Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo cân đối trong hệ thống NSNN

Một phần của tài liệu tìm hiểu về quản lý ngân sách chu trình ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước (Trang 31 - 34)

- Thuận lợi: Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước có sự quan tâm đúng

4.3. Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo cân đối trong hệ thống NSNN

động trong cân đối NSNN, Chính phủ cần làm hài hòa các thủ tục tiếp nhận các nguồn vốn ODA và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.

Tuy vậy, cơ cấu vay lãi này là phải trả nợ nếu về lâu dài không kiểm soát tốt được bội chi NSNN sẽ tăng gánh năng về nợ cho chính phủ. Vì vậy, hoàn thiện các biện pháp vay nợ để thuận lợi hơn khi chính phủ thực hiện vay nợ bù đắp bội chi, chứ không khuyến khích tăng bội chi và tăng nhu cầu vay nợ lên. Nhà nước cần đảm bảo mức vay nợ trong nước chiếm tỷ trong lớn để giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài, khai thác được nội lực. Trong thời gian sắp tới, cần phải xác định mối tương quan giữa vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài để đảm bảo bù đắp bội chi NSNN đạt hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, cần phải nghiên cứu và tìm hiểu nguyên dẫn đến bội chi NSNN để từ đó lựa chọn những giải pháp cho phù hợp. Chính phủ có thể linh hoạt xử lý bội chi NSNN bằng cách cắt giảm những khoản chi tiêu bất hợp lý, không hiệu quả và phát triển nguồn thu để giảm bớt thâm hụt NSNN. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm trong cách quản lý và sử dụng NSNN, tránh lãng phí và tham nhũng góp làm giảm bội chi NSNN đạt mục tiêu trong năm ngân sách. Chính phủ cần nghiên cứu thay đổi phương pháp xác định bội chi NSNN đầy đủ và toàn diện phù hợp với thông lệ quốc tế phản ánh đúng thực chất của bội chi NSNN.

4.3. Hoàn thiện phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo cân đối trong hệ thốngNSNN NSNN

Qua thực trạng phân cấp quản lý NSNN, vấn đề đáng chú ý gây nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến sự cân đối tổng thể trong NSNN đó là: NSTW thực hiện cân đối thay cho NSĐP khi có thiếu hụt xãy ra ở địa phương. Sau những ưu điểm, cơ chế này đã tạo cho địa phương quá bị động và không đảm bảo tính trách nhiệm cũng

như minh bạch trong quá trình sử dụng và quản lý nguồn lực tài chính ở địa phương. Vì vậy trong thời gian tới cần khắc phục tình trạng NSTW cân đối thay cho NSĐP trên cơ sở tăng tính chủ động và trách nhiệm của địa phương.

+ Mỡ rộng phân định nguồn thu và xác định rỏ ràng nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền phù hợp với chức năng và năng lực của từng cấp chính quyền địa phương

Để tăng nguồn lực cho địa phương, nâng cao khả năng chủ động và tích cực trong khai thác nguồn thu nhằm giúp địa phương linh động hơn trong xử lý cân đối NSĐP mình giảm bớt sự lệ thuộc vào sự hổ trợ của NSTW, Chính phủ cần thay đổi và mỡ rộng cho địa phương một số nguồn thu gắn liền với kết quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đó, theo hướng chuyển dần một số khoản thu điều tiết giữa trung ương và địa phương sang khoản thu địa phương được hưởng 100%, để kích thích địa phương nuôi dưỡng và khai thác tốt nguồn thu ở địa phương mình. Như đối với Thuế thu nhập cá nhân là khoản thu điều tiết giữa trung ương và địa phương, với mục đích nhà nước có thể thực hiện vai trò điều tiết thu nhập tạo công bằng cho xã hội, có thể chuyển sang nguồn thu 100% cho NSĐP, vì đây là nguồn thu phát sinh chủ yếu ở địa phương nếu địa phương được giữ lại hoàn toàn thì sẽ thúc đẩy địa phương quan tâm hơn, quản lý chặt chẽ nguồn thu này hơn và trong tương lai nguồn thu này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Trong thực tế nguồn thu này chưa đạt hiệu quả cao, vì tình trạng trốn thuế vẫn còn xãy ra, kê khai thuế không đúng sự thật, gần đây với hiệu lực của Luật thuế thu nhập cá nhân mới vào năm 2009 vấn đề này sẽ được xử lý triệt để hơn.

Bên cạnh đó, cần phải nâng tỷ lệ thu NSĐP trong NSNN lên để đảm báo tính chủ động của địa phương trong điều kiện hội kinh tế thì nên cho địa phương quyết định thuế suất của một số sắc thuế hoặc tự đặt ra sắc thuế riêng cho mình. Vì mỗi địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khác nhau, chính địa phương đó sẽ quản lý được vấn đề là mỗi loại thuế ứng với mức thuế suất bao nhiêu là khả thi và đạt mức thu hiệu quả nhất. Tuy nhiên, biện pháp này có vẽ không khả thi và chưa phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay, vì năng lực và trình độ quản lý của chính quyền địa phương còn yếu kém. Nếu thực hiện không tốt sẽ gây ra nhiều bất cập hơn, làm giảm tính thống nhất trong quản lý, điều hành hệ thống thuế của cả nước, tạo sự cạnh tranh về thuế giữa các địa phương.

+ Hoàn thiện cơ chế bổ sung cân đối NSNN nhằm khắc phục vấn đề NSĐP còn quá lệ thuộc vào sự hỗ trợ của NSTW, mà không linh động tận dụng khả năng vốn có của địa phương

Nhà nước chỉ nên xem bổ sung cân đối NSNN là giải pháp cuối cùng khi địa phương đã nỗ lực hết mình trong khai thác nguồn thu, nhiệm vụ chi và nhu cầu chi là cần thiết không thể cắt giảm và tiết kiệm hơn nữa, mà địa phương không thể tự cân đối được. Có như vậy, mỗi địa phương mới phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình trong khai thác và sử dụng nguồn lực của địa phương. Chính quyền địa phương sẽ không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên nữa, thay vào đó sẽ tích cực hơn trong công tác giải quyết thiếu hụt NSĐP, giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch của mỗi địa phương trong việc kê khai và dự toán khả năng thu chi của địa phương một cách chính xác, để chính phủ có những giải pháp hợp lý bổ sung cân đối ngân sách cho mỗi địa phương. Để hoàn thiện cơ chế bổ sung cân đối NSNN ngày càng đạt hiệu quả hơn, Nhà nước ta cần quán triệt theo tinh thần không bổ sung cân đối toàn bộ những thiếu hụt của NSĐP, mà để lại một phần cho địa phương tự bù đắp để tăng cường tính trách nhiệm và khả năng chủ động cho địa phương. Việc xác định tỷ lệ bổ sung cân đối cho mỗi địa phương là khác nhau, có thể dựa vào điều kiện và tiềm lực kinh tế- xã hội của từng vùng mà điều chỉnh cho hợp lý. Hiện nay chính quyền địa phương có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, vì vậy việc để lại khoảng 10%- 20% phần thiếu hụt cho NSĐP tự bù đắp là có tính khả thi cao, địa phương có thể thực hiện được bằng cách nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu, giảm những chi tiêu không hợp lý hoặc đi vay nợ theo luật định. Trong cơ chế bổ sung này, cần ưu tiên cho những địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, yếu kém và thực hiện bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ địa phương phát huy được các thế mạnh và khắc phục được những yếu kém.

C. KẾT LUẬN

Qua các nội dung trên chúng ta đã biết quản lý ngân sách là thực hiện những nội dung gì, có những bước nào, thời gian thực hiện là bao lâu cũng như so sánh với các quốc gia khác như Mỹ và Nhật.

Quản lý ngân sách nhà nước hiệu quả sẽ đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và sử dụng có hiệu quả ngân sách.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về quản lý ngân sách chu trình ngân sách và cân đối ngân sách nhà nước (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w