Thực hiện đồng bộ biện pháp để phát huy tính tích cực của con ngƣời Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 100)

- Số liệu sử dụng của năm: 1992 1993 1994 1995 1997

2.2.3Thực hiện đồng bộ biện pháp để phát huy tính tích cực của con ngƣời Việt Nam

Ngày nay, khi nói đến việc khai thác và sử dụng nguồn lực con người, người ta thường nói đến 3 hệ thống giải pháp lớn là giải pháp phát huy tính tích cực của người lao động, giải pháp về đào tạo và giải pháp về giáo dục. Trong đó, những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của con người là những giải pháp trực tiếp nhất, nhằm sử dụng một cách tối đa về tiềm năng hiện có của con người, đồng thời trên mức độ nào đó góp phần nâng cao năng lực của con người.

Chất lượng của yếu tố con người thể hiện trên những mặt sau: năng lực, trí tuệ, trình độ hiểu biết về văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm, tập quán, thói quen, sự nhạy bén, khả năng giải quyết công việc, sức khỏe, tính tích cực xã hội. Phát huy yếu tố con người chính là nâng cao tất cả các mặt đó làm cho con người trở thành một chủ thể tích cực, chủ động và sáng tạo trong lao động sản xuất và các hoạt động xã hội. Trong đó, cái đầu tiên quan trọng nhất cần phải khơi dậy được là tính tích cực xã hội của con người.

Trong Từ điển Tiếng Việt chỉ có khái niệm "tích cực" mà không có khái niệm "tính tích cực xã hội". Khái niệm tích cực được hiểu như sau:

1- Tỏ ra chủ động, có nhiều hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi, thay đổi, đấu tranh tích cực. Ví dụ: Phương pháp chữa bệnh tích cực.

2- Hăng hái, tỏ ra nhiệt tình với nhiệm vụ, với công việc. Ví dụ: tích cực học tập, công tác tích cực

Có thể hiểu tích cực là một tính chất, một phẩm chất tốt đẹp của con người trong hoạt động sống. Hoạt động ấy có thể diễn ra ở phạm vi cá nhân vì mục đích cá nhân hay phạm vi tập thể, vì mục đích của tập thể của xã hội. Dù ở phạm vi nào, với mục đích nào, thì tính tích cực đều phải hàm chứa các nghĩa cơ bản sau:

1- Tỏ ra cố gắng, hăng hái chủ động, sáng tạo hơn mức bình thường. 2- Khắc phục được khó khăn, chế ngự được hoàn cảnh khách quan.

3- Đạt được hiệu quả hữu ích (cho cá nhân hay xã hội).

"Trong 3 nghĩa trên, nghĩa quan trọng nhất và cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của một người, một tập thể có tính tích cực là phải tỏ ra cố gắng hăng hái, chủ động sáng tạo hơn mức bình thường. Xét về phạm vi hoạt động và ảnh hưởng, con ngời có tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội" [6,163]

Từ các quan niệm trên có thể hiểu: tính tích cực xã hội là một phẩm chất

tốt đẹp, là tinh thần cố gắng nỗ lực hăng hái vươn lên, vượt qua những trở ngại khó khăn, chủ động, sáng tạo, chế ngự hoàn cảnh khách quan, nhằm đạt được những kết quả có ích trong hoạt động (thực tiễn, nhận thức) hướng tới hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung của tập thể, xã hội, nhờ vậy mà thúc đẩy xã hội phát triển.

Để nhận thức đúng đắn tính tích cực của con người chúng ta bắt đầu từ lao động với tính cách là hoạt động đầu tiên và cơ bản của đời sống con người. Tính tích cực sáng tạo của lao động thể hiện trong việc tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới về chất, cũng như trong việc thực hiện một cách hoàn hảo hơn chức năng lao động. Đó là hoạt động thực hiện với sự hiểu biết công việc, có mục đích nhất định, có hứng thú, trong đó những khả năng của con người được biểu hiện ra một cách đầy đủ.

Con người là một thực thể xã hội, do đó tính tích cực xã hội của con người còn bao hàm việc con người là LLSX hàng đầu của nhân loại, là chủ thể các quan hệ xã hội. Con người phát triển LLSX của mình, hoàn thiện và phát triển các quan hệ xã hội và bằng việc đó, con người phát triển các quan hệ xã hội khác. Đó là quá trình con người bằng hoạt động của mình tạo nên những bước tiến của lịch sử xã hội.

Quan niệm macxit khi xem xét về con người khẳng định con người vừa là tổng hòa các quan hệ xã hội, vừa là chủ thể của các quan hệ xã hội, tức là nhìn nhận con người vừa là sản phẩm của môi trường xã hội, vừa có vai trò tích cực trong nhận thức và cải tạo môi trường đó. Mỗi cá nhân là cá thể

người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức. Cá nhân bao hàm trong nó sự thống nhất giữa khả năng riêng của người đó với chức năng xã hội mà người đó thực hiện. Chủ nghĩa Mác và thực tiễn lịch sử - xã hội đã chứng thực rằng, tính tích cực của xã hội của con người, trước hết là tính tích cực xã hội của cá nhân, đồng thời cá nhân trở thành chủ thể tích cực của đời sống xã hội trong điều kiện hành động trong cộng đồng xã hội và hành động của cá nhân phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội.

Tính tích cực xã hội cũng được hiểu như một giá trị xã hội. Nó vừa là năng lực bản chất của cá nhân được thực hiện, vừa là sản phẩm của quan hệ xã hội. Tính tích cực xã hội của cá nhân được tăng cường trong quan hệ giữa các cá nhân. V.I Lênin đã từng viết: "Chủ nghĩa cộng sản bắt đầu ở nơi nào mà những công nhân thường tỏ ra quan tâm - với một tinh thần hy sinh quên mình, không ngại công việc nặng nhọc - đến việc nâng cao năng suất lao động, giữ gìn từng phút lúa mì, than đá, sắt và các sản phẩm khác là những thứ không vào tay bản thân những người lao động, không vào tay những bà con thân thuộc của họ, mà vào tay bà con xa của họ, tức là vào tay toàn thể xã hội, vào tay hàng chục và hàng trăm triệu người trước hết liên hợp thành một nước XHCN duy nhất và sau đó thành liên bang cộng hòa Xô viết". [31, 25 - 26]

Tính tích cực của con người được hình thành từ rất sớm và đã có một quá trình phát triển gắn với truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nếu như trước đây tính tích cực của con người Việt Nam được thể hiện tập trung ở ý chí, quyết tâm được giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi sự áp bức của lao động thực dân phong kiến, thì hiện nay nó lại được thể hiện mạnh mẽ ở ý chí, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, biến nước ta thành một nước có nền công nghiệp phát triển, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

hạn chế, còn chịu ảnh hưởng của những tác nhân như điều kiện kinh tế - xã hội còn lạc hậu, cơ chế quản lý và chính sách phát triển kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Để phát huy hơn nữa tính tích cực của con người Việt Nam hiện nay, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp sau:

Giải pháp tiến hành đổi mới hệ thống chính trị, dân chủ hóa đời sống xã hội nhằm phát huy đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.

Hệ thống chính trị XHCN ở nước ta bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các tổ chức xã hội khác. Sau thời gian đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta đã đạt được những bước tiến quan trọng, nhiều thay đổi to lớn. Song, bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót, hạn chế, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nâng lên kịp thời đòi hỏi tình hình mới. Nhà nước, đoàn thể chưa được sắp xếp lại, vẫn còn những biểu hiện quan liêu vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đó cũng là nguyên nhân làm hạn chế tính tích cực của người lao động. Vì vậy, đổi mới hệ thống chính trị là yêu cầu bức thiết hàng đầu bảo đảm cho việc phát huy đầy đủ tính tích cực của người lao động.

Trong đổi mới hệ thống chính trị, trước hết phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, không ngừng học tập, nâng cao trình độ trí tuệ của đảng viên, thực hiện tốt, nghiêm túc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất, năng lực và sức chiến đấu cao. Có như vậy Đảng mới làm tròn vai trò là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị, phát huy đầy đủ

quyền làm chủ của nhân dân.

Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị bởi Nhà nước là cơ quan quyền lực cao nhất, là nơi thể hiện và thực hiện ý chí quyền lực của nhân dân, thay mặt cho nhân dân tiến hành quản lý xã hội, quản lý đất nước. Quyền làm chủ của nhân dân có được phát huy hay không tích cực của người lao động có được khơi dậy và phát triển hay không là tùy thuộc vào sự hoàn thiện của Nhà nước XHCN. Chính vì vậy, phải xây dựng và kiện toàn bộ máy Nhà nước, làm cho Nhà nước thực sự là công cụ quyền lực của nhân dân, là sản phẩm của dân chủ và tự do của con người.

Để thực hiện được điều đó, phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong mọi hoạt động của Nhà nước, sửa đổi cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của Chính phủ, UBND các cấp, tiếp tục cải cách nền hành chính Nhà nước, loại bỏ những khâu trung gian hợp lý, phiền hà, sắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế, làm cho bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đồng thời thường xuyên và kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong bộ máy Nhà nước như quan liêu, tham nhũng. Đó là những biện pháp nhằm xây dựng những pháp quyền Việt Nam trong sạch, vững mạnh, cơ sở bảo đảm cho việc phát huy tính tích cực của người lao động.

Về phía Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo bảo vệ, lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân lao động; tham gia quản lý Nhà nước và quản lý xã hội; giáo dục lý tưởng cách mạng, quyền và nghĩa vụ cho mọi người công dân, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa dân với Đảng. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần tiếp tục đổi mới cả về nội dung lẫn phương thức hoạt động sao cho thật sự hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp nhân dân tham gia, qua đó mà phát huy tích cực của mình quá trình đổi mới đất nước.

mọi mặt đời sống xã hội. Đó là quá trình củng cố và nâng cao vai trò làm chủ của người lao động mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa, xã hội. Muốn vậy cần phải xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hóa cơ chế dân chủ trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kinh tế chính trị, đến văn hóa xã hội. Trong từng ngành nghề, phù hợp với từng đối tượng, thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế dân chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Thực tế đã cho thấy, khi quyền dân chủ của nhân dân mọi lĩnh vực được bảo đảm thì cũng là lúc mọi tiềm năng sáng tạo của họ được khơi dậy và phát huy.

Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp, đổi mới cơ chế quản lý

+ Rất cần thiết phải xây dựng một hệ thống chính sách xã hội đúng đắn phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực của người lao động. Chính sách xã hội

là sự cụ thể hóa đường lối chủ trương của Đảng, là một bộ phận của hệ thống chính sách Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc. Chính sách xã hội ở nước ta phải là bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu vì con người, hướng đến con người cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH tại đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định" chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH " [6 tr. 13] Hệ thống chính sách xã hội đề ra phải phù hợp với từng đối tượng, công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, quân đội, phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề của đời sống xã hội như lao động sản xuất, hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, phải được cụ thể hóa cho phù hợp với các cơ quan, trường học, bệnh viện... chính sách xã hội phải thể hiện được sự đãi ngộ xứng đáng của Đảng và Nhà nước đối với người lao động bảo đảm những điều kiện

cơ bản cho con người sống, làm việc, lao động, học tập, sáng tạo trên cơ sở đó, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân lao động, góp phần ổn định chính trị, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, chính sách xã hội đúng đắn phù hợp sẽ là nhân tố quan trọng tạo môi trường xã hội công bằng, văn minh lành mạnh để người lao động bộc lộ tài năng sáng tạo của mình. Để làm được điều đó, việc hoạch định chính sách xã hội ở nước ta cần dựa vào những qui định sau: Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; bảo đảm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; kết hợp việc đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài cho nhân dân, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, thực hiện nhiều hình thức phân phối lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đối với xóa đói giảm nghèo; phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc " Uống nước nhớ nguồn", " Đền ơn đáp nghĩa", "Nhân hậu thủy chung".

Trong những năm trước mắt chính sách xã hội cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc như giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện tốt chủ trương "xóa đói giảm nghèo", "đền ơn đáp nghĩa", vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình .v.v. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phạm vi phần này tôi muốn nhấn mạnh đề cập đến giải pháp cho

việc tiến hành giải quyết việc làm cho người lao động, một giải pháp cực kỳ

quan trọng cho việc phát huy tính tích cực của con người.

Một phần của tài liệu Kinh tế tri thức và việc phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 100)