I. Kết luận:
Với việc vận dụng linh hoạt các giải pháp, biện pháp nói trên, trong thời gian qua, bản thân tôi rất vinh dự khi đã được góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho nhà trường và cho huyện M’đrắk. Công việc đó đã góp phần thúc đẩy phong trào thu đua Dạy
tốt – học tốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng
giáo dục mũi nhọn nói riêng.
Qua quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy đây là một công việc hết sức khó khăn diễn ra trong một quá trình lâu dài, liên tục . Để “sản phẩm” lao động đạt chất lượng cao, mang lại thành tích cho nhà trường và niềm vui nghề nghiệp, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thật sự chịu khó tìm tòi, tích lũy và sáng tạo không ngừng. Phải nói thẳng rằng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không thể chỉ diễn ra trong vẻn vẹn mấy tháng học mà đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch tuyển chọn và bồi dưỡng dài hơi ngay từ khi các em còn học các lớp dưới. Hơn nữa, giáo viên nắm vững chương trình môn học ở bậc THCS và chủ động tham khảo các đề thi học sinh giỏi các cấp để biên soạn nội dung bồi dưỡng hợp lý, có hiệu quả. Nội dung bồi dưỡng nên xoay quanh phép tu từ - cảm thụ văn học – tập làm văn. Ở mỗi nội dung ấy, nên đi theo hai phần: hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức và thực hành, vận dụng.
Có lẽ sáng kiến kinh nghiệm này chưa thực sự sâu sắc và có sức thuyết phục cao, nhưng qua bảng so sánh trên đã cho thấy được về chất lượng học tập, thi cử của học sinh. Vì vậy, tôi hi vọng và tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự tìm tòi, khả năng sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của thầy và trò, chất lượng bồi dưỡng ngày sẽ được nâng cao hơn nữa, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong toàn tỉnh nhà.
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một hoạt động bổ ích và thiết thực trong
việc cải tiến phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn. Để công việc này đạt hiệu quả cao, với kinh nghiệm thực tế, tôi nhận
thức được rằng:
- Bộ phận chuyên môn cần có sự sắp xếp chuyên môn hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bồi dưỡng tiếp xúc với học sinh qua bài dạy trên lớp ít nhất là từ hai năm trở lên. Có nhiều thời gian trực tiếp dạy các em, chắc chắn giáo viên sẽ chọn lọc và thành lập đội tuyển sớm hơn và có chất lượng hơn.
- Nhà trường cần có quy chế bồi dưỡng và thường xuyên quan tâm theo dõi, động viên, khích lệ kịp thời.
- Cần huy động tập trung trí tuệ của đội ngũ giáo viên văn trong nhà trường cùng biên soạn nội dung bồi dưỡng.
M’đrắk, ngày 07 tháng 02 năm 2012
Người viết:
Trần Đăng Hảo
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếp nhận văn học – NXB GD - 1997 2. Muốn viết bài văn hay - NXB GD - 1999
3. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận - NXB GD - 2000
4. Bồi dưỡng học sinh giỏi văn THCS - NXB GD - Đỗ Ngọc Thống chủ biên 5. Bộ đề thi học sinh giỏi các cấp của các tỉnh/ thành trong nhiều năm (sưu
tầm trên in-tơ-nét)
6. Website của một số thầy (cô): cô Đỗ Hoa (tỉnh Hà Nam), cô Mai Phương (Hà Nội), thầy Chu Quý (Bắc Giang), …
7. Tài liệu Hội thảo khoa học về xây dựng và đánh giá sáng kiến kinh