Điều kiện cấp giấy phép.

Một phần của tài liệu Các tổ chức tín dụng là ngân hàng (Trang 28 - 32)

- Vốn điều lệ

c. Điều kiện cấp giấy phép.

Căn cứ điều thông tư 31/2012/TT-NHNN và luật các tổ chức tín dụng 2010 tại điều điều 20 :

- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quuy định của Chính phủ tại thời điểm hội nghị thành lập.

- Các thành viên là quỹ tín dụng nhân dân và pháp nhân khác phải đáp ứng tại điều 34 quy định của Thông tư này.

- Người quản lý, điều hành và thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn , điều kiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các điều 23, 24, và 25 Thông tư này.

- Có điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dung, Luật hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong ba năm đầu hoạt động.

- Có trụ sở chính, cơ sở vật chất và hệ thống công nhệ, thông tin đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng hợp tác xã.

Theo điều 22 Luật tổ chức tín dụng 2010 thời hạn cấp giấy phép : trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép cho tổ chức đề nghị cấp phép . Trong trường hợp NHNN từ chối phải được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Sự kéo dài thời hạn cấp giấy phép nhằm mục đích để NHNN có thời gian xem xét hồ sơ đề nghị cấp phép một cách cẩn trọng , các tổ chức có thời gian để hoàn thiện hồ sơ hợp lệ theo quy định của Luật.

3.3. Hoạt động của ngân hàng hợp tác xã.

Ngân hàng hợp tác xã là một loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu là liên kết , bảo đảm an toàn của hệ thống thông qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân.

Thời gian hoạt động của ngân hàng hàng hợp tác xã tối đa là 99 năm.

Địa bàn hoạt động của ngân hàng hợp tác xã trên phạm vi lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực trạng:

Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều các Qũy tín dụng nhân dân hoạt động khắp cả nước,tuy nhiên nguồn vốn của các quỹ tín dụng nhân dân lại không đồng đều, có tố chức tín dụng có vốn rất ít khoảng 100 tỉ đồng, bên cạnh đó lại có quỹ tín dụng nhân dân có nguồn vốn lên tới vài trăm tỉ đồng , thậm chí hàng nghìn tỉ đồng, chính việc phân phối nguồn vốn không đều như thế dẫn tới có một số quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nói chung. Vì vậy, việc liên kết các quỹ tín dụng nhân dân để thành lập nên ngân hàng hợp tác xã ( trong cả nước hoặc trên các địa bàn ) nhằm liên kết , hỗ trợ và điều hòa vốn giữa các qũy tín dụng, nhằm hạn chế sự rủi ro về thanh khoản giữa các quỹ tín dụng nhân dân.

Hệ thống ngân hàng ở nước ta dù phát triển nhanh, có nhiều đơn vị được thành lập nhưng chỉ mới tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Thời gian đầu khi mớii hình thành thì có mở rộng ra khu vực nông thôn , đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với nhiều điểm giao dịch. Nhưng sau đó ngân hàng này cơ cấu lại và rút về các chi nhánh trực thuộc nên địa bàn nông thôn bị co lại . còn các ngân hàng khác cũng có hoạt động ở khu vực nông thôn nhưng chỉ đáp ứng được một số đôi tượng khách hàng phù hợp. Hiện chưa có nhiều ngân hàng trực tiếp cho cơ sở , cho hộ nông dân và các thành viên với tính chất cho vay nhỏ lẻ , các khoản tiêu dùng sản xuất mang cấp độ hộ nông dân.

Trên cả nước hiện có 12.000 xã, phường nhưng chỉ có hơn 1.000 quỹ tín dụng cơ sở và mới đáp ứng được khoảng 10% số xã, mà lại không đều ở các địa phương . những địa phương là vùng đồng bằng , thành phố thì tập trung nhiều quỹ tín dụng co sở. còn những khu vực sâu xa hơn thì chưa có quỹ tín dụng . Cả nước chỉ có 43/63 tỉnh có quỹ tín dụng.

Do đó , lỗ hổng lớn nhất chính là ngân hàng phục vụ cho khu vực nông thôn. Và cơ sở tốt nhất , phục vụ tốt nhất chính là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, vì họ nắm rất sát hoạt động của nông thôn, từng hộ gia đình, kể cả nguồn thu chi , khả năng trả nợ, rồi đến các hoạt động nào thu hồi vốn nhanh nhất. Vì thế việc thành lập thêm ngân hàng hợp tác xã là hợp lý - phục vụ cho các hộ nông dân, hộ dân nông thôn đang cần vốn.

3.4. Cơ cấu tổ chức quản lý ngân hàng hợp tác xã.

Theo điều 21 Thông tư 31/2012/TT-NHNN và điều 75 Luật các tổ chức tín dụng 2010 : cơ cấu tổ chức quản lý ngân hàng hợp tác xã gồm Đại hội thành viên; Hội đồng quản trị; Ban kiểm soát; Tổng giám đốc ( G.Đốc).

o Hội đồng quản trị ngân hàng hợp tác xã là cơ quan quản trị của ngân hàng hợp tác xã có quyền nhân danh ngân hàng hợp tác xã để quyết định , thực hiện quyền, nghĩa vụ của ngân hàng hợp tác xã, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.

o Ban kiểm soát ngân hàng hợp tác xã thực hiện kiểm soát toàn bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ nghị quyết, quyết định Đại hội thành viện, Hội đồng quản trị.

o Tổng giám đốc là người điều hành cao nhat ở ngân hàng hợp tác xã,chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền,nghĩa vụ của mình.

o Ngân hàng Nhà nước cử người đại diện quản lý số vốn hỗ trợ của Nhà nước tại ngân hàng hợp tác xã đáp ứng các tiêu chuẩn,điều kiện tại Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này để Đại hội thành viên bầu vào các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng ban kiếm soát,thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã.

o Tổ chức và hoạt động của Hội dồng quản trị, Ban kiểm soát , Tổng giám đốc ngân hàng hợp tác xã thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 Thông tư này.

Thành viên Hội đồng quản trị , thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ( giám đốc ) của ngân hàng hợp tác xã phải đáp ứng tiêu chuẩn về tình độ chuyên môn, đạo đức nghề ngiệp và am hiểu về hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng hợp tác xã phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Kết luận

Trong nền kinh tế thị trường , hoạt động của các tổ chức tín dụng là ngân hàng thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp luôn gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội luôn luôn biến động chính vì vậy mà các tổ chức là ngân hàng phải ngày càng phát triển để phù hợp hơn nữa với xã hội. Với chức năng chủ yếu là huy động vốn và cung cấp vốn cho người dân thì các quỹ tín dụng là ngân hàng không chỉ hỗ trợ, tương trợ với nhau trong việc sử dụng, đầu tư hiệu quả tối ưu nguồn vốn mà còn nâng cao dần uy tín của mình và từ đó có khả năng tồn tại, phát triển lâu dài nhằm phục vụ người nhân như mong muốn mục đích của họ. Khả năng hoạt động, sức mạnh tài chính và ut tín chung của hệ thống quỹ tín dụng là ngân hàng vì thế sẽ được củng cố và nâng cao đáng kể nhờ sự hợp tác chặt chẽ mang tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Các tổ chức tín dụng là ngân hàng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w