Xã Minh Tân

Một phần của tài liệu BAO CAO THUC TE 2009 (Trang 25 - 34)

1. Những kết quả đã đạt được

1.1 Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt: 12,2% (Đại hội đề ra 11%).

+ Tổng giá trị GDP từ 22,2 tỷ đồng, năm 2000 lên 36,3 tỷ đồng năm 2004, dự kiến năm 2005 đạt 41 tỷ đồng ( Đại hội đề ra là 30 tỷ đồng (VNĐ)).

+ Thu nhập đầu người từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 6,4 triệu đồng/người/năm năm 2004, (Đại hội đề ra 5,6 triệu đồng (VNĐ). Dự kiến năm 2005 đạt 7,2 triệu đồng/người.

Về cơ cấu kinh tế:

Đại hội đề ra:

+ Nông nghiệp: 48% ,đạt 50%.

+ Tiểu thủ công nghiệp: 17% ,đạt 20%. + Thương nghiệp, dịch vụ: 35% , đạt 30% . a- Về nông nghiệp:

+ Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt lịch gieo cấy, tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng trực tiếp vào trồng trọt. Gieo cấy đúng thời vụ và đảm bảo 100% diện tích; do vậy chúng ta đã giành thắng lợi cả 3 chỉ tiêu về: diện tích, năng suất và sản lượng.

năm 2003. Vụ đông xuân năm 2005 năng suất đạt 66,5 tạ/ha.

Sản lượng lương thực đạt từ 4496 tấn năm 2001 lên 4677 tấn năm 2003, năm 2004 có giảm là do diện tích canh tác đã chuyển đổi 26,9 ha sang mô hình trang trại. Bình quân lương thực đầu người hàng năm đạt 815kg (chỉ tiêu đại hội 820kg).

Trong nông nghiệp cơ cấu vật nuôi cây trồng có sự thay đổi đáng kể, nhất là một bộ phận diện tích cấy lúa kém hiệu quả được chuyển đổi thành mô hình trang trại, chủ yếu là cây trồng, nuôi lợn, nuôi cá...Tổng số chuyển đổi trong quy hoạch là 73 dự án với diện tích là 26,96 ha, trong đó đã có 44 dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Đối với trồng cây vụ đông: Có xu hướng giảm dần từ chỗ 25% diện tích xuống còn 15-20% diện tích năm 2002-2003, năm 2004 diện tích có tăng trở lại, nhưng vẫn chưa đưa được cây trồng mới, mà chủ yếu vẫn là bí xanh, bí đỏ, ngô và rau màu. Vì vậy trị giá cây đông hàng năm thu nhập chưa cao mới đạt khoảng 700 triệu đồng.

* Về trồng cây trong nhân dân: Các giống cây có giá trị như nhãn, vải vẫn cho thu nhập khá, hàng năm cho thu nhập đạt trên 1tỷ đồng.

* Về chăn nuôi:

+ Nhìn chung đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đàn trâu bò vẫn giữ ở mức 160-190 con, 100% là bò lai sind, xã đã có 9con bò sữa hiện đang bắt đầu cho sữa. Đàn lợn nái trung bình có khoảng 450 con, lợn thịt luôn ở mức 3500 con tiêu biểu mô hình chăn nuôi lợn là đảng viên: Đỗ Đức Nhuần Chi bộ Bắc Duyệt Lễ.

+ Đàn gia cầm những năm qua do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nhưng địa bàn xã nhà vẫn giữ được sự phát triển. Đàn vịt, ngan có nhiều hộ chăn nuôi với số lượng nhiều lên tới hàng nghìn con, vì vậy đàn gia

súc, gia cầm bình quân hàng năm đạt ở mức 75-85.000 con.

+ Về chăn nuôi thuỷ sản là một đột phá mới trong khai thác lợi thế của địa phương liền sông nước. Những năm qua việc chăn nuôi thâm canh cá đã cho thu nhập khá, các giống cá mới như Rôphi, Cá chim trắng, Trê lai,..., do đó nhiều hộ giàu lên nhờ vào nuôi cá. Tổng sản lượng cá tăng năm 2001 đạt 75 tấn, đến năm 2004 đã đạt 300 tấn, trị giá trên 2 tỷ đồng.

+ Cơ cấu trong nông nghiệp đã có sự thay đổi đáng kể, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển và giữ vị trí quan trọng: Nội bộ cơ cấu nông nghiệp trồng lúa và cây đông chiếm 60% - Cây cso giá trị kinh tế cao chiếm 8% - chăn nuôi chiếm 32%. Hệ số sử dụng đất bình quân hàng năm là 2,2 lần, giá trị thu trên 1ha canh tác đạt 37 triệu đồng. Ngành chăn nuôi của xã nhà đang có nhiều triển vọng và phát triển tốt.

b- Về sản xuất thủ công nghiệp - Thương nghiệp dịch vụ. * Phát triển tiểu thủ công nghiệp:

+ Cơ sở sản xuất vôi có: 19 lò sản lượng trung bình hàng năm đạt ở mức: 12.000-13.000 tấn/năm,

+ Về sản xuất vật liệu xây dựng: 8 cơ sở. + Hàn, xì, nề, mộc, xay sát có: 35 hộ.

+ Số người lao động bình quân tham gia hoạt động ngành nghề: 650 người.

+ Bình quân thu nhập của người lao động: 500.000đ/người/tháng. Tổng thu từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp từ 4tỷ đồng năm 2001 lên 5,9 tỷ đồng năm 2004, dự kiến năm 2005 đạt 6,5 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 12,5% năm.

Trong năm 2004 xã nhà đã đưa được nghề mới đó là nghề Mây tre đan xuất khẩu, xong việc cung cấp và tiêu thụ sản phẩm còn gặp khó khăn, chính vì vậy nghề chưa phát triển mạnh và chưa được nhân rộng.

* Về thương nghiệp dịch vụ: Số hộ tham gia hoạt động thương nghiệp dịch vụ: 79 hộ, đáp ứng nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân. Số người đi làm kinh tế ở các tỉnh thành phố và đi lao động nước ngoài là trên 700 người, hàng năm số tiền và ngoại tệ gửi về cho các hộ gia đình tương ứng 1/4 tổng thu nhập của toàn xã, trong đó phải kể đến sự đóng góp đáng kể người đi lao động nước ngoài vừa làm giàu cho gia đình và có lợi cho quê hương. Số hết hạn về nước nhìn chung có tay nghề và mang theo tác phong làm việc công nghiệp, mạnh dạn đầu tư mở rộng vào tất cả các lĩnh vực. Mức độ tăng bình quân hàng năm của thương nghiệp dịch vị là 17,5%.

c- Xây dựng kết cấu hạ tầng

+ Trong nhiệm kỳ qua với sự huy động sức dân, xã đầu tư, trên hỗ trợ số tiền cho xây dựng kết cấu hạ tầng từ thôn đến xã là: 2tỷ 144 triệu đồng; trong đó trên hỗ trợ là 732 triệu đồng, xã đầu tư là 593 triệu đồng, nhân dân đóng góp là 819 triệu đồng.

+ Về đường điện đã tu sửa và chuyển toàn bộ tuyến đường điện thuộc địa phận thôn Tần Tiến cạnh đường giao thông 202. Thường xuyên tu sửa các trạm bơm dã chiến, lưới điện sinh hoạt, đầu tư đường điện ra trạm biến áp mới tại thôn Duyệt Lễ, tổng số tiền đầu tư lên tới 91 triệu đồng.

+ Đối với đường giao thông: Đã đầu tư giải nhựa 150 m; đường bê tông 913m, đường đá cộn 5.795m. Ngoài ra các tuyến đường xóm đã có tới 100% được giải vật liệu cứng, trong đó có 50% là được đổ bê tông, đổ xỉ, lát gạch.

+ Trường học: Trong nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng bộ tiến hành xây mới trường THCS để tách trường, trường Tiểu học hoàn thiện cơ sở vật chất đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996- 2000. Một số nhà trẻ Mẫu giáo được hỗ trợ và nhân dân đóng góp sửa xây mới như nhà trẻ Duyệt Văn, Tần Tiến, Nghĩa Vũ, Duyệt Lễ.

Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà văn hoá thôn Tần Tiến năm 2002, nhà văn hoá thôn Nghĩa Vũ năm 2004.

+ Trạm Y tế: Được sự quan tâm đầu tư của huyện đã tiến hành sửa khu nhà khám chữa bệnh trị giá trên 30 triệu đồng.

+ Về thuỷ lợi: Trước khi thực hiện dồn thửa đổi ruộng đất canh tác nhân dân các thôn đã đầu tư hàng nghìn ngày công để khai thông làm mới hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, phục vụ cho việc tưới tiêu đảm bảo tốt.

d- Về tài chính, tín dụng

+ Về tài chính mặc dù những năm qua nguồn thu của xã ngày càng khan hiếm, nhưng địa phương vẫn tận dụng mọi nguồn thu để đảm bảo kế hoạch huyện giao. Tổng số thu đến nay ước đạt 2tỷ 237 triệu đồng, trong đó thu thực hiện huyện giao được 1 tỷ 199 triệu đồng vượt 15% kế hoạch, đáp ứng nhu cầu chi phụ cấp của cán bộ và các hoạt động phong trào, bên cạnh đó tiết kiệm chi để phục vụ tu sửa cơ sở vật chất.

+ Đối với Quỹ tín dụng: đã phát huy tốt tác dụng trong việc huy động nguồn vốn của nhân dân trong xã đến nay quỹ đã có tổng số vốn là 4,2tuỷ đồng, trong đó vốn huy động của nhân dân là 3,5 tủ đồng, quỹ có 573 thành viên. Nhìn chung các hoạt động của quỹ đều đảm bảo đúng nguyên tắc pháp luật quy định, ngày càng có uy tín trong việc vay gửi của nhân dân. Đã cùng các nguồn vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách huyện, thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên số vốn đầu tư cho vay để tạo điều kiện cho nông dân phát triển kinh tế của xa lên tới 7 tỷ đồng.

e- Sự nghiệp giáo dục đào tạo:

Với quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân trong xã nhiệm kỳ qua đã xây được trường THCS để tách trường, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của 3 nhà trường. Trường Mầm non số cháu trong độ tuổi

đến mẫu giáo đạt 100%, đến nhà trẻ đạt 54%. Trường Tiểu học kể từ khi được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1996-2000, trường THCS từ khi tách trường chất lượng dạy và hcọ của 2 nhà trường đã có chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của phụ huynh học sinh đến đội ngũ giáo viên. 100% số cháu trong độ tuổi được vào lớp 1, số học sinh, giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tnhr tăng, học sinh lên lớp, tốt nghiệp đạt 99%; hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và Trung học cơ sở đạt kết quả tốt. Các nhà trường trong những năm qua đều được công nhận trường tiên tiến.

Số học sinh thi đỗ vào THPT cũng tăng từ 40-70 cháu/năm, đặc biệt số cháu thi đỗ vào các trường Đại học cao đẳng trước chỉ có 3-5 cháu, thì những năm gần đây có từ 12-17 cháu thi đỗ vào Đại học-Cao đẳng/năm.

*Nguyên nhân của thành tích

- Về nguyên nhân khách quan:

+ Nhờ có chính sách tiếp tục đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự định hướng đúng đắn của huyện và sự quan tâm giúp đỡ của Huyện uỷ, HĐND-UBND cùng các Ban ngành đoàn thể đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ và nhân dân xã nhà thực hiện thắng lợi các mục tiêu.

+ Tình hình thời tiết, khí hậu mặc dù có diễn biến phức tạp, xong nhìn chung vẫn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi phát triển.

- Về chủ quan:

+ Trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn Đảng bộ và nhân dân vẫn đoàn kết phát huy truyền thống của một xxa có nhiều thành tích trong kháng chiến cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục được phát huy cao hơn trong sự nghiệp đổi mới ngày nay.

+ Với ý thức trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền trước nhân dân, đã cụ thể hoá và đưa nghị quyết vào cuộc sống, tổ chức vận động nhân dân và được nhân dân ủng hộ tạo nên thành tích chung có tính chất bền

vững, phát huy và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

2. Những hạn chế

Đối với lĩnh vực kinh tế:

+ Chưa làm chuyển biến mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm của người nông dân, trong việc tiếp thu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi. Vì vậy hiệu quả vẫn chưa cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.

+ Việc khai thác và sử dụng đất đai, sông nước chưa triệt để, quy hoạch và chuyển đổi còn nhiều bất cập, việc chuyển đổi tự phát ngoài quy hoạch đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế chung của xã và ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Chưa hoàn thành việc chuyển đổi theo nghị quyết đại hội đề ra mới thực hiện được 26,96 ha/so với mục tiêu được điều chỉnh giữa nhiệm kỳ mới đạt 50%.

* Về tiểu thủ công nghiệp - xây dựng:

+ Mặc dù nghề truyền thống như sản xuất vật liệu xây dựng nói chung là chính, song chưa được thống nhất cùng hợp tác trong các hộ. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập nhất là khi mở rộng nâng cấp hệ thống giao thông. Do điều kiện khách quan chúng ta không thực hiện được chuyển chợ để trở thành điểm bốc dỡ hàng hoá (nghị quyết huyện Đảng bộ và xã đều đề ra).

+ Đối với thương nghiệp dịch vụ: có lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của địa phương, tiềm lực kinh tế của nhân dân là lớn, song một số dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, xây dựng của nhân dân nhất là những năm gần đây.

* Trong lĩnh vực văn hoá xã hội:

khi được công nhận đến nay it được quan tâm, một số tiêu chí có làng lại chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vệ sinh môi trường còn nhiều bất cập. Trong cưới, tag, lễ hội vẫn còn có những hạn chế nhất định.

+ Chất lượng giáo dục tuy có được nâng lên, song chưa tương xứng với những gì đã được quan tâm, chất lượng giáo dục mũi nhọn còn hạn chế.

+ Công tác dân số - KHHGĐ trong những năm gần đây tỷ lệ sinh con thứ 3 trở nên có chiều hướng gia tăng, công tác tuyên truyền chưa được làm thường xuyên.

* Đối với chính quyền việc quản lý điều hành của UBND xã có khâu còn thiếu chặt chẽ như lĩnh vực quản lý đất đai, chưa kiên quyết trong việc xử lý, ngăn chặt kịp thời các vụ việc vi phạm về đất đai, chuyển đổi ngoài vùng quy hoạch. Các lĩnh vực vai trò của các thành viên uỷ ban bị chi phối, né tránh ngại va chạm, dẫn đến kết quả hoàn thành công việc chưa cao. * Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chưa đồng bộ từ xã xuống tới thôn, xóm. Một số hoạt động nới triển khai đến BCH là nằm lại, do vậy hiệu quả tác dụng của từng lĩnh vực có những hạn chế nhất định.

* Trong công tác xây dựng Đảng: Mặc dù đã có sự đổi mới trong quản lý đảng viên sinh hoạt, nhưng vẫn còn một số đảng viên ít tham gia sinh hoạt, còn chạy theo kinh tế. Số đảng viên không tham gia sinh hoạt, học tập các nghị quyết của Đảng chưa tổ chức học tập lại. Một số ít đảng viên ý thức chấp hành kỷ kuật không nghiêm, phê và tự phê có chi bộ làm thiếu nghiêm túc, kiểm điểm sự phân công cho đảng viên sau một năm ít được quan tâm.

* Nguyên nhân của hạn chế:

- Về khách quan:

hưởng đến giá cả sản phẩm của nông dân làm ra. Chạy theo sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp là sự vi phạm về đất đai, về chuyển đổi...Bên cạnh đó sự thiếu thống nhất, không đồng bộ của luật và các văn bản dưới luật cũng là nguyên nhân của những hạn chế.

+ Thời tiết khí hậu có những diễn biến bất thường có lúc, có vụ không thuận cho sản xuất, chăn nuôi. Bệch dịch trong đàn gia súc, gia cầm đã diễn ra diện rộng ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi.

- Về chủ quan:

+ Mặc dù chỉ thị nghị quyết bàn và nói nhiều, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện còn có khâu yếu, chưa có biện pháp khắc phục kịp thời, ở từng ngành. Có những nghị quyết chuyên đề bàn kỹ, nhất trí cao, nhưng khi thực hiện thì hiệu quả còn thấp, từng vị trí cán bộ chưa phát huy hết trách nhiệm, làm việc thiếu kiên quyết.

+ Chủ trương phát triển kinh tế còn chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của địa phương, có lĩnh vực thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng,

Một phần của tài liệu BAO CAO THUC TE 2009 (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w