngày chiếm tỉ lệ 40,99%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy thời gian điều trị ít nhất là 1 ngày và nhiều nhất là 72 ngày.
3.2.6. Vấn đề giám sát điều trị:
Chúng tôi khảo sát các biện pháp giám sát điều trị đã được thực hiện trong mẫu nghiên cứu, đó là xét nghiệm chức năng gan và theo dõi ADR.
Stt Biện pháp giám sát điều trị Số liệu thực hiện
N %
1 Xét nghiệm chức năng gan trước điều trị 222 100 2 Theo dõi ADR ( số ADR được phát hiện) 4 1.8
Bảng 3. 12 Vấn đề giám sát điều trị
Nhận xét: Từ bảng trên cho thấy xét nghiệm chức năng gan trước điều trị được thực hiện với tỉ lệ 100% trong mẫu nghiên cứu. Qua khảo sát chúng tôi thấy 4 ADR được phát hiện đều là mức độ nhẹ, sau khi điều trị người bệnh đã hồi phục.
3.2.7. Kết quả điều trị:
Kết quả điều trị được đánh giá dựa trên lâm sàng không còn biểu hiện cơn (ổn định) khi ra viện.
Stt Cắt cơn tạm ổn( tạm ổn) Không cắt cơn Tử vong
1 n % N % n %
2 222 99.55 1 0.45 0 0
Tổng 222 100 0 0 0 0
Bảng 3. 13 Kết quả điều trị
Nhận xét: Từ bảng 3.13 cho thấy, kết quả điều trị ổn định chiếm tỉ lệ rất lớn 99.55 % ngoài ra có một tỉ lệ nhỏ người bệnh không cắt được cơn chiếm 0.45%, không có người bệnh tử vong.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Qua nghiên cứu trên 222 bệnh án điều trị động kinh tại bệnh viện Tâm thần Thành phố Đà nẵng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1.Đặc điểm người bệnh động kinh điều trị tại bệnh viện Tâm thần Đà nẵng năm 2016:
- Bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ 56.31% và bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ 43.69%.
- Ít tuổi nhất là 2 tháng tuổi và cao tuổi nhất là 73 tuổi. Nhóm tuổi có số lượng người bệnh lớn nhất là người trường thành 18 đến 40
- Triệu chứng chính của người bệnh khi nhập viện là co giật chiếm tỉ lệ 93.24%. Ngoài ra, có 9 người bệnh nhập viện với triệu chứng rối loạn tâm thần và 6 người bệnh nhập viện với các triệu chứng khác.
- Có 16 người bệnh có tiền sử chấn thương sọ não, 9 người bệnh có tiền sử viêm não và 7 người bệnh có tiền sử sốt cao co giật.
- Ghi điện não đồ được thực hiện trên 100% người bệnh, trong đó 97 người bệnh có hình ảnh sóng động kinh trên điện não đồ và 125 người bệnh có điện não đồ bình thường.
- Động kinh toàn thể chiếm tỉ lệ 47.75% , động kinh cục bộ chiếm tỉ lệ 23.87%, động kinh không phân loại chiếm tỉ lệ 23.87% và trạng thái động kinh chiếm tỉ lệ 4.51% - Tỉ lệ người bệnh được ghi nhận dung thuốc kháng động kinh theo sổ ngoại trú là 205, không được ghi nhận lại là 17.
2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị động kinh tại bệnh viện Tâm thần Đà nẵng năm 2016:
- Có 5 loại thuốc kháng động kinh được sử dụng. Hai thuốc được sử dụng nhiều nhất là phenobarbital chiếm tỉ lệ 88.82% và valproat chiếm tỉ lệ 100%.
- Các thuốc kháng động kinh được lựa chọn phù hợp với cơn động kinh và thể bệnh chiếm tỉ lệ 100%.
- Có 3 phác đồ điều trị được áp dụng, trong đó phác đồ được sử dụng nhiều nhất là phác đồ đa trị liệu với phenobarbital và valproat chiếm tỉ lệ 39.41%, phác đồ đơn trị liệu với phenobarbital chiếm tỉ lệ 24.03% và đơn trị liệu với valproat chiếm tỉ lệ 21.46%.
- Thời gian điều trị ít nhất là 4 ngày và nhiều nhất là 72 ngày.
- Có 2 biện pháp giám sát điều trị được áp dụng, đó là xét nghiệm chức năng gan trước điều trị và theo dõi ADR. Tỉ lệ người bệnh được làm xét nghiệm chức năng gan trước điều trị là 100%. Số ADR được phát hiện là 4
- Tỉ lệ người bệnh tạm ổn định ra viện là 99.55%, không cắt cơn là 0.45%, không có tử vong.
Kiến nghị:
- Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng cần chú trọng việc tuyên truyền kiến thức về động kinh, đặc biệt là các yếu tố nguy cơ để người dân biết và phòng tránh.
- Vấn đề giám sát điều trị bằng xét nghiệm chức năng gan cần thực hiện cả trước và trong điều trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS.Lê Thị Luyến, (2010).Bệnh học.Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.trang325-326 2. Trường đại học Y Hà Nội-Bộ môn Thần Kinh (2005),Động kinh,Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.trang13-37,57-72,95-97.
3. Phan Thị Kim Ngân, (2013). Khảo sát sử dụng thuốc điều trị động kinh bệnh viện Thái Nguyên năm 2010. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1. Đại học dược Hà Nội. < http://123doc.org/document/2925766-khao-sat-viec-su-dung-thuoc-dieu-tri-
dong-kinh-tai-benh-vien-tam-than-thai-nguyen-nam-2010.htm >. [19/06/2017].
4. Học viện Quân Y-Bộ môn nội thần kinh (2003). Bệnh học thần kinh, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội
5. PGS.TS. Mai Phương Mai, (2008).Dược lý học. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học.Trang128-132.
6. PGS.TS Vũ Anh Nhị, Thần kinh học, TP.HCM: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM.trang 303-304.
7. PGS.TS. Trần Mạnh Hùng. Dược lý 1- phần slide thuốc trị động kinh, 8. Điều trị các hội chứng động kinh thường gặp – sử dụng thuốc. <
Phụ lục 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN Số:…..
1. Số lưu trữ bệnh án:...
2. Họ và tên người bệnh:………. …………..…. Tuổi:… □ Nam □ Nữ 3.Địa chỉ: ...
4. Ngày vào viện:………
5. Ngày ra viện:...
6. Lý do nhập viện:...
7. Các nguyên nhân gây độngkinh:...
8. Kết quả điện não đồ:...
9. Chuẩn đoán:...
9. Tiền sử dùng thuốc kháng động kinh: □ Chưa dùng □ Được ghi nhận lại □ Không được ghi nhận lại 10. Các thuốc sử dụng: STT Tên thuốc-Hàm lượng Đường dùng Liều dùng 1 Diazepam 2 Phenobarbital 3 Phenytoin 4 Valproat 5 Topiramat 11. Phác đồ điều trị ban đầu:...
12. Phác đồ điều trị sau: (ghi rõ từng PĐ được áp dụng):...
...
...
13. Biện pháp giám sát điều trị:...
14. Tác dụng không mong muốn của thuốc:...