3.1.1. Đối với các công cụ khác của chính sách tiền tệ :
Khi NVTTM đã trở thành công cụ chính của chính sách tiền tệ, thì các công cụ khác cần được điều chỉnh để trở thành công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ như lãi suất hoặc lượng dự trữ của hệ thống ngân hàng, trong đó, đáng quan tâm nhất là công cụ chiết khấu và dự trữ
bắt buộc. Đối với công cụ chiết khấu: NHNN cần hạn chế cửa sổ chiết khấu một cách thận trọng vì nếu không các NHTM sẽ đến với cửa sổ chiết khấu mà không có nhu cầu tham gia mua bán trên TTM. Đối với công cụ dự trữ bắt buộc: Cũng như công cụ chiết khấu, NHNN cần giảm dần dần hiệu lực của công cụ này để có NHTM tập trung vào TTM bằng các quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức tối thiểu và không thay đổi thường xuyên.
3.1.2. Củng cố uy tín của các giấy nợ tư nhân
Khi TTM càng phát triển, hàng hóa càng đa dạng, các loại giấy nợ tư nhân như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng…càng nhiều, NHNN cần tổ chức (hoặc chọn một tổ chức có uy tín) xếp hạng tín dung dựa trên những tiêu chuẩn đánh giá hợp lý để giảm những tác hại cho xã hội đồng thời làm cơ sở cho các TCTD và các doanh nghiệp phấn đấu vươn lên những thứ hạng cao hơn.
3.1.3. Phát triển thị trường tài chính năng động
Muốn thị trưởng mở phát huy tác dụng tích cực trong việc điều hành chính sách tiền tệ thì thị tường tiền tệ và thị trường chứng khoán phải hoạt động thông suốt, năng động và hổ trợ trong công việc điều tiết vốn cho xã hội. Từ đó, với nhu cầu giao dịch ngày càng tăng sẽ thu hút nhiều chủ thể tham gia vào TTM làm tăng vai trò của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
3.2. Một số kiến nghị trong thời gian tới:
Một là, NHNN tiếp tục kiên định mục tiêu ưu tiên là ổn định giá trị đồng tiền, biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, đồng thời trong từng thời kỳ phải xác định rõ mục tiêu và định lượng rõ ràng các mục tiêu đó để có cơ sở điều hành nhất quán, giảm thiểu áp lực trong việc điều hành NVTTM khi phải theo đuổi CSTT đa mục tiêu. Bên cạnh đó, NHNN nên duy trì khuôn khổ điều hành CSTT kết hợp giữa kiểm soát khối lượng và kiểm soát lãi suất, tỷ giá như hiện nay và trong tương lai khi điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, cũng như thị trường tiền tệ phát triển ở mức cao hơn, NHNN có thể xem xét chuyển sang thực hiện khuôn khổ CSTT điều tiết theo giá là chủ yếu, kết hợp với điều hành các chỉ tiêu tiền tệ
mang tính định hướng thị trường để nâng cao hiệu quả, tính minh bạch trong điều hành CSTT, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là, NHNN tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình vốn khả dụng của các TCTD, đồng thời tăng cường cơ chế trao đổi và cung cấp thông tin từ phía các TCTD, các đơn vị trong và ngoài NHNN để dự báo chính xác vốn khả dụng của các TCTD, làm cơ sở cho việc thực hiện các giao dịch chào mua/chào bán GTCG trên NVTTM để điều tiết thanh khoản VND ở mức hợp lý và định hướng lãi suất thị trường liên ngân hàng nhằm duy trì sự ổn định trên thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ba là, NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công cụ NVTTM với các công cụ CSTT khác (tỷ giá, lãi suất, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc...) trong việc thực hiện mục tiêu điều hành CSTT, qua đó tác động kịp thời và nâng cao hiệu quả can thiệp đến thị trường tiền tệ, cũng như tăng tính chủ động của các TCTD trong việc tham gia các giao dịch trên thị trường tiền tệ.
Bốn là, để phát huy tối đa vai trò của công cụ NVTTM đối với thị trường tiền tệ, cũng như đưa NVTTM trở thành công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN, trong thời gian tới NHNN cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với các hoạt động cho vay/nhận tiền gửi, mua bán GTCG giữa các TCTD trên thị trường tiền tệ, áp dụng các thông lệ quốc tế, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để phát triển các định chế trung gian như công ty xếp hạng tín nhiệm, các công ty môi giới... nhằm thúc đẩy thị trường tiền tệ trong nước phát triển, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Ngoài ra, các TCTD cần tích cực cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, tạo thuận lợi cho NHNN trong việc theo dõi thị trường, dự báo vốn khả dụng và định hướng điều hành lãi suất; đồng thời, nâng cao năng lực quản trị điều hành theo hướng tiếp tục thực hiện tái cơ cấu các TCTD yếu kém, củng cố tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản trị nguồn vốn của các TCTD, góp phần tiếp tục phát triển thị trường tiền tệ của Việt Nam trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng tương đối khá và kiềm chế lạm phát ở mức thấp.
Có được những kết quả đó là nhờ vào việc đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ trong đó bao gồm chính sách Thị trường mở trong việc điều hòa khối lượng tiền trong nền kinh tế ở nước ta còn chưa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ cứng nhắc và kém hiệu quả sẽ không đảm bảo cho nó tránh được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường bên ngoài. Vì thế, hơn bao giờ hết chúng ta cần đánh giá, phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách tiền tệ cũng như chính sách Thị trường mở của các nước trên thế giới, để từ đó vận dụng được xác thực và đem lại hiệu quả cao.
Vì thời gian hạn hẹp và kiến thức chưa được sâu, Nhóm chỉ phân tích một số vấn đề lý thuyết, thực trạng điều hòa khối lượng tiền thông qua nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện NVTTM ở Việt Nam. Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy đến vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Frederic S.Mishkin (2001) Tiền tệ, ngân hàng và tài chính.
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
[2] Nguyễn Đăng Dờn (2011) Nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.
[3] Nguyễn Đăng Dờn (2011) Tiền tệ ngân hàng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.
[4] Nguyễn Minh Kiều (2006) Tiền tệ ngân hàng. Đại học Kinh tế TPHCM. Nhà xuất bản Thống kê.
[5] http://www.sbv.gov.vn