3. Tác động của quan hệ Trung – Mỹ 1 Đối với thế giới và khu vực.
3.2. Tác động đối với Việt Nam.
Việt Nam không phải là một quốc gia lớn nhưng lại có vị trí quan trọng ở khu vực Động Nam Á và giữ vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc. Do đó Việt Nam chịu ảnh hưởng và tác động đáng kể bởi sự biến động trong quan hệ giữa hai nước này. Một bên là Trung Quốc, một nước láng giềng với quan hệ truyền thống hàng nghìn năm, một
bên là Mỹ hùng mạnh có lịch sử hiềm khích trong chiến tranh Việt Nam và quan hệ đối tác trong giai đoạn bình thường hóa. Bước sang những thập niên đầu tiên của thế kỷ mới Mỹ và Trung Quốc đều có sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực Đông Nam Á, bán đảo Đông Dương cũng như Việt Nam là những đối tượng mà hai nước đều muốn tranh giành ảnh hưởng. Đối với Mỹ, trong quan hệ Mỹ - Việt - Trung, thái độ của quốc gia này đối với Việt Nam thoải mái hơn Trung Quốc. Tuy Mỹ cần sự hợp tác từ phía Trung Quốc nhưng Mỹ vẫn coi Trung Quốc là kẻ cạnh tranh tìm ẩn, trong khi đó Việt Nam lại không được coi là mối đe dọa đối với nền an ninh nước Mỹ và ngược lại, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong trật tự chính trị - quân sự đang hình thành ở Châu Á – Thái Bình Dương. Giữa Mỹ và Việt Nam không có xung đột về mặt lãnh thổ, do đó Mỹ áp dụng chính sách ngoại giao thân thiện như mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế, hợp tác trao đổi văn hóa, khoa học. Tuy nhiên, cũng cần phải cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, luôn lăm le lật đổ chính quyền hiện nay. Trong khi đó Trung Quốc và Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ trong tất cả các lĩnh vực. Biên giới Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc lại là quốc qua có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực.
Những động thái của Mỹ và Trung Quốc khiến Việt Nam gặp không ít khó khăn, đặc biệt khi cả hai nhận thức được vai trò của Việt Nam trong khu vực Mỹ và Trung Quốc tìm mọi cách với mục đích lôi kéo, khống chế đối với Việt Nam nhằm tạo ảnh hưởng lên bán đảo Đông Dương và khu vực Đông Nam Á. Mọi cử chỉ mà Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ với Mỹ hoặc Trung Quốc đều trở thành vấn đề nhạy cảm đối với cả hai. Đặc biệt là khi quan hệ giữa Mỹ - Trung trở nên căng thẳng thì Việt Nam phải đối phó với áp lực từ phía Trung Quốc vì nước này muốn Việt Nam ngã về phía mình, còn khi Trung – Mỹ chủ trương hợp tác với nhau, Việt Nam sẽ thành con bài mặc cả cho những lợi ích riêng của hai nước này.
Trong thời gian Obama lên cầm quyền nước Mỹ, đó là khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn, thời gian đó đủ để chúng thay nhận thấy sự đổi thay do tác động trong chính sách đối ngoại mới mà tổng thống Obama cùng chính quyền của ông đã làm, trong đó cũng có những điều chỉnh về mặt đối ngoại đối với Trung Quốc.
Quan hệ Trung – Mỹ có vai trò quan trọng không chỉ với riêng hai nước mà còn đối với các nước thuộc các khu vực khác nhau trên thế giới. Quan hệ song phương từ Mỹ - Trung Quốc là nền tảng vững chắc và một tương lai với những triển vọng và cơ hội. Những nhân tố tích cực thúc đẩy quan hệ hai nước, nhưng vẫn còn những nhân tố tiêu cực làm ảnh hưởng mối quan hệ hai nước xuất phát từ sự khác nhau về chế độ xã hội, về ý thức hệ, quan niệm giá trị cũng như chuẩn mực đạo đức. Trong bối cảnh đó, hai nước cần có những bước đi vững chắc phù hợp với lợi ích chung của hai bên.
Kể thừ khi chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô, thì quan hệ Trung – Mỹ trở thành mối quan tâm nhiều nhất của các nước trên thế giới bởi đây là hai cường quốc đại diện cho hai mô hình xã hội tiêu biểu triển thế giới hiện nay: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Thời gian đầu quan hệ hai nước khá ổn định, thời gian sau cho đến hiện nay đã không còn ổn định nhưng vẫn trong thế kiềm chế không phá vỡ thế cục giữa hai nước. Hiện nay, những lợi ích trong hợp tác phát triển kinh tế, thương mại là yếu tố gắn kết hai nước nhưng không ai có thể nói trước được những mâu thuẫn về lợi ích chiến lược, sự tập hợp lực lượng tranh giành ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới giữa hai nước. Nếu như nền kinh tế Mỹ lại rơi vào cuộc suy thoái một lần nữa, hệ thống đồng đô la Mỹ bị sụp đổ thì Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, nền kinh tế thế giới bao gồm cả Trung Quốc đều sẽ gặp khó khăn, phía Mỹ cũng vậy.
Nhưng những nhân tố khác cũng quyết định không nhỏ tới việc duy trì mối quan hệ hai nước ổn định và bền vững. Mỹ và Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ những lợi ích của quốc gia mình. Có thể bên trong họ luôn ngấm ngầm đối đầu nhưng bên ngoài vẫn tỏ ra hợp tác hữu nghị. Bản chất thật sự của mối quan hệ này là hợp tác, lợi dụng và kiềm chế lẫn nhau. Bất cứ động thái nào cho dù là hòa diệu hay căng thẳng đến từ hai nước đều có ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thế giới và khu vực.
Đối với Việt Nam, do tính nhạy cảm trong quan hệ Trung – Mỹ nên việc lựa chọn chính sách đối ngoại hợp lý là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Việt Nam vừa phải tập trung xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội, tăng cường sức mạnh quốc gia, đồng thời phải căng nhắc giữ mối quan hệ hòa hảo với hai ông lớn Mỹ - Trung. Riêng những lĩnh vực bất đồng giữa Việt Nam với Mỹ - Trung, Việt Nam cần phải tận dụng vai trò của ASEAN để tạo tiếng nói chung tạo cơ sở xử lý các tình huống bất lợi phát sinh. Trong nhiều năm qua Việt Nam luôn chịu áp lực từ Mỹ và Trung Quốc do đó việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa hai nước và diễn biến thời cuộc để đưa ra những chủ trương đối ngoại kịp thời, thích hợp. Đường lối đối ngoại cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc là chính sách mà Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn duy trì và hướng tới. Việt Nam sẽ tận dụng tối đa những cơ hội mà quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Mỹ mang lại, đồng thời đề phòng các tác động nguy hại có thể xảy ra. Ngoài ra Việt Nam cũng xây dựng các mối quan hệ với những quốc gia khác như Nhật Bản, Nga,… tạo nên mối quan hệ đa phương linh hoạt ràng buộc lẫn nhau làm cơ sở cho sự nghiệp giữ vững nền độc lập, chủ quyền quốc gia, góp phần vào sự hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Trường, Thế giới thời hậu chiến tranh lạnh, Nxb Tri thức, 2010. 2. “Hiện tại và tương lai của quan hệ Trung - Mỹ” (26/11/2012).
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/2265-quan-he-trung-my-va- cuc-dien-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong
3. “Quan hệ Trung - Mỹ và cục diện khu vực châu Á - Bình Dương” (13/12/2011).
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/2265-quan-he-trung-my-va- cuc-dien-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong
4. “Ý nghĩa thực chất việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á-Thái Bình
Dương” (15/12/2011).
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/2272-y-ngha-thc-cht-vic-m-
chuyn-trng-tam-sang-chau-a-thai-binh-dng.
5. “Trung Quốc bỏ mặt nạ “trổi dậy hòa bình” (30/6/2010),
http://www.nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/961-trung- quoc-bo-mat-na-qtroi-day-hoa-binhq
6. “Giai đoạn mới trong xu hướng cạnh tranh và hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ” (25/1/2011),
http://tapchicongsan.org.vn/Home/The-gioi-van-de-su-
kien/2011/2339/Giai-doan-moi-trong-xu-huong-canh-tranh-va-hop-tac- giua.aspx
7. “Siêu cường số 1-giấc mộng trăm năm của Trung Quốc (tiếp theo)” (15/2/2011),
http://www.nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1281-sieu- cng-s-1-gic-mng-trm-nm-ca-trung-quc-tip-theo
8. “Sự nguy hiểm của một Trung Quốc đang trổi dậy” (11/3/2011),
http://www.nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-trung-quoc/1301-bui-gai- va-mat-dang