hiện nay
• Nâng cao trình độ, năng lực quản lý của cán bộ cũng như là trình độ của lao động và chế độ phúc lợi nhân viên
• Quán triệt, nâng cao nhận thức về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
• Xây dựng chính sách thú hút vốn đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó củng cố hệ thống pháp lý chặt chẽ
• Chú trọng phát triển chiều sâu, bền vững, đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN
Sau 30 năm tiến hành thu hút vốn FDI, cơ sở lý luận về FDI cũng đã được vạch ra một cách rõ ràng và kênh này đã trở thành một thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước và sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Sự tồn tại của những hạn chế trong dòng vốn FDI cho thấy đây không phải là một món quà thuần túy và mãi mãi. Nó đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách, giải pháp thu hút, sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý, phát huy nội lực để phát nền triển kinh tế đất nước.
Mục tiêu trước mắt là phải thu hút và sử dụng hợp lý kênh này để phát huy nội lực thông qua việc chuyển giao công nghệ, học tập trình độ quản lý, makerting…vv. Thông qua đó phấn đấu hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Sự hiện diện và đóng góp của nguồn vốn FDI cũng cho thấy sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý, quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin vào bối cảnh quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nền kinh tế nhiều thành phần với sự tồn tại của một số thành phần kinh tế đại diện cho quan hệ sản xuất cũ trong hệ thống hạ tầng cơ sở. Hay sự kế thừa tư tưởng về “Tô nhượng” trong chính sách Tân kinh tế (NEP) của Lênin. Điều đó khẳng định sự đúng đắn của Chủ nghĩa Mác – Lênin và chân lý tất yếu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực theo đuổi. Qua đó, vững tin hơn vào quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và hoàn thành công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội tiến lên Chủ nghĩa cộng sản.
Để hoàn thành sự nghiệp to lớn và vĩ đại ấy, luôn cần những nghiên cứu đóng góp để Đảng và Nhà nước có thể hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước phù hợp. Từ nhận thức đến thực tiễn, từ nhìn nhận đến cải tạo.