I. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI AISC CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
A BC DE I Các n ội dung thuộc môi trường vĩ mô
1 Môi trường văn hoá xã hội 1 * 2 Môi trường CT_PL 1 *
3 Môi trường công nghệ 2 * 4 Môi trường kinh tế 2 *
II Các nội dung thuộc môi trường vi mô
5 Chu kỳ kinh doanh 2 *
6 Triễn vọng tăng trưởng của ngành 2 * 7 Aïp lực cạnh tranh 2 *
8 Các nguồn cung ứng trong ngành 2 * 9 Aïp lực cạnh tranh tiềm tàng 2 *
III Đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp
10 Tính chất của sản phẩm 2 * 11 Chu kỳ sống sản phẩm 3 *
12 Tiền năng sản phẩm 3 * 13 Chất lượng sản phẩm 3 * IV Đánh giá thị trường của doanh nghiệp
14 Quy mô thị trường 3 *
15 Thị phần doanh nghiệp 3 * 16 Chiến lược cạnh tranh 3 *
V Đánh giá vè kỹ thuật của doanh nghiệp
17 Đánh giá về công nghệ hiện tại 3 * 18 Chiến lược đổi mới công nghệ 3 *
19 Công suất máy móc thiết bị 2 *
20 Đánh giá sự tác động đối với môi trường 3 * VI Đánh giá về nguồn cung ứng
21 Tính ổn định của nguyên vật liệu 3 * 22 Vận chuyển nguyên vật liệu 2 *
23 Phương án thay thế nguyên vật liệu 2 * VII Đánh giá địa điểm và địa bàn hoạt động
24 Tính lâu dài của địa điểm 2 *
25 Đánh giá địa điểm theo phương diện thị trường 3
26 Loại hình doanh nghiệp 1 *
27 Đánh giá về tổ chức quản lý 3 * 28 Đánh giá quy mô doanh nghiệp 2 *
29 Cơ cấu kinh tế tác động 1 * IX Đánh giá quản trị nguồn nhân lực
30 Nền văn hoá bản sắc Công ty 2 * 31 Chính sách nhân sự của Công ty 3 *
32 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 3 * 33 Tiềm năng nhân lực 3 *
34 Nhà lãnh đạo và hội đồng quản lý doanh nghiệp 3 *
X Đánh giá về tài chính
35 Phân tích tỷ số tài chính 2 * 36 Chính sách phân phối lợi nhuận 3 *
37 Đánh giá dìng lưu kim 3 * 38 Đánh giá quản trị vốn lưu động 3 *
39 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 3 *
TỔNG SỐ 94 470 376 382 183 94
* Các trọng số thể hiện tầm cở ảnh hưởng đến xếp hạng doanh nghiệp và nếu xem
giá trị vô hình phụ thuộc vào việc đánh giá xếp hạng doanh nghiệp thì các trọng số
* Cách thức xếp loại cho từng nhân tố.
- Đối với từng khoảng mục có gắng với một trọng số thường có phương pháp đánh giá là khác nhau và tiêu chuẩn đánh giá cũng khác nhau. Khi đánh giá các yếu tố đó chúng ta cần phải xác định rõ:
+ Quy mô của doanh nghiệp: Quy mô lớn, vừa hay quy mô nhỏ
+ Phương pháp đánh giá là gì? + Ai là người đánh giá? + Tiêu chuẩn đánh giá là gì?
* Có 3 phương pháp được sử dụng đánh giá gồm:
+ Phương pháp Delphi ( thu thập ý kiến của các chuyên gia)
+ Phương pháp xếp hạng: căn cứ vào điểm để người ta đánh giá và xếp hạng
+ Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp so với các doanh
nghiệp khác, hay so với số trung bình ngành
Ví dụ: Đối với công ty X xét trong ngành sản xuất phân bón thì quy mô của nó được xếp vào loại có quy mô lớn:
1) Yếu tố môi trường văn hóa xã hội: sử dụng phương pháp Delphi hoặc xếp hạng. Ở Việt Nam hiện tại theo các chuyên gia thì yếu tố này xếp ở thứ hạng B là hợp lý
nhất.
2) Chu kỳ sống của sản phẩm: Sử dụng phương pháp đánh giá là Delphi hoặc so
sánh. Việt Nam là một nước nông nghiệp thuần túy, do đó nhu cầu về phân bón
luôn luôn tồn tại vì vậy chúng ta có thể xếp chúng vào loại hạng.
3) Yếu tố loại hình doanh nghiệp: Sử dụng phương pháp đánh giá là so sánh (So sánh hiệu quả kinh tế tính năng động, lợi thế có được, khó khăn... giữa các thành
phần kinh tế. Trên cơ sở đó người ta đánh giá loại hình doanh nghiệp nhà nước được xếp vào loại B
4) Về yếu tố hiệu quả kinh tế (PE) phương pháp sử dụng là so sánh. Sử dụng tiêu chuẩn đánh giá như sau:
- Nếu CF/tổng nợ vay 30% - xếp loại A
- Nếu CF/tổng nợ vay 27% - xếp loại B
- Nếu CF/tổng nợ vay 24% - xếp loại C
- Nếu CF/tổng nợ vay 20% - xếp loại D
- Nếu CF/tổng nợ vay < 20% - xếp loại E
Vậy ở Công ty X yếu tố này được xếp vào loại E. Vì CF/tổng nợ vay = 7,7%<20%
* Trên đây em nêu ra một số cách xếp hạng điển hình các yếu tố và cụ thể tại Công
ty X tất cả những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xếp hạng của Công ty được tổng
hợp thông qua bảng ở trên.
* Như đã đề cập trên các doanh nghiệp có thể xếp theo mười thứ hạng tuỳ thuộc
vào số điểm đánh giá đạt được và khoản cách điểm giữa các thứ hạng được tính
như sau:
* Cách tính điểm cho doanh nghiệp được thực hiện qua công thức:
Tổng điểm đạt được = (trọng số từng yếu tố X Điểm được
xếp hạng từng yếu tố)
Căn cứ điểm dùng để xếp hạng doanh nghiệp
Thứ hạng Khoản cách điểm Tổng điểm Không có tiêu thức nào kthuộc
Loại 1 37 433 C,D,E Loại 2 37 396 C,D,E Loại 3 37 359 D,E Loại 4 37 322 D,E Loại 5 37 285 E Loại 6 38 247 - Loại 7 38 209 - Loại 8 38 171 - Loại 9 38 133 - Loại 10 39 94 -
Như vậy căn cứ vào trọng số, kinh nghiệm KTV có thể xếp hạng hoặc tham khảo
một số ý kiến khách hàng , chuyên gia để xếp hạng cho từng khoản mục. Với Công
ty X tổng số điểm Công ty A đạt được là 311 điểm
* Đối chiếu với điều kiện để xếp hạng
- Nếu xét tổng số điểm Công ty đạt được là 311 > 285 nên Công ty được xếp loại
5
- Kèm theo điều kiện ràng buộc trong loại 5 không có loại E nên Công ty X không
được xếp vào loại 5 vì vẫn có tiêu thức loại D.
Vậy Công ty sẽ được xếp vào loại thứ 6
2.2 Tính toán giá trị vô hình - lợi thế thương mại cho Công ty
- Nếu giả sử giá trị vô hình trong ngành sản xuất phân bón tối đa được tính cho
Công ty là 20% trên tổng số tài sản , kết hợp căn cứ xếp loại doanh nghiệp. Theo
Thứ hạng Tỷ lệ %/ tổng tài sản dùng để tính giá trị vô hình và lợi thế thương mại Loại 1 18-20% Loại 2 16-18% Loại 3 14-16% Loại 4 12-14% Loại 5 10-12% Loại 6 8-10% Loại 7 6-8% Loại 8 4-6% Loại 9 2-4% Loại 10 0-2%
Giá trị vô hình và lợi thế thương mại của Công ty X nếu tính theo phương pháp này đối với Công ty X bằng tổng tài sản đã điều chỉnh nhân với 8 đến 10%
- Nếu tỷ lệ được chọn là 10% trên tổng tài sản đã điều chỉnh thì giá trị vô hình và lợi thế thương mại của Công ty X = 10% x 297.728.092.299 = 29.772.809.230
(VND)
- Nếu tỷ lệ được chọn là 8% trên tổng tài sản đã điều chỉnh thì giá trị vô hình và lợi thế thương mại của Công ty X = 8% x 297.728.092.299
= 23.818.247.380 (VND)
Vậy nếu đã chấp nhận kết quả xếp hạng và định giá vô hình của Công ty X theo
phương pháp trên thì giá trị vô hình của Công ty sẽ nằm trong khoảng
(23.818.247.380 VND - 29.722.809.230VND).
Trong khi đó chênh lệch giá trị của doanh nghiệp theo mô hình dòng lưu kim chiết khấu - giá trị doanh nghiệp theo mô hình tài sản là 25.596.139.122VND - Kết quả chệnh lệch này thuộc khoảng giá trị vô hình ở trên, vậy nên chăng đối
với Công ty X cần phải thừa nhận giá trị vô hình là 25.596.139.122 VND. Và chấp
nhận kết quả theo mô hình dòng lưu kim chiết khấu để xác định giá trị doanh
nghiệp.
* Điều này theo em là có thể chấp nhận được bởi dù các doanh nghiệp có thể sử
dụng cac mô hình nào để định giá doanh nghiệp thì kết quả từ các mô hình phải
không chênh lệch nhau hoặc có chênh lệch là rất nhỏ. Vả lại nếu các doanh nghiệp
khi chưa cổ phần hóa chưa thấy rõ tầm quan trọng của tài sản vô hình đóng góp vào hiệu quả chung của doanh nghiệp. Nhưng đối với các Công ty nhà nước khi cổ
phần hóa thì giá trị tài sản vô hình không thể không được xác định. Ơí Việt Nam
theo em nếu doanh nghiệp hoạt động là tối ưu thì tài sản vô hình nếu được tính là 20%/tổng tài sản, thì tỷ lệ này có thể chấp nhận được.
Vi vậy, AISC có thể sử dụng mô hình chiết khấu dòng lưu kim để xác định giá trị
Công ty X (để kiểm tra kết quả) sau đó từ kết quả kiểm tra chênh lệch từ hai mô
hình để chấp nhận và có kết luận cuối cùng đúng nhất
KẾT LUẬN
Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp ở AISC chi nhánh Đà Nẵng được thực hiện
và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Điều đó có thể khẳng định việc xác định giá trị Công ty X theo mô hình tài sản kết quả sẽ được các cơ quan có thẩm
quyền và Công ty chấp nhận.
Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho biết các bên đặc biệt đối với các chủ sở hữu
(Nhà nước) tránh đi thiệt hại, thêm vào đó là việc tính toán kiểm tra, lại kết quả mà mình đã thực hiện việc xác định giá trị doanh nghiệp, để tránh sai lầm trong kết
luận em xin đưa ra một số ý kiến đề xuất như vậy. Vì thời gian thực hiện đề tài rất
hạn chế, hơn nữa tài liệu nghiên cứu còn hạn hẹp, nên đề tài không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Rất mong quý thầy cô cùng các anh chị ở Công ty kiểm
toán AISC chi nhánh Đã Nẵng đóng góp ý kiến để chuyên đề được hoàn thiện tốt
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đánh giá doanh nghiệp NXB: Tài chính (Nguyễn Hải Sản) biên soạn
2. Đánh giá giá trị doanh nghiệp Đỗ Văn Thận : Biên soạn
3. Văn bản pháp luật về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước NXB Chính trị Quốc gia
4. Văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước NXB Xây
dựng