ỨNG DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
3.2.2. Sử dụng mô hình CAPM vào việc định giá cổ phiếu
Dựa vào mô hình CAPM ta tính được phần bù rủi ro của một cổ phiếu bất kỳ và portfolio thị trường. Ta có thể xác định quan hệ giữa mức bù rủi ro của cổ phiếu của công ty với mức bù rủi ro của portfolio thị trường thông qua biện pháp sử dụng hồi quy OLS. Ta muốn hồi quy mức bù rủi ro của cổ phiếu Ri-Rf trên mức bù rủi ro của thị trường Rm-Rf trên cơ sở đó xây dụng được đường đặc tính và tìm beta của mô hình CAPM.
Phương trình hồi quy có dạng: Ri- Rf =ao+ b(RM- Rf)+ ei
Nếu mô hình CAPM được tin tưởng thì ao=0 với mọi cổ phiếu
Áp dụng vào thị trường Việt Nam ta lấy chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam VNINDEX làm danh mục thị trường với lãi suất phi rủi ro trên thị trường Việt Nam là Rf=8% khi đó lãi suất theo ngày là Rf=0.032%/ngày.
Dependent Variable: RPNC- Rf
Method: Least Squares Date: 03/20/12 Time: 15:09 Sample: 1 1370
Included observations: 1370
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
C -0.000744 0.000805 -0.924098 0.3556
M f
R - R 0.039188 0.010402 3.767545 0.0002
R-squared 0.010269 Mean dependent var -0.000748
Kiểm định tính phù hợp với mô hình CAPM ta kiểm định giả thiêt với mức tin cậy 95%
Cặp giả thiết 1: Ho: ao= 0
H1: a1# 0
Do P-value=0.3556 >0.05 nên không có cơ sở bác bỏ Ho Cặp giả thiết 2: Ho: b=0
H1: b¹ 0
P_value=0.0002<0.05 bác bỏ giả thiết Ho
Vậy mô hình CAPM được chấp nhận với hệ số β=0.039188. Hệ số Beta này cho ta biết có thể kỳ vọng mỗi 1% tăng của mức lợi suất toàn thị trường sẽ dẫn tới mức tăng lợi suất 0.039188 % đối với cổ phiếu PNC
Hệ số beta của ngành văn hóa phẩm= 0.6, hệ số beta của PNC=0.039188 <0.6 cổ phiếu của PNC được định giá thấp hơn trong ngành. Mặt khác hệ số beta của PNC<1 nên cổ phiếu PNC là cổ phiếu thụ động, sự biến động của thị trường không ảnh hưởng nhiều đến các cổ phiếu này.