TFR giảm sâu dưới mức sinh thay thế nhưng khác nhau lớn theo khu vực, vùng miền, các tỉnh và các nhóm xã
hội, [1].
Khuyến nghị 1: Chương trình KHHGĐ cần tập trung vào các vùng có mức sinh cao, không “dàn trải” như 20 năm về trước. KHHGĐ cần chuyển từ bề rộng sang bề sâu, từ số lượng sang chất lượng dịch vụ.
TFR giảm sâu, dưới mức sinh thay thế, trong một quốc gia nông nghiệp, ảnh hưởng Nho giáo nặng nề, kỹ thuật lựa chọn giới tính khá phổ biến, …, do đó, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ là nguy cơ thường trực, [1]..
• Khuyến nghị 2: Đẩy mạnh truyền thông góp phần nâng cao nhận thức và thái độ ủng hộ bình đẳng giới, tăng cường giám sát thực thi pháp luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi, lồng ghép giới vào các kế hoạch phát triển.
Mức sinh giảm là nguyên nhân chính mang lại “cơ
cấu dân số vàng” cho Việt Nam. Cơ cấu này sẽ kéo
dài trong khoảng 30 - 32 năm tới [1].
Khuyến nghị 2: Các chiến lược phát triển kinh tế xã
hội phải chủ động thích ứng với xã hội mức sinh thấp, lồng ghép sự biến động quy mô, cơ cấu dân số trong các kế hoạch phát triển, đặc biệt tận dụng lợi thế “cơ cấu dân số vàng” thông qua chính sách
Y tế, Giáo dục và Đào tạo, mở rộng việc làm. Chú
trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bù đắp cho việc thiếu hụt về số lượng trong tương lai.
TFR giảm sâu, dưới mức sinh thay thế, trong một quốc gia nông nghiệp, ảnh hưởng Nho giáo nặng nề về tâm lý “ưa thích con trai”, kỹ thuật lựa chọn giới tính khá phổ biến,…, do đó mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ là nguy cơ thường trực, [1]..
Khuyến nghị 3: Đẩy mạnh truyền thông góp
phần nâng cao nhận thức và thái độ ủng hộ bình đẳng giới, tăng cường giám sát thực thi pháp
luật về cấm lựa chọn giới tính thai nhi, lồng ghép giới vào các kế hoạch phát triển.
Mức sinh thấp và tuổi thọ ngày càng tăng, già hóa diễn ra nhanh. Tuy nhiên, gia đình ít con, di cư, phụ nữ tham gia hoạt động kinh tế -xã hội (ngoài nhà) với tỷ lệ cao làm cho việc chăm sóc người cao tuổi trong khuôn khổ gia đình sẽ gặp khó khăn. Trong khi đó 70% dân số sống tại nông thôn, gia đình truyền thống vẫn là khuôn mẫu phổ biến.
• Khuyến nghị 4: Đẩy mạnh truyền thông để thay đổi
nhận thức và thái độ xã hội đối với việc chăm sóc người cao tuổi. Nhà nước cần hỗ trợ tối đa cho qúa trình đa dạng hóa các hình thức chăm sóc người cao tuổi, thông qua các chính sách đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo nguồn nhân lực, trợ giúp trang thiết bị cho các Trung tâm chăm sóc người cao tuổi, kể cả Trung tâm tư nhân.
Việt Nam đã có khoảng 10 năm đạt được mức sinh thay thế, hiện đang có dấu hiệu giảm sâu. Tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện xấp xỉ 80%.
Khuyến nghị 5:
Có thể thay thế chỉ tiêu giảm sinh trong các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm bằng các chỉ tiêu khác phản ảnh chất lượng dân số.