Mối liên hệ giữa Chỉ số phát triển giới và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa Chỉ số phát triển giới và phát triển kinh tế (Trang 26 - 30)

A.Tác động của bình đẳng giới đến xã hội:

Chỉ số GDI giảm xuống khi mức độ đạt được của cả nam giới và nữ giới giảm xuống hoặc khi sự chênh lệch về những gì đạt được của nam và nữ tăng lên. Sự chênh lệch về những khả năng cơ bản giữa nam và nữ càng tăng thì chỉ số GDI càng thấp khi so sánh với HDI

Bất bình đẳng giới về phát triển con người càng lớn thì GDI của nước đó càng thấp so với HDI. Đối với Việt Nam, giá trị GDI là 0,732 so với HDI là 0,733, tương đương 99,9%. Trong số 156 nước có hai giá trị này, chỉ có 8 nước có tỉ số cao hơn Việt Nam.

Việc xây dựng Chiến lược Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng bởi bình đẳng giới không chỉ là mục tiêu của phát triển mà còn là cách thức để xóa đói, giảm nghèo bền vững và thúc đẩy tăng trưởng của quốc gia. Bình đẳng giới còn tạo điều kiện quản lý nhà nước có hiệu quả khi nguồn lực con người (bao gồm cả nam và nữ) được phát huy và sử dụng một cách hợp lý. Chỉ tiêu GDI phản ánh mức độ chi tiêu

từ ngân sách Nhà nước cho chương trình về giới,mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ,nâng cao năng lực và sự tham gia vào mọi hoạt động chính trị ,kinh tế, xã hội của quốc gia nhằm thúc đẩy bình đẳng giới

Chi cho các chuơng trình về giới bao gồm:

• Chi cho chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

• Chi cho các chương trình quốc gia về bình đẳng giới

• Chi thường xuyên nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới và hoạt động .

Thu nhập chính là động lực của người lao động từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đảm bảo được bình đẳng giới thu nhập không những giải phóng sức lao động, tận dụng nguồn lực, làm lành mạnh thị trường lao động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự bất bình đẳng giới trong thu nhập là sự khác biệt giữa thu nhập của lao động nam và lao động nữ mặc dù có cùng các đặc tính năng lực và năng suất lao động (Rio, C. D và các cộng sự, 2006). Phân tích bất bình đẳng giới trong thu nhập là quá trình phân tích thông tin về thu nhập giữa nam và nữ nhằm đảm bảo rằng các lợi ích phát triển và các nguồn lực được sử dụng và phân phối một cách hiệu quả và công bằng cho cả nam giới và phụ nữ, đồng thời lường trước và tránh được các tác động tiêu cực mà quá trình phát triển có thể có đối với phụ nữ hoặc đối với mối quan hệ giới. Không nhận thức đầy đủ về vấn đề giới đồng nghĩa với việc hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất và việc làm (và do đó làm giảm năng suất lao động cho cả nền kinh tế nói chung), loại trừ lực lượng lao động nữ và công việc của phụ nữ ra khỏi quá trình phát triển của địa phương và quốc gia (UNDP[1]).

Bất bình đẳng giới trong thu nhập vừa là một trong những căn nguyên gây ra nghèo đói vừa là yếu tố cản trở lớn đối với quá trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng giới lớn và kéo dài thường phải trả giá là sự nghèo đói, tình trạng suy dinh dưỡng, đau ốm và những nỗi cực khổ khác ở mức độ lớn hơn. Tăng trưởng kinh tế sẽ mang lại hiệu quả đối với sự giảm mức độ nghèo đói ở những xã hội có sự bình đẳng giới ở mức độ cao hơn. Bất bình đẳng trong thu nhập giữa hai giới

ngăn cản sự phát triển bình đẳng gây ra sự không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực trong xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết bắt nguồn từ những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ tại nhiều quốc gia. Từ đó dẫn đến sự hạn chế trong các cơ hội để phụ nữ tiếp cận nền giáo dục và đào tạo, việc lựa chọn ngành nghề, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Sự phân bổ nam nữ lao động trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động và vị trí công việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt ảnh hưởng lớn đến sự khác biệt trong thu nhập. Ngoài ra, phụ nữ cũng có ít cơ hội tiếp cận hơn đối với các dịch vụ cũng như nguồn lực cơ bản khác như nước sạch, giao thông và thị trường, nguồn vốn... , điều này cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc cải thiện tình trạng và vị thế kinh tế của họ.

Mục tiêu bình đẳng giới trong thu nhập vừa là vấn đề quyền con người quan trọng vừa là một yêu cầu cơ bản cho sự phát triển công bằng và hiệu quả. Vì vậy việc nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng giới trong thu nhập có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong việc hướng tới sự bình đẳng trong xã hội mà còn góp phần tìm kiếm các biện pháp để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tăng trưởng kinh tế xã hội.

B.Cụ thể:

Trong khi thu nhập tăng mạnh đã thúc đẩy cải thiện chỉ số GDI và khoảng cách giới về GDP bình quân đầu người đã được thu hẹp rõ rệt tại hầu hết các tỉnh từ năm 1999 đến 2008, nhiều tỉnh thuộc các vùng giàu nhất của Việt Nam trong giai đoạn này vẫn có khoảng cách giới tăng lên trong GDP bình quân đầu người theo PPP giữa nam và nữ. Các tỉnh này bao gồm TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu ở vùng Đông Nam Bộ; An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang và Trà Vinh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long; Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam và Nam Định ở đồng bằng sông Hồng và Lâm Đồng ở Tây Nguyên.

Bất bình đẳng giới trong thu nhập là đáng kể và rõ rệt ở một số tỉnh năng động nhất của Việt Nam, nơi thu nhập đang tăng lên nhanh chóng.Như vậy, rõ ràng trong GDI có hai mô hình khác biệt về bất bình đẳng giới. Thứ nhất, vẫn tồn tại bất bình đẳng giới đáng kể trong giáo dục ở các tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Thứ hai, Bất bình đẳng giới trong thu nhập là đáng kể và rõ rệt ở một số tỉnh năng động nhất của Việt Nam, nơi thu nhập đang tăng lên nhanh chóng. Bất bình đẳng giới trong thu nhập là đáng kể và rõ rệt ở một số tỉnh năng động nhất của Việt Nam, nơi thu nhập đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, ở các tỉnh giàu có, bình đẳng giới trong giáo dục cao hơn rõ rệt, trong khi đó ở một số tỉnh nghèo hơn dường như có sự bình đẳng giới lớn 58 Phát triển con người ở việt nam – tỉnh hình sơ bộ ở cấp tỉnh hơn về thu nhập (mức chung giảm) . Đan xen với những xu hướng này là sự giảm nhẹ về khoảng cách nam-nữ trong tỷ lệ nhập học chung ở một số tỉnh. Thực tế này phổ biến ở các tỉnh nghèo ở miền Bắc cũng như một số tỉnh giàu ở đồng bằng sông Hồng, và khoảng cách thu nhập tăng lên ở một số vùng năng động hơn của Việt Nam như Đồng bằng song Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Điều này cho thấy khoảng cách ngày càng lớn trong tiếp cận giáo dục ở một số tỉnh, trong đó, phụ nữ đang bị tụt hậu, và có thể cho thấy phụ nữ ở một số tỉnh được hưởng lợi một phần thấp hơn từ quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam

Ngoài ra, những tỉnh có khoảng cách giới trong giáo dục lớn nhất năm 2008 gồm vài tỉnh nghèo nhất cả nước như Lai Châu, Điện Biên và Sơn La ở Tây Bắc, Hà Giang, Lào Cai và Yên Bái ở Đông Bắc và Trà Vinh ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này là do khoảng cách giới trong tỷ lệ biết chữ lên đến 20-30% vẫn tồn tại ở một số tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Ví dụ ở Lai Châu, tỷ lệ biết chữ ở phụ nữ là 48% so với 75,5% ở nam giới, ở Điện Biên là 60,5% so với 83,4% và ở Hà Giang là 62,7% so với 84,1%. Tương tự, tại một số tỉnh khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung lên tới 30%. Tại Điện Biên, tỷ lệ nhập học chung ở phụ nữ là 55,3% so với 78,5% ở nam giới, tại Sơn La là 55% ở phụ nữ so với 71,3% ở nam giới và tại Lai Châu là 51,4% so với 65,6%. Mặt khác, các tỉnh có khoảng cách giới lớn nhất về chỉ số thu

nhập nằm ở miền Nam, bao gồm Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang và Tiền Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, cùng với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh ở Đông Nam Bộ. Ở một số tỉnh, GDP bình quân đầu người theo PPP của phụ nữ chỉ bằng 50% đến 60% GDP bình quân đầu người theo PPP của nam giới, trong đó có Cà Mau (51%), Sóc Trăng (58%), Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu, Trà Vinh (tất cả đều là 59%).Một lần nữa, những xu hướng này đang chịu ảnh hưởng của sự khác biệt theo vùng cũng như sự khác biệt về thu nhập và dân tộc. Bảng 3.3 cho thấy những thành tựu khác nhau về tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học chung và GDP bình quân đầu người giữa nam và nữ ở các vùng của Việt Nam trong năm 2008.Ở cấp quốc gia, khoảng cách giới trong thu nhập bình quân đầu người đã thu hẹp từ mức 27% năm 1999 xuống 17% trong năm 2008, và khoảng cách về tỷ lệ nhập học chung giảm từ 7% và đến năm 2008 không còn khoảng cách giới. Khoảng cách giới trong tỷ lệ biết chữ của người lớn giảm nhẹ từ 7% xuống 5%. Khoảng cách về tuổi thọ đã tăng nhẹ; trong đó năm 1999 tuổi thọ của nữ cao hơn nam giới 3,5 năm và đến 2008 khoảng cách tăng lên trên 5 năm.Tuy nhiên, trong khi ở phần lớn các tỉnh có khoảng cách giới trong giáo dục giảm dần và đã thành công về phương diện bình đẳng giới, thì tại một số tỉnh khoảng cách giới về tỷ lệ nhập học chung tăng lên trong giai đoạn 1999-2008. Các tỉnh này bao gồm Thái Nguyên và Quảng Ninh ở vùng Đông Bắc, Sơn La và Hòa Bình ở Tây Bắc, Khánh Hòa ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Ninh Bình ở vùng đồng bằng sông Hồng. Đáng chú ý, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình ở vùng đồng bằng sông Hồng, cùng với Ninh Thuận ở Đông Nam Bộ và Thái Nguyên ở vùng Đông Bắc có khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung tăng lên trong giai đoạn 2004 và 2008.

Một phần của tài liệu Mối liên hệ giữa Chỉ số phát triển giới và phát triển kinh tế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w