Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư (Trang 39 - 40)

+Nhóm giải pháp về con người:

Để thực hiện tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng VKD, giải pháp hàng đầu và hiệu quả nhất là giải pháp về con người. Con người là nhân tố sản xuất cũng là nhân tố quyết định thắng lợi của hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn tổ chức kinh doanh linh hoạt và hoàn thành các chỉ tiêu đề ra thì cần đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình bộ chuyên môn lập ra các kế hoạch tài chính, Tổ chức khai thác, thu thập thông tin, đánh giá phân tích thị trường, phân loại khách hàng, dự báo những biến động về tăng giảm nhu cầu để có chính sách bán hàng phù hợp, vừa giữ được khách hàng vừa kinh doanh có hiệu quả.

.+ Đảm bảo an toàn về VKD:

Trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Việc quản lý đảm bảo an toàn VKD là vấn đề quan trọng hàng đầu với mỗi DN.

Với TSCĐ, nếu mất thì phải xác định rõ nguyên nhân, quy trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo quy định.

Với công nợ khó đòi, giảm giá các khoản đầu tư, giảm giá hàng tồn kho công ty phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh bằng cách trích dự phòng

+ Đa dạng hóa kênh huy động vốn

Tồn tại của công ty trong cơ cấu nguồn vốn là VLĐ chiếm tỷ trọng quá lớn so với VCĐ trong đó, vốn vay chiếm tỷ trọng quá cao trong nguồn vốn làm gia tăng chi phí sử dụng vốn và giảm lợi nhuận của DN. Việc đa dạng hóa kênh huy động vốn: Khai thác tối đa nguồn vốn nội sinh thuộc chủ sở hữu, phát hành cổ phiếu hoặc gọi vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư ở cả trong và ngoài nước…..sẽ làm tăng nguồn vốn của công ty, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mà không gia tăng quá nhiều chi phí sử dụng vốn.

Để chủ động trong việc quản lý VLĐ, trước mỗi năm doanh nghiệp lập kế hoạch phải căn cứ vào những tiêu chí có cơ sở khoa học như kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức hao phí vật tư, giá cả, lao vụ, trình độ và năng lực quản lý... để lập kế hoạch cho VLĐ một cách vững chắc và tiết kiệm. Trước hết công ty cần xác định nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết sao cho quá trình tái sản xuất được thực hiện liên tục song vẫn thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. Nếu vốn được xác định quá thấp sẽ gây gián đoạn quá trình sản xuất, ngược lại dự đoán vốn dư thừa lại gây tác hại do vốn bị ứ đọng, có thể phát sinh nhiều chi phí không hợp lý.

Sau khi đã xác định nhu cầu vốn, công ty phải xây dựng kế hoạch huy động vốn, trọng tâm là việc lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn. Trong rất nhiều nguồn như vay ngân hàng, liên doanh liên kết, doanh nghiệp tự bổ sung... công ty phải lựa chọn nguồn phù hợp dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế và tình hình kinh doanhthực tế tại thời điểm nghiên cứu. Nếu đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động các nguồn tài trợ nội bộ như lợi nhuận giữ lại, các quỹ phát triển , phần còn lại sẽ huy động từ bên ngoài. Nếu phát sinh nhu cầu bổ sung vốn thì cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần phát triển kỹ thuật và đầu tư (Trang 39 - 40)