Nhóm giải pháp nhằm phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển khu công nghiệp, nguyên cứu khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

1. Thúc đấy thu hút đầu tư

Mặc dù giữ vai trò chủ đạo trong thu hút đầu tư, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và xuất khẩu của Việt Nam. Song nhiều ý kiến cho rằng, các KCN, KKT sẽ đóng góp nhiều hơn nếu có những giải pháp thu hút đầu

Cần tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của KCN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây cũng đưa ra một loạt các giải pháp nhằm thu hút đầu tư vào KCN, KKT. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải tập trung thông qua huy động vốn từ các nguồn ODA, FDI, trái phiếu Chính phủ, vốn từ ngân sách nhà nước. Với giải pháp này, dự kiến, cuối năm nay, sẽ có khoảng 85% các KCN, KKT đang hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung.

Tạo điều kiện giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN .Nhà nước phải tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thân thiện và cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo các chế độ ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư vào KCN.

Đơn giản hóa mọi thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa tại chỗ. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KCN, hạn chế tối đa việc cấp phép cho các dự án ngoài KCN.

Đặc biệt, không phát triển thêm KCN khi chưa đảm bảo tỷ lệ lấp đầy theo quy định.

2. Tăng cường liên kết doanh nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ

Cần có chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN cũng như các nhà đầu tư trong nước vào KCN một cách công khai, minh bạch.

Cần có các chính sách giảm chi phí và tăng phần bù đắp cho việc hình thành các liên kết cho cả doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp địa phương. Khích lệ các nhà đầu tư có thành tích trong việc tạo ra mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp.

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nhân lực cho việc xây dựng và củng cố các liên kết.

3. Các giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực cho KCN

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.

Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho KCN; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.

Xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động, tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh gắn với nâng cao trách nhiệm đối với quyền lợi của người lao động và của cộng đồng.

Nghiên cứu, xây dựng chính sách mang tính khuyến khích cao để huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động KCN thuê; chú trọng huy động nguồn lực sẵn có trong dân cư gắn với kiểm soát tiêu chuẩn xây dựng, kinh doanh nhà ở cho người lao động thuê.

4. Đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật

Nâng cao chất lượng xây dựng kết cấu hạ tầng KCN theo hướng xây dựng một cách đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN.

Đa dạng các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình tiện nghi, tiện ích phục vụ đời sống người lao động KCN.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển khu công nghiệp, nguyên cứu khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w