Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 giảm mạnh trong đó có các yếu tố chính như: tỷ giá hối đoái, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp ở trong nước, tâm lý chuộng hàng nội/ ngoại của người dân (ví dụ như ở Việt Nam chuộng hàng ngoài thì xuất khẩu sẽ nhiều nhưng năng lực sản xuất trong nước kém), thị trường nước ngoài và nguyên nhân tác động mạnh mẽ nhất tới tình hình xuất khẩu của nước ta đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới.
Kinh tế thế giới suy giảm là nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt nhất đến kim ngạch xuất khẩu Việt Nam. Nhu cầu trên thế giới giảm đã làm cho các ngành dệt may, hàng điện tử, sản phẩm gỗ...gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng. Kinh tế thế giới suy thái đã khiến cho tiêu thụ các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra. Mặt hàng chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là dầu thô nhưng giá dầu thô thế giới giảm, tình hình thế giới có nhiều biến động nên việc tìm kiếm khách hàng gặp rất nhiều khó khăn. Nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu giảm. Nguyên nhân là do nhu cầu trên thế giới giảm, việc ký kết hợp đồng mới khó khăn, sản xuất chững lại khiến cho nhập khẩu nguyên vật liệu giảm. Nhóm các mặt hàng tiêu dùng theo quy luật những năm trước thường tăng mạnh do các doanh nghiệp nhập khẩu hàng phục vụ tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay do nhu cầu của toàn xã hội giảm nên nhập khẩu nhóm hàng này cũng giảm.
Ngoài ra xuất khẩu nước ta giảm còn do nguyên nhân về thị trường. Những thị trường lớn thì do tác động của cuộc khủng hoảng nhu cầu bị co lại, những thị trường nhỏ mới được mở rộng tăng khá nhưng do tỷ trọng thấp nên dù tăng cao tác động cũng không lớn. Có nguyên nhân về giá cả. Chỉ những mặt hàng tính được đơn giá chung do giá giảm mạnh đã làm cho kim ngạch bị giảm (như dầu thô, gạo, cà phê, xăng dầu, than đá, cao su, hạt điều, hạt tiêu, chè). Có nguyên nhân về thanh toán của khách hàng nhập khẩu do việc
vay vốn nhập hàng ở các nước này khó khăn hơn. Có nguyên nhân do các nước đã dựng những hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu.
2.4.2. Nguyên nhân khiến nhập siêu năm 2009 tăng cao.
Nhập siêu năm 2009 tăng cao chủ yếu là do chính sách mở cửa nền kinh tế của nước ta. Về mặt lý thuyết, khi các nền kinh tế được tự do thông thương với nhau, các doanh nghiệp của nền kinh tế có thể mua được các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn từ một số nền kinh tế khác so với trước khi thông thương.
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu. Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc không phải là một lựa chọn tồi của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các hàng hoá nguyên vật liệu, do tính chuẩn hóa của chúng, nhập khẩu từ các nước trong khu vực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển.
Nhập siêu của nước ta năm nay tăng cao do ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế và nhu cầu tiêu dùng, sức mua trong nước tăng cao đối với hàng hóa nhập khẩu cũng đã góp phần làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng cao, cùng với đó các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả trong các ngành và doanh nghiệp, chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư- thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là gia công chế biến và nguyên liệu thô. Điều này cho thấy, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu, vật liệu các thiết bị nhập khẩu. Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tănh mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hoá nhập khẩu tăng mạnh, từ đó làm cho nhập siêu năm 2009 tăng cao. Tuy nhiên, nhập siêu cao không hẳn là một điều xấu, nó là một hiện tượng bình thường của nền kinh tế thị
trường và về cơ bản giúp cho nền kinh tế phát triển tốt hơn. Nó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất của mình theo chuẩn mực quốc tế.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2009
Phân tích tác động của hoạt động xuất nhập khẩu tới GDP cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu đóng góp một phần quan trọng vào GDP ở Việt Nam. Nếu xét trên mô hình tổng cầu, tăng xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, nhưng đồng thời cũng kéo theo tăng nhập khẩu phục vụ xuất khẩu làm giảm GDP. Trên thực tế, chúng ta luôn ở
vào GDP là âm. Tuy nhiên, xét tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, phần lớn hàng nhập khẩu là để phục vụ sản xuất và được bù đắp bởi chi phí đầu tư. Bên cạnh đó, sản xuất hàng xuất khẩu tạo công an việc làm, giải quyết thu nhập cho một bộ phận lớn dân số và gián tiếp đóng góp vào GDP thông qua việc tiêu dùng của bộ phận dân số này.
Đến cuối năm 2009, nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi. Nếu suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Để giảm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cần thực hiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu tạm thời và thúc đẩy xuất khẩu nhằm mục đích giảm tác động trực tiếp của thâm hụt thương mại tới GDP. Để thực hiện được điều này, cần phối hợp đồng loạt các biện pháp, chính sách sau:
1. Chính sách tỷ giá: Trong thời gian qua, chính phủ đã điều hành chính sách tỷ giá
theo hướng tích cực: mở rộng biên độ dao động lên +/- 5% và cho phép tỷ giá VND/USD biến động theo hướng thực trạng cung, cầu ngoại hối trên thị trường. Trong thời gian tới, chính phủ tiếp tục phá giá dần dần tiền đồng, tránh gây sốc, nhưng đảm bảo theo khuynh hướng tăng/giảm giá trị của đồng USD trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá cần cân nhắc theo một giỏ tiền tệ các ngoại tệ mạnh, tự do chuyển đổi (USD, EUR) theo tỷ trọng thương của Việt nam với các nước/khối nước liên quan.
2. Chính sách hỗ trợ tín dụng xuất khẩu: Nguồn kinh phí của gói kích cầu 1 tỷ
USD cần được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ví dụ, chỉ tài trợ cho các khoản tín dụng liên quan trực tiếp tới xuất khẩu: Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu chiết khấu các loại hối phiếu thanh toán trả chậm, hoặc cấp tín dụng ngay cho các doanh nghiệp có thể chứng minh việc giao hàng và đang làm thủ tục thanh toán trên cơ sở đảm bảo thanh toán bằng chuyển giao chứng từ sở hữu cho ngân hàng. Chính phủ có thể bảo lãnh các khoản thanh toán này.
3. Chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu: Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu
phí vận tải; giảm tối đa thủ tục hành chính gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất- nhập khẩu (có thể tài trợ chi phí cho doanh nghiệp xuất- nhập khẩu để thực hiện các thủ tục này được thuận tiện, thông qua bộ máy hành chính nhà nước phục vụ xuất khẩu như thuế hải quan).
4. Đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng xuất- nhập khẩu: Cơ cấu thị trường xuất- nhập
khẩu của nước ta cho thấy, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam tập trung cao độ vào một số thị trường trọng điểm đang chịu ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới. Do vậy cần huy động các cơ quan ngoại giao và mạng lưới doanh nghiệp Việt Nam trên toàn thế giới để phát triển mở rộng thị trường mới như Trung Đông, châu Phi, châu Đại Dương và Mỹ La- tinh, đồng thời khôi phục lại những thị trường cũ như Đông Âu và cộng đồng các quốc gia độc lập....
5. Cải thiện cơ cấu mặt hàng xuất- nhập khẩu: Việc cải thiện cơ cấu mặt hàng
xuất- nhập khẩu không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cần xây dựng lộ trình cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hàng hoá sản xuất trong nước, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu truyền thống, đồng thời tìm thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu mới. Hàng hóa nhập khẩu cần tiếp tục điều chỉnh theo hướng giảm tỷ trọng hàng hoá nhập khẩu thành phẩm, tăng tỷ trọng nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu thô.
6. Khai thác thị trường trong nước: Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để
giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trườn nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực. Nghiên cứu điều chỉnh công nghệ, nâng cao phần giá trị gia tăng sản xuất trong nước thông qua việc khai thác các nguồn nguyên, nhiên, vật liệu sẵn có trong nước. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là dệt may, giày dép, thiết bị điện tử đã đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, cần nỗ lực khai thác thị trường nội địa để duy trì quy mô hoạt động trong thời kỳ khó khăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, giảm áp lực nhập khẩu hàng tiêu dùng, góp phần cân bằng cán cân thương mại, nhất là hỗ trợ cho các nhà sản xuất lúc thị trường xuất khẩu có biến động
7. Chính sách thưởng xuất khẩu và giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
Có cơ chế thưởng xuất khẩu xứng đáng, đồng thời giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
8. Các chính sách tài khoá khác: Để giảm thiểu tác động tiêu cực của suy giảm
sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là vấn đề công an việc làm và thu nhập cho công nhân sản xuất hàng xuất khẩu, chính phủ cần nghiên cứu chế độ trợ cấp thất nghiệp cho công nhân của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu bị mất việc làm, song song với các biện pháp hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho công nhân mất việc trên cả nước nhằm tránh vòng xoáy suy thoái kinh tế- thất nghiệp, không có thu nhập, giảm tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân dẫn tới thất nghiệp trầm trọng hơn.
9. Chính sách tiền tệ: Cần nới lỏng chính sách tiền tệ một cách từ từ, nhằm tạo
thanh khoản và huy động nguồn lực cho chính sách tài khoá của chính phủ. Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được tiến hành thận trọng trên cơ sở giám sát chặt chẽ tỷ lệ lạm phát và thực hiện nghiêm túc các biện pháp giám sát cẩn trọng, minh bạch trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
KẾT LUẬN
Năm 2009 đã trôi qua với rất nhiều biến động tới nền kinh tế trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều thay đổi lớn do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Mặc dù, xuất khẩu của nước ta năm 2009 giảm nhiều và tỷ lệ nhập siêu tăng cao, tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước ta, nó góp phần làm tăng GDP cho nước ta. Trước tình hình trong nước và trên thế giới như vậy, chính phủ ta đã đề ra rất nhiều các biện pháp khác nhau nhằm thúc đẩy tăng tỷ lệ xuất khẩu và giảm tỷ lệ nhập khẩu. Để kinh tế có một bước phát triển mới thì các công ty, các doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc các chính sách mà chính phủ đã đề ra để từ đó có thể đưa kinh tế của đất nước đi lên thoát khỏi khủng hoảng, tăng cường nhập siêu và giảm tối đa tỷ lệ nhập siêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.gso.gov.vn http://www.gdt.gov.vn http://doc.edu.vn