Thao tác đo:

Một phần của tài liệu báo cáo kiểm toán năng lượng (Trang 29 - 34)

 Sử dụng thiết bị đo gió :cả 2 chiều thuận và nghịch .

- Đầu tiên ta điều chỉnh biến tần sao cho quạt chạy ở tần số nhất định (không vượt quá 2,5 %) .ta sẽ đo ở 5 tần số khác nhau .

- Dùng máy đo gió đo tốc độ gió của quạt : nên đo khoảng 3 – 5 vị trí nằm trong ống thong gió để lấy kết quả chính xác nhất .

- Ghi kết quả rồi vẽ đường đặc tính.

 Sử dụng thiết bị đo công suất điện áp và dòng điện :

- Dùng kìm đo dòng điện kẹp vào các pha của đây ở hệ thống nguồn đến quạt sao cho các pha của kìm trùng với pha của dây (pha A di với kẹp pha A ) và cùng chiều dòng điện .

- Sử dụng biến tần điều chỉnh 5 mức tần số khác nhau ( cả 2 chiều thuận nghịch ).

- Ghi lại kết quả ở các tần số khi quạt chạy ở các tần số đó . - Vẽ đường đặc tính

3.2.2. Phân tích kết quả đo được

Từ các số liệu đo được từ hệ thống quạt trong hai trường hợp thuận và nghịch ứng với các mức tần số 50Hz, 45Hz, 40Hz, 35Hz và 30 Hz ta có nhận xét như sau:

• Nhận xét chung :

Nhìn chung các thông số về tốc độ gió (w ), lưu lượng ( Q ) , công xuất ( P ) và cường độ dòng điện tại 3 pha I1, I2 , I3 đều tỉ lệ thuận với tần số đối với cả hai

trường hợp thuận và nghịch. Có nghĩa là khi tần số giảm dần từ 50Hz xuống 30 Hz hoặc tăng từ 30-50Hz thì tốc độ quay (n ) , lưu lượng (Q ) , công xuất và dòng điện tại các pha sẽ giảm xuống hoặc tăng lên tương ứng

- Mối liện hệ giữa tốc độ quay (n ) và tần số (f) : n = t f

n : số vòng quay được trong thời gian t

khi tần số (f) tăng hoặc giảm dẫn đến tốc độ quay( n) tăng hoặc giảm theo => tốc độ gió ( w ) thay đổi tương ứng

- Mối liên hệ giữa tốc độ quay (n ) và lưu lượng (Q ) =

Tốc độ quay (n) và lưu lượng ( Q ) tỉ lệ thuận với nhau theo hàm hàm bậc 1 . khi tần số (f ) tăng -> n tăng -> Q tăng và ngược lại

Mối liên hệ giữa tốc độ quay (n ) và công suất ( P ) = ( )3

Công xuất (P) và tốc độ quay tỉ lệ thuận với nhau theo hàm bậc 3

3.2.3. Những vấn đề cần lưu ý và bất thường khi đo quạt

-Thiết bị đo tốc độ gió

Khi sử dụng nên đặt thiết bị đo song song với bề mặt cần đo và giá trị vận tốc gió trung bình được xác định bằng cách đo tại nhiều điểm khác nhau , càng nhiều điểm thì sai số càng nhỏ.

Máy đo cũng có thể bị sai số do bụi bẩn , lắp sai vị trí cánh quạt , đặt sai hướng đo , do các nhân tố như gió trong phòng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đo -Máy đo:

+ Kẹp kìm đúng với dây cần đo và đúng chiều từ nguồn vào tải + Cắm và kẹp dây đúng với từng pha A B C

+ Cắm đúng dây âm , dương

+ Khi cắm yêu cầu chắc chắn để tránh bị tuột trong khi đo

Trong quá trình đo nếu thấy có giá trị âm hoặc bằng 0 thì chứng tỏ chúng ta đã thao tác cắm dây hoặc kẹp kìm sai pha , ngược chiều hoặc có thể dây bị tuột Khi cần lấy thông số thì nên để máy đo hoạt động 1 lúc rồi mới ghi chép lại thông số , tránh ghi thông số ngay khi tải vừa hoạt động

- Biến tần

+ Khi cần đo ở 1 tần số nào đó chúng ta có thể để sai số trong khoảng là + hoặc – 1

Ví dụ : đo ở tần số 50Hz thì chúng ta có thể điều chỉnh tần số trong khoảng 49Hz - 51Hz

Khi tiến hành đo ở nhiều tần số khác , chúng ta nên ngừng hoạt động của tải rồi mới điều chỉnh biến tần sang tần số khác để tiếp tục đo

3.2.4. Xây dựng đường đặc tính lưu lượng gió với tốc độ động cơ.hình 3.3 đặc tính lưu lượng gió với tốc độ động cơ theo chiều thuận hình 3.3 đặc tính lưu lượng gió với tốc độ động cơ theo chiều thuận hình 3.4 đặc tính lưu lượng gió với tốc độ động cơ theo chiều nghịch

3.2.5. Xây đường đặc tính lưu lượng gió với công suất động cơ Thuận Ngược 50Hz 45Hz 40Hz 35Hz 30Hz 50Hz 45Hz 40Hz 35Hz 30Hz Tốc độ (m/s) 26.85 25.52 21.74 14.41 12.31 28.08 26.61 23.56 20.78 18.71 Lưu lượng 44.4 38.6 33.9 19.9 17.6 41.4 38.1 31.09 29.2 26.2 Công suất P (kW) 0.27 0.23 0.2 0.17 0.15 0.89 0.68 0.49 0.36 0.27 I1 0.6 0.515 0.449 0.405 0.357 1.817 1.405 1.027 0.792 0.595 I2 0.577 0.493 0.434 0.384 0.34 1.703 1.323 0.917 0.739 0.566 I3 0.572 0.487 0.425 0.368 0.326 1.792 1.383 0.966 0.747 0.562

hình3.6. Đường đặc tính giữa công suất và lưu lượng gió khi điều chỉnh bằng biến tần chạy ngược

3.3. Nguyên lý làm việc của mô hình HVAC

Máy nén làm nhiệm vụ nén ga lạnh (môi chất lạnh) từ áp suất thấp lên áp suất cao. Ga lạnh sau khi ngưng có áp suất cao và nhiệt độ gần bằng nhiệt độ môi trường. Để ga có nhiệt độ thấp, người ta cho ga qua một van tiết lưu . Khi đi qua van tiết lưu ga sẽ giảm áp suất và nhiệt độ đến nhiệt độ cần làm lạnh.Khi ga qua van tiết lưu được đưa đến các AHU để làm lạnh không khí tươi được đưa vào từ hệ thống thông gió. AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh Air Handling Unit. Tương tự FCU, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt. Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt, không khí chuyển động ngang qua bên ngoài, làm lạnh và được quạt thổi theo hệ thống kênh gió tới các phòng.Sau đó ga sẽ được đưa đến tháp giải nhiệt để làm lạnh bằng nước rồi đưa lại máy nén tiếp tục chu trình làm lạnh.

Một phần của tài liệu báo cáo kiểm toán năng lượng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w