Cái chết của Werther:

Một phần của tài liệu ý thức thẩm mỹ mới trong tiểu thuyết nỗi đau của chàng wethert(goethe) (Trang 26 - 35)

III .Ý THỨC THẨM MỸ MỚI TRONG TÁC PHẨM “ NỔI ĐAU CỦA

3.2.3. Cái chết của Werther:

*Nguyên nhân cái chết của Werther

Sau những tháng ngày gặm nhấm nỗi đau khôn cùng trong tình cảm, sau hơn một lần sầu thương cho bản thân và cho mối tình ngang trái không lối thoát, chàng Werther đã đi đến một quyết định cuối cùng mà chàng coi đó là một sự giải thoát- đó là cái chết.

Nguyên nhân cái chết của chàng là chuỗi những nỗi u uất đã được dồn nén lâu ngày, mỗi ngày một ít khiến chàng dần trở nên tuyệt vọng và những suy nghĩ tiêu cực dần hình thành và dần khiến chàng suy nghĩ rằng đó là những điều tích cực sẽ giúp chàng giải thoát khỏi thực tại đớn đau.

Nguyên nhân chính là bởi chàng đã tuyệt vọng đến khôn cùng, sau bao nhiêu lần tự nhủ lòng mình phải rời xa nàng Lotte để cả ba người được yên ổn thì chàng vẫn không làm được.Chàng đã thử làm điều đó một lần, cũng trong những lần “lang thang ngoài cánh đồng, đi qua những bờ giậu làm cho mình bị thương, lao qua những bụi gai cào rách da thịt, thiếp đi trong sự vắng lặng đêm tàn giữa cánh rừng”, chính trong những lần lấy nỗi đau thể xác làm niềm vui ấy chàng đã vực mình dậy được một lần để rời nàng đi nơi khác. Khi ấy

chàng chia tay nàng như một cuộc chia tay hẹn ngày gặp lại, tuy chàng không nói điều ấy với Lotte những ắt hẳn chàng không dấu được lòng mình suy nghĩ ấy. Lúc này Lotte vẫn để Werther giữ một sự lấp lửng trong mối quan hệ giữa hai người đủ để chàng tiếp tục sống mà không có nàng bên cạnh.

Và đỉnh điểm của nỗi tuyệt vọng là lần cuối cùng chàng gặp Lotte, khi tất cả những dồn nén nhớ nhung tuôn trào ra thì lại bị một sự từ chối thẳng thừng, và như một giọt nước tràn ly khiến chàng càng vững tin hơn vào quyết định của mình. Khi yêu thương tuôn trào trong khúc ca chàng đọc cho nàng nghe đêm hôm ấy, tuôn trào ra trong phút giây chàng hôn lên môi nàng nụ hôn nồng cháy nhất từ trong trái tim luôn sôi sục ngọn lửa tình si, trong phút giây chàng ôm hôn đôi tay nàng cầu xin khoảnh khắc ấy ngừng trôi. Nhưng không chỉ bị Lotte cầu xin đừng quay lại gặp nàng mà nàng còn từ chối ngay lập tức trong cái lần mà chàng đã định là lần cuối gặp gỡ ấy, nàng đã nói:”

chàng đã hụt hẫng và rơi mạnh xuống tận cùng của tuyệt vọng. “…nhưng trước đó xin anh đừng đến nữa.” ,em van anh, van anh để cho em yên, không thể… không thể như thế được nữa đâu.”(Trang 19) Những lời nói của Lotte như hàng ngàn mũi dao đâm liên tục vào tim chàng khiến chàng ko thở nổi, chỉ muốn lụy xuống trong đớn đau.

Sự kìm kẹp quá mức của cuộc sống đã đẩy con người ta đến bước đường cùng, quá nhiều người trong cái xã hội này đã lựa chọn cái chết để giải thoát cho bản thân.Ý định về cái chết đã nảy nở trong lòng chàng từ lâu, từ khi Lotte được hứa hôn với Albert, từ khi cái ý định giết cả ba người để giải thoát cho tất cả. Và chàng đã đi đến tự sát khi thật sự cảm thấy mình bị bỏ rơi, Lotte- người mà chàng vô vàng yêu quí đã không muốn gặp chàng nữa, và một cuộc sống không có nàng với Werther sẽ trở nên vô nghĩa.

* Diễn biến tâm lí:

Sau tất cả những khổ đau dằn vặt trong cuộc đời, Werther chọn cái chết như là lối thoát duy nhất có thể mang chàng tránh xa mọi thứ đã từng chút rút đi lòng say mê cuộc sống của chàng, những thứ đã từng chút từng chút huỷ diệt sự sống của tâm hồn chàng.Trong suốt tác phẩm, ta nhận thấy cuộc đời chàng đầy đau buồn, ngay cả những điều tưởng như là niềm vui, là hạnh phúc cũng là cái nền cho nỗi đau ập tới.

Ta nhớ lại từ lúc đầu, Werther rời khỏi xã hội rối ren nơi mình đang sống, tìm đến “miền đất thiên đường” Wahlheim. Tại nơi có thiên nhiên tươi đẹp và con người dân nghèo bình dị, chàng đã cảm thấy vui sướng biết dường nào khi viết cho người bạn Wihelm của mình: “ Tâm hồn tôi trào đầy một niềm hứng khởi diệu kỳ … Tôi sung sướng lắm, bạn quý nhất của tôi ạ”. Rồi chàng gặp tình yêu sét đánh với người con gái thánh thiện xinh đẹp Lotte – nỗi đau lớn nhất cuộc đời chàng.Werther say đắm trong tình yêu của mình rồi chuốc lấy đau khổ, bởi Lotte đã có vị hôn phu là Albert. Đáng ra chàng phải cố mà dứt ra khỏi hố sâu của tình cảm này, nhưng chàng không thể và cứ đắm chìm, để mặc mình sa lầy vào nó.

Tâm hồn chàng đầy đau khổ vì bị hành hạ bởi những mâu thuẫn không sao giải quyết được của khối óc và trái tim. Chàng biết nàng là một người chàng không thể yêu, bởi nàng đã có vị hôn phu, chàng đã được biết trước về điều đó nhưng chàng vẫn không kìm được mà yêu nàng. Chàng biết điều đấy là sai và sẽ không có kết quả tốt đẹp nào dành cho mối tình này nhưng trái tim lẫn linh hồn chàng đều vui sướng khi được ở bên nàng, mong muốn được gặp nàng. Yêu nàng nhưng không thể có được nàng khiến chàng đau khổ.Và chàng ganh tỵ với người có được diễm phúc có được nàng – Albert, vị hôn phu của nàng. Albert khiến Werther cảm thấy rõ ràng hơn bao giờ hết sự thất

bại của mình, bởi anh là “ một người đàn ông tử tế, đáng mến, xứng đáng để người đời vị nể”,“ Albert là con người tốt nhất dưới vòm trời này.”Anh còn không ngăn cấm những cuộc gặp mặt của chàng với nàng, và còn bao dung cho điều đó.Albert khiến chàng chới với giữa thất vọng và bất lực trước thất bại của mình.Chàng yêu nàng khi nàng đã thuộc về người khác, chàng là người đến sau.Chàng cố gắng giãy giụa để thoát ra, rời khỏi Lotte khi nhận ra sẽ không có kết quả cho tình yêu của mình, rằng tương lai cùng với nàng là mù mịt vô vọng.Thất bại trong tình yêu đã giết chết đến cả một nửa sự nhiệt huyết của chàng đối với cuộc sống.

Werther ra đi và dường như nguôi ngoai được phần nào nỗi đau vì tình yêu với nàng Lotte nhờ đắm mình vào trong công việc. Tinh thần của chàng được vực dậy nhờ vào nhiệt huyết muốn thay đổi thói xấu, sự quan liêu của tầng lớp quan viên nhưng nó lại nhanh chóng sụp đổ một phần còn lớn hơn phần đã được vực dậy ấy khi chàng phải chịu sự chèn ép ganh ghét của những con người tự cho là cao quý. Và ngay cả tiểu thư B, người mà chàng hy vọng sẽ thay thế cho hình bóng Lotte, cũng từ chối chàng. Chàng tức giận, phẫn uất, đau khổ khi bị người ta xem như “sinh vật lạ” mà chỉ trỏ, bài trừ.Vết thương tinh thần từ tình yêu tha thiết sâu đậm với Lotte vẫn chưa lành và vẫn còn đang khiến chàng đau khổ, thì lại thêm một nỗi đau nữa lại ập tới. Tinh thần bị đả kích, tâm hồn khổ đau và trái tim bị thương tổn khiến chàng yếu đuối, và chàng nghiêm túc nghĩ về cái chết, như là một sự cứu rỗi cho chàng khỏi cuộc đời đầy đau thương “ Đã bao lần tôi với tay cầm dao, muốn chấm dứt sự ngột ngạt dồn nén trái tim tôi. Người ta nói có một loài ngựa quý, khi bị săn đuổi cùng cực và lồng lên giận dữ, theo bản năng ngựa tự cắn vào động mạch của mình để được thở dễ hơn. Tôi cũng thường như vậy, tôi muốn cắt động mạch của tôi để đạt tới tự do đời đời.”

Nỗi khổ của chàng càng tăng thêm khi chàng nhận ra mình lại làm mẹ thất vọng và lo lắng cho mình hiều nhơn khi quyết định xin từ chức. Chàng lại ra đi với lời mời của một ông hoàng rất thích giao du với chàng, rồi chàng nhanh chóng cảm thấy lạnh lẽo khi phát hiện ra mình và ông hoàng không cùng lý tưởng, buồn bã mà cảm thấy rằng mình “chỉ là lữ hành, là kẻ hành hương qua trái đất”.Chàng có ý định muốn giải thoát bằng cách tòng quân thì đã bị ông hoàng này ngăn cản.

Trên con đường đến với cái chết để tự giải thoát mình, Werther bị những tình cảm , những bận tâm trói buộc quanh thân khiến bước chân chàng nặng không sao cất được. Những sợi dây này níu chân chàng lại, nên dù cái chết ở kia, nhưng chàng không đến ngay với nó. Những nỗi đau tinh thần cứ như con dao cứa lên, khiến chúng cứ từng sợi từng sợi đứt đi. Bây giờ, chàng cũng chỉ còn một sợi dây chắc chắn nhất để níu kéo mình lại với cuộc đời, đó là Lotte, tình yêu sâu đậm đầy ngang trái cùa chàng. Lúc chàng cảm thấy lạc lõng giữa cuộc đời, chàng lại nớ về Lotte, trái tim chàng “ chỉ muốn về gần Lotte hơn. Tất cả chỉ có thế!”

Werther đến thành phố nơi vợ chồng Lotte ở sau khi kết hôn, chàng tìm về với nỗi đau lớn nhất đời mình, cũng là sự an ủi cuối cùng dành cho tâm hồn mình. Nhưng tại nơi đây, tâm trí chàng còn chịu sự dằn vặt hơn bao giờ hết khi chứng kiến Albert hạnh phúc hoàn toàn có được Lotte.Chàng bắt đầu nảy sinh những ý nghĩ tội lỗi, ước gì chính chàng mới là chồng nàng và nghĩ rằng nếu là như vậy, hẳn nàng còn hạnh phúc hơn. Khi hay tin cậu con lớn của người đàn bà nhân hậu sống bên cây bồ đề đã chết, Werther còn nghĩ rằng: “ sao đây, nếu như Albert chết đi? Người sẽ trở thành …” Và ý nghĩ ấy ám ảnh chàng triền miên.

Trong những ngày này, chàng gặp một người đàn ông điên loạn vì tình tên Heinrich ( mà mải sau này chàng mới biết ngyên nhân khiến anh ta phát cuồng là vì ôm tình yêu vô vọng với Lotte). Werther nhìn thấy Heinrich sống trong thế giới riêng của chính mình, không còn biết đến đau khổ của trần gian khiến chàng cảm thấy “ganh tỵ với anh biết bao”, “thèm khát biết bao cảnh sầu thảm của anh”.Chàng muốn điên loạn để không còn bận tâm đến nỗi đau đang hành hạ mình nhưng chàng không sao điên được.Rồi cái chết đã choáng ngợp đầu óc chàng, phủ lên tâm hồn chàng bóng đen u ám của nó, không ngừng ám ảnh tâm trí chàng.“ Hãy chết đi, chết đi những kẻ nào lại dám lăng mạ một trái tim bị chèn ép, khi nó muốn cứu mình khỏi sự cắn rứt của lương tâm, muốn rủ bỏ những đau khổ của tâm hồn và làm cuộc hành hương về mộ thánh.”

Ước muốn xấu xa tội lỗi của Werther lại lần nữa nổi lên khi chàng biết câu chuyện anh chàng làm thuê yêu say đắm nữ chủ nhân goá phụ của mình, bị anh trai nàng phản đối và bị đuổi việc, cuối cùng khi hay tin goá phụ muốn tiến bước nữa với người làm thuê khác, anh ta đã giết chế người đến sau đó. Werther nhận ra, hoàn cảnh của mình cùng hai người thanh niên khổ vì tình cũng không khác nhau là mấy, chỉ là chàng còn bất hạnh hơn họ.Chàng không thể điên loạn để trốn nỗi đau làm mục ruỗng tâm hồn trong thế giới riêng của mình.Chàng càng không thể giết Albert, không thể cùng kết thúc với anh ta, vì điều đó làm tổn hại đến Lotte, người chàng yêu hơn mạng sống.Nỗi ước mong và sự thật chúng chỉ là chuyện hão huyền càng làm hao mòn thêm sợi dây cuối cùng níu giữ chàng đến với cái chết.Và khi Lotte thỉnh cầu chàng đừng đến nhà nàng trong dịp Giáng sinh, nàng đang mong giử khoảng cách với chàng để khiến chồng nàng bớt căng thẳng hơn. Và thế đấy! Lởi khẩn cầu ấy đã làm sợi dây cuối cùng đứt phựt đi rồi.Chàng rơi xuống tận cùng nỗi đau và chỉ muốn hướng đến cái chết để tự giải thoát cho bản thân mình.

Khi điểm lại một loạt những sự kiện chính xuyên suốt cuộc đời Werther, ta thấy rõ rằng, việc tìm đến cái chết của chàng không phải là một hành động nông nỗi của một phút giây bồng bột.Mà là kết quả của một quá trình chịu đựng lâu dài của những nỗi đau khổ, tổn thương đến tâm hồn và tâm trí. Đến khi tinh thần sụp đổ hoàn toàn, chàng mới kiên quyết mà tìm đến sự giải thoát cuối cùng cho mình – cái chết.

* Ý nghĩa đằng sau cái chết của Werther

Werther rơi vào cảnh giằng xé giữa nhiệt thành và sự thật, giữa bầu nhiệt huyết của tình yêu và những ngăn cách do hoàn cảnh quy định. Và chính sự giằng xé đó làm cho Werther tự hủy họai mình bằng cách tìm đến cái chết. Cái chết của chàng là sự đau khổ, mất mát lớn không chỉ đối với nàng Lotte mà còn cả với những người hết lòng yêu thương chàng. Nhưng đối với chàng, đó lại là sự giải thoát, giải thoát khỏi những bế tắc của bản thân, giải thoát khỏi sự tù túng của xã hội và chết để bảo vệ cho tình yêu vĩ đại của chàng với Lotte- người con gái mà Chúa trời đã ban tặng cho chàng- người con gái mà chàng đã dành hết trái tim và tính mạng để yêu.

Đó là một Werther hiện thân cho rất nhiều, rất nhiều những Werther khác trong giới thanh niên trí thức thời đó, cho những con người có tài năng và khát vọng nhưng sống khốn khổ trong sự hành hạ và giằng xé giữa nỗi đam mê và hiện thực, giữa một tâm hồn ứ tràn ước vọng và suy tư với những áp chế phong kiến, những quy tắc bảo thủ, và rồi bất lực chìm đắm trong lối sống tình cảm thái quá, trong hy vọng giải thoát bằng sự hồi hương về với thiên nhiên và tình yêu lứa đôi. Và Werther, cũng như nhiều thanh niên đương thời đã huỷ hoại chính mình và tài năng của mình, bế tắc không tìm thấy lối

thoát, bất lực trước thực tại xã hội, chạy trốn vào cái tôi và đắm mình rền rĩ trong những xúc cảm cá nhân, trong những ước vọng và ảo tưởng triền miên.

Werther đã chọn cái chết, đó là sự “tuẫn tiết” của ái tình , một kiểu nâng tâm hồn của mình lên cao vời vợi, giải thoát mình khỏi mọi thô tục tầm thường, cái chết của Werther là sự thể hiện trọn vẹn tinh thần mình. Đây không chỉ là một bi kịch tình yêu lấy một phần nguyên mẫu trong đời thực của Goethe, mà còn là kết cục của nỗi “nhức nhối thế gian” khởi nguồn từ sự bất dung hòa của tư tưởng và thực tại, là tiếng lòng nức nở chua xót của những thế hệ thanh niên không những ở trong nước Đức mà cả ở những nước khác trên thế giới, đồng thời là vấn đề thời sự của lớp người trẻ tuổi. Cái chết của Werther như là sự chuẩn bị cho một cuộc vượt ngục về tư tưởng, đấu tranh chống lại những hủ tục, rào cản lễ giáo của chế độ phong kiến để tìm đến một xã hội công bằng. Ở xã hội đó con người được tự do lựa chọn cho mình những con đường riêng của mình, tự xây dựng hạnh phúc và cuộc sống riêng mà không ai có quyền xâm phạm. Không thể hiện một cách mạnh mẽ trên câu chữ, nhưng từ các tuyến nhân vật Goethe xây dựng đã nên một bức tranh phản ánh sự đổ nát của một chế độ trong nay mai. Những chuyển biến về tâm lý của nhân vật Lotte cũng như một sự ý thức về nữ quyền bắt đầu được nhen nhóm. Ý thức về sự công bằng, bình đẳng giới, ý thức của chính tác giả về thân phận của nữ giới trong văn học và cuộc sống.

Cái chết của nhân vật Werther phản ánh xu thế của cả một thời đại đang cố vượt ra khỏi những ràng buộc trong tình cảm cùng cách ứng xử phong kiến, để vươn tới một thời kỳ mới- thời đại của thế kỷ Ánh sáng mà người đang giương cao ngọn cờ là giai cấp tư sản đang lên. Cái chết của Werther không phải là khép lại một cuộc đời, không đơn thuần là con đường cuối cùng của những người cùng cực trong cuộc sống. Mà nó là một sự bắt

Một phần của tài liệu ý thức thẩm mỹ mới trong tiểu thuyết nỗi đau của chàng wethert(goethe) (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w