Phương hướng và một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán và các Công ty phát hành chứng khoán (Trang 28 - 36)

III. CÔNG CỤ QUẢN LÝ

3. Phương hướng và một số kiến nghị

*Phương hướng

- Việc lựa chọn và xây dựng mô hình tổ chức quản lý các Công ty phát hành chứng khoán có vai trò quan trọng đối với việc thiết lập và từng bước phát triển TTCK Việt Nam. Căn cứ vào thực trạng TTCK Việt Nam, trên cơ sở áp dụng mô hình tổ chức quản lý của những TTCK phát triển Ta nên áp dụng “mô hình hỗn hợp” bởi trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của TTCK sơ cấp ở Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô phát hành cổ phiếu, trái phiếu và tiến hành cổ phần hoá DNNN. Đây là vấn đề chịu ảnh hưởng rất lớn từ Bộ tài chính, do đó dưới sự chỉ đạo tập trung, Thống nhất của Bộ tái chính là phù hợp với thực trạng, đặc thù của cải cách kinh tế Việt Nam và phụ hợp với khuynh hướng phát triển TTCK ở khu vực Châu Á và các nước trên thế giới. Hơn thế nó còn khắp phục những bất cập trong lĩnh vực QLNN về TTCK và phát hành chứng khoán ở Việt Nam tạo điều kiện để huy động các nguồn vốn dưới hình thức chứng khoán, khai thác những tiền năng về cơ sở hạ tầng của hệ thống ngân hàng cho việc thực hiện các dịch vụ lưu ký, thanh toán đa phương trong quá trình phát hành và giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô

hình cụ thể phải xuất phát từ những đặc thù của từng Quốc gia, từng khu vực cụ thể. Đồng thời từ việc phân tích trên đây cho phép khẳng định rằng: áp dụng “ mô hình hỗn hợp” về tổ chức quản lý TTCK cũng như quản lý Công ty phát hành chứng khoán nói riêng là phù hợp và mang có thể mang lại hiệu quả cao nhất đối với việc phát triển TTCK Việt Nam.

*Một số kiến nghị

- Để phát triển TTCK cùng với việc thúc đẩy quá trình Cổ phần hoá và tăng cường việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu Công ty đề nghị Chính phủ, Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước hỗ trợ về nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng của thị trường vốn ở các Tỉnh, thành phố…v…v.., để giúp các địa phương phát hành chứng khoán huy động vốn. Bên cạnh đó ta cần chú trọng tới việc hoàn thiện bộ máy Quản lý các Công ty phát hành chứng khoán ở nước ta hiện nay.

+ Về công tác quản lý và giám sát: Bên cạnh hệ thống luật pháp, cần phải có cơ quan quản lý công ty phát hành chứng khoán, mỗi nước đều có một cơ quan quản lý đảm bảo cho việc phát hành diễn ra thuận lợi. Thực tế cho thấy bất kỳ nền kinh tế thị trường nào cũng cần có sự điều tiết của Nhà nước. Mức độ và phạm vi điều tiết tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường và những yếu tố khác…do đó quản lý nhà nước là nhu cầu khách quan. Đây là bài học kinh nghiệm trong việc thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về phát hành chứng khoán ở Việt Nam.

+ Về tổ chức và quản lý hoạt động: Để TTCK Việt Nam ổn định và phát triển cần dựa vào hệ thống ngân hàng, vì hệ thống ngân hàng có một vai trò hết sức quan trọng thể hiện qua các vấn đề như: là cầu nối giữa nhà đầu tư và nhà phát hành chứng khoán; Ngân hàng rất thích hợp và nhậy cảm trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, là nơi tin cậy nhất trong thanh toán bù trừ và lưu trữ chứng khoán và có một vai trò nhất định trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, góp phần phát

triển TTCK. Tuỳ theo sự điều chỉnh của luật pháp, hệ thống ngân hàng sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán. Kinh nghiệm một số nước cho thấy nhà nước cần có quy chế chặt chẽ đối với các ngân hàng tham gia vào TTCK và bảo lãnh phát hành chứng khoán mới có thể thúc đẩy thị trường phát hành chứng khoán phát triển và hoạt động có hiệu quả.

+ Về quản lý và công khai hoá thông tin: Việc công khai hoá thông tin có tầm quan trọng đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư hoặc kinh doanh chứng khoán, bao gồm việc thông báo định kỳ kết quả kinh doanh, lỗ lãi, các khoản nợ, tổng kết tài sản… của các công ty phát hành chứng khoán. Một vấn đề rất quan trọng là thông tin kinh tế, các thông tin cần phải đáp ứng ba yêu cầu: công khai, chính xác, kịp thời. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có chiến lược về thông tin, có cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ thích hợp, xây dựng hệ thống thông tin phù hợp trên các phương tiện báo chí, bản tin điện tử, mạng thông tin thị trường trong và ngoài nước. Thành lập các tổ chức điều tra, thu thập thông tin, các công ty định mức tín nhiệm, định hướng đầu tư cho công chúng. Xây dựng hệ thống chỉ số và phân loại chứng khoán ngay từ đầu. Thống nhất việc in ấn giấy tờ cần thiết vào một đầu mối. Sát nhập dịch vụ thông tin tư vấn và sản xuất tin học để giúp cho việc tinh chế thông tin và tư vấn có chất lượng.

+ Về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm toán: Kiểm toán là công việc cần thiết đối với phát hành chứng khoán, Công tác kiểm toán sẽ phản ánh trung thực tình trạng của các doanh nghiệp cũng như chứng khoán của họ phát hành ra thị trường. Các doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán và đưa vào giao dịch trên thị trường, phải công bố công khai các báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan đến việc phát hành chứng khoán đã được kiểm toán và xác nhận của cơ quan kiểm toán. Căn cứ vào các báo cáo kiểm toán, Hội đồng xét duyệt quyết định chứng khoán của doanh nghiệp nào sẽ được đưa ra phát hành,

giao dịch tại thị trường chứng khoán và đây la tài liệu chính thức để công bố công khai trên TTCK.

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu, trái phiếu của các Công ty chưa niêm yết chứng khoán và nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn, đề nghị Chính phủ ban hành nghị định về việc lưu ký chứng khoán của những công ty có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên tại các Ngân hàng hoặc tại các Thị trường Giao dịch chứng khoán. Cùng với sự phối hợp hoạt động của hệ thống Ngân hàng và kho bạc Nhà nước trên TTCK theo mô hình như đã nêu trên; đề nghị khuyến khích thành lập các công ty tư vấn, công ty quản lý quỹ và Công ty niêm yết phát hành chứng khoán chung.

- Đối với trái phiếu, mặc dù đây là loại hình chứng khoán nợ, phản ánh các khoản vay nợ của tổ chức phát hành ( Chính phủ, Doanh nghiệp) đối với nhà đầu tư. Mặc dù việc nắm dữ trái phiếu không có khả năng chi phối ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của tổ chức phát hành, nhưng trong trường hợp nhà đầu tư nắm giữ với số lượng quá lớn trái phiếu của một tổ chức phát hành đồng loạt bán ra ( hoặc mua vào) thì sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả trái phiếu và khả năng trả nợ của tổ chức phát hành. Vì vậy, việc quy định nắm giữ trái phiếu đối với nhà đầu tư trong giai đoạn đầu TTCK mới đi vào vận hành là hết sức cần thiết.

Tóm lại các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng: phát hành, số lượng, mệnh giá, tình hình hoạt động của Công ty phải được niêm yết rõ ràng khi giao dịch, kinh doanh và các hoạt động có liên quan khác phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

KẾT LUẬN

Trên đây là những kiến thức sơ lược về các Công ty phát hành chứng khoán cùng với sự quản lý nhà nước đối với các công ty này tại Việt nam, giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt nam đứng từ góc độ của một nhà quản lý. Việc hoàn thiện mô hình quản lý của Nhà nước giúp cho các Công ty phát hành chứng khoán cũng như Thị trường chứng khoán ở Việt Nam tiến lên một bước phát triển mới là hết sức cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến hành vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đăc biệt là môi trường để phát triển và hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý ở Việt nam. Chính vì thế Đảng và Nhà nước cần có những giải pháp hỗ trợ tích cực trong điều kiện và khuôn khổ cho phép cũng như sự góp sức của tất cả các ngành, các cấp chức năng cùng đưa nền kinh tế Nước nhà ngày một phát triển hơn.

Các chính sách, giải pháp cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và linh hoạt. Song điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần phải lựa chọn được một mô hình quản lý phát hành chứng khoán thích hợp với Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay.

*

* *

Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN

đã giúp em hoàn thiện đề án của mình một cách tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán - Uỷ ban chứng khoán nhà nước

2. Những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - Uỷ ban chứng khoán nhà nước

3. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 6- Tháng 6 Năm 2004, Trang 12-15 4. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 5- Tháng 5 Năm 2004, Trang 12-14 5. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, Số 1- Tháng 1 Năm 2000, Trang 30-32 6. Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật,

Tác giả: TS. Mai Văn Bưu - TS. Phan Kim Chiến, Trang 164-214 7. Giáo trình Khoa học quản lý – Tập I + II , NXB Khoa học và kỹ thuật,

Tác giả: TS. Đoàn Thị Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

8. Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân – Tập I + II, NXB Khoa học và kỹ thuật Tác giả: GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Mai Văn Bưu

9. Hiểu và sử dụng thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Tác giả: PGS. PTS Lê Văn Tư , Trang 323- 515

10. Trang web: www.vcb.com.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

PHẦN 1: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC CÔNG TY PHÁT HÀNH

CHỨNG KHOÁN... 2

I. CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN...2

1. Chứng khoán...2 1.1.

Khái niệm ...2 1.2.

1.2.1. Cổ phiếu :...2 1.2.2. Trái phiếu :...3 1.2.3. Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán:...3 2. Thị trường chứng khoán ...4 2.1. Cơ cấu...4 2.2. Chức năng của TTCK ...6

2.2.1. Chức năng thứ nhất :Huy động vốn cho nền kinh tế...6

2.2.2. Chức năng thứ hai: thông tin ...6

2.2.3. Chức năng thứ ba: cung cấp khả năng thanh khoản...6

2.2.4 Chức năng thứ tư:đánh giá giá trị doanh nghiệp ...6

2.2.5. Chức năng thứ năm: tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính vĩ mô...

7 II. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán...7

1. Nhà phát hành...7

2. Nhà đầu tư...7

2.1. Các nhà đầu tư các nhân...7

2.2. Các nhà đầu tư có tổ chức...8

3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán...8

3.1. Công ty chứng khoán...8

3.2. Các ngân hàng thương mại...8

4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán...8

4.1. Cơ quan quản lý nhà nước...8

4.2. Sở giao dịch chứng khoán ...9

4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán...9

4.4. Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán ...10

4.5. Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm...10

III. CÁC CÔNG TY PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN ...10

1. Điều kiện phát hành ...10

2. Hình thức phát hành ...12

KHOÁN...

13 I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ...13

1. Khái niệm...13 2. Đặc điểm ...13

II. CÁC CHỨC NĂNG CHỦ YẾU ...15

1. Sứ mệnh ...15 1.1. Khuyến khích phát triển ...15 1.2. Định hướng ...15 1.3. Tạo khuôn khổ pháp luật...16

1.4. Điều chỉnh ...17 2. Quá trình quản lý...17 2.1. Lập kế hoạch ...17 2.2. Tổ chức ...18 2.3. Lãnh đạo...19 2.4. Kiểm tra giám sát...19

III. CÔNG CỤ QUẢN LÝ ...20

1. Các chính sách...20

2. Pháp luật ...21

PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ... 21

1. Thực trạng Việt Nam ...21

2. Một số kinh nghiệm Thế giới ...22

3. Phương hướng và một số kiến nghị...24

KẾT LUẬN... 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 30

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

Đề tài:

Quản lý của Nhà nước đối với các Công ty

tham gia thị trường Chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

KHOA: Khoa học quản lý

LỚP : Quản lý kinh tế 43A

GVHD: TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

SVTH : Nguyễn Văn Minh

Một phần của tài liệu Thị trường chứng khoán và các Công ty phát hành chứng khoán (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w