Thực hiện công bằng xã hội

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người (Trang 78 - 90)

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công bằng là mục tiêu mà cuộc cách mạng xã hội hướng đến; đồng thời, là một trong những phương thức để phát huy nhân tố con người.

Chứng kiến tất cả những gì xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới mà Người từng đặt chân đến cũng như nghiên cứu tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam vào giai đoạn trước cách mạng, Hồ Chí Minh đưa ra một nhận định cho rằng, dưới chế độ thực dân phong kiến, hoàn toàn không có công bằng xã hội. Trong xã hội đó, “… nhân dân chỉ có nghĩa vụ

như nộp sưu đóng thuế, đi lính đi phu mà không có quyền lợi”[42, tr.219]. Đó là một sự bất công. Sở dĩ có sự bất công này là do “... một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản xuất của xã hội”[42, tr.203]. Trong xã hội cũ, chỉ có lợi ích cá nhân của bọn thống trị là được thoả mãn, còn lợi ích của quần chúng lao động bị giày xéo và do vậy, khả năng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn của con người cũng không được phát huy, đa số quần chúng nhân dân lao động trong xã hội không được học hành để nâng cao sự hiểu

biết, không được tiếp cận với những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Từ sự nhìn nhận và đánh giá trên, theo Người, trong chế độ xã hội mới, để quần chúng nhân dân phát huy hết năng lực tiềm ẩn của mình, để con người ngày càng phát triển một cách toàn diện thì cần phải thực hiện công bằng xã hội.

Thực hiện công bằng xã hội là yêu cầu quan trọng để đảm bảo lợi ích cho con người. Khi lợi ích được đảm bảo sẽ kích thích năng lực lao động, sáng tạo của con người trong xã hội, kích thích con người không ngừng phấn đấu, cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới, văn minh, tiến bộ; kích thích con người không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực sáng tạo của mình.

Theo Hồ Chí Minh, việc thực hiện công bằng xã hội trước hết phải được tiến hành trong lĩnh vực phân phối với nguyên tắc “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”[43, tr.226]. Thực hiện tốt điều này sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội, thúc đẩy mọi người hăng hái làm việc, cống hiến, học tập. Từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã lưu ý tầm quan trọng của công bằng xã hội đối với sự ổn định và phát triển đất nước, đối với hoạt động của con người. Thực hiện công bằng xã hội để ai cũng có cơ hội được hưởng thụ thành quả về kinh tế, chính trị, giáo dục- đào tạo, văn hoá, chăm sóc y tế, vui chơi,... nhằm phát triển về trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức, phát triển thể lực, nâng cao sức khoẻ con người, tạo ra những con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, không được coi công bằng xã hội như một sự cào bằng. Bởi lẽ, có như vậy mới tránh được tâm lý trông chờ, ỷ lại, mới tạo động lực kích thích được tính tích cực hoạt động sáng tạo của con người.

Để góp phần vào mục tiêu xây dựng và phát triển con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc phân phối công bằng phải tính đến việc bù đắp những thiệt thòi do hoàn cảnh lịch sử đưa lại; đồng thời có sự ưu đãi đối với những người có cống hiến đặc biệt cho đất nước, cho nhân dân. Đó là quan

tâm đến những người đã hy sinh một phần xương máu của mình cho Tổ quốc, đến thân nhân của các anh hùng liệt sỹ, đến phụ nữ và trẻ em, đến đồng bào vùng sâu, vùng xa,… để động viên họ tiếp tục có những đóng góp cho xã hội, đặc biệt, tạo cho họ có những cơ hội hoà nhập và phát triển. Chẳng hạn, việc các đối tượng thuộc chính sách xã hội được tạo các điều kiện cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần, được học hành để nâng cao sự hiểu biết; được chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, được tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hoá, khoa học của nhân loại,... ngoài ý nghĩa nhân văn, còn là một biện pháp tích cực giúp họ có cơ hội phát triển và hoà nhập với cộng đồng. Coi việc thực hiện công bằng xã hội như một phương thức nhằm xây dựng con người và phát huy nhân tố con người, Hồ Chí Minh thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, bao quát - tầm nhìn của một nhà hiền triết, một danh nhân văn hoá.

Trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường nhằm phát huy nguồn lực con người trong xã hội là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc.

Với điều kiện cách mạng khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yếu tố cơ bản, hàng đầu để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững chính là sự phát triển về mặt chất lượng con người. Trong các nguồn lực để phát triển xã hội, nguồn lực con người được đánh giá là nguồn lực quan trọng nhất. Đặc biệt, trí tuệ của con người có thể khai thác không bao giờ cạn kiệt, có khả năng tái tạo lại với một chất lượng mới cao hơn. Con người Việt Nam với đức tính cần cù, sáng tạo sẽ là yếu tố quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đối với Đảng ta, việc thực hiện công bằng xã hội ngoài ý nghĩa nhân văn, nhân đạo, còn nhằm tạo động lực kích thích con người hoạt động sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Việc thực hiện công bằng xã hội, theo quan điểm của Đảng, là phải dựa trên cơ sở phân phối kết quả sản xuất, phân phối tư liệu sản xuất, tạo ra những điều kiện cho mọi người phát

huy tốt năng lực của mình. Tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta khẳng định rằng, cần thực hiện phân phối “chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế”[16, tr.88], “phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất”[16, tr.88]; đồng thời, “thực hiện nghĩa vụ đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những người có công với nước, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh và cha mẹ vợ con liệt sĩ”[16, tr.106], “quan tâm tới các dân tộc miền núi xa xôi, đặc biệt quan tâm tới những vùng gặp khó khăn, vùng trước đây là căn cứ địa cách mạng và kháng chiến”[16, tr.128]. Với quan điểm đó, chúng ta đã bước đầu tạo ra được sự công bằng về cơ hội phát triển của con người. Cụ thể: thế hệ trẻ được chăm lo, giáo dục, được bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, phát triển tài năng, sức sáng tạo; học vấn của phụ nữ ngày càng được nâng cao; người nghèo được chăm sóc sức khoẻ miễn phí; đời sống vật và tinh thần của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng trước kia được cải thiện, trình độ dân trí được nâng cao... “Theo bảng xếp hạng của UNDP, trong vòng 11 năm, từ 1991 - 2002 chỉ số phát triển người (HDI) của Việt Nam từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Thứ bậc HDI của Việt Nam năm 2002 vượt lên 19, xếp thứ 109/ 173”[18, tr.25]. Những thành tựu đó có được là do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Việt Nam đã cố gắng thực hiện tốt công bằng xã hội.

Trong phương hướng phát triển đất nước từ năm 2006 – 2010, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương thực hiện “công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”, tạo cơ hội “bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thông tin, thể dục, thể thao, tạo việc làm”. Thực hiện tốt phương hướng đó, chúng ta sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển con người toàn diện theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

* * * * *

Như vậy, có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển con người là một nội dung rất cơ bản và quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Từ việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể sáng tạo nên lịch sử cũng như vai trò động lực của con người trong sự phát triển xã hội, Người đã đưa ra những phẩm chất cần có của con người trong thời đại cách mạng, đồng thời định hướng cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng và phát triển con người.

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, cùng với lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng con người, Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng và phát triển con người Việt Nam phải theo hướng toàn diện. Muốn vậy, phải quan tâm phát triển tất cả các mặt, các yếu tố cấu thành nên con người, trong đó cơ bản nhất là thể lực, trí lực và đức dục. Việc xây dựng và phát triển con người toàn diện, ngoài ý nghĩa nhân văn, còn góp phần tạo ra chất lượng mới của nguồn lực con người nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển con người không chỉ có giá trị lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Những kết quả đạt được trong sự nghiệp phát triển, bồi dưỡng con người trong hơn 60 năm qua của Việt Nam đã khẳng định một cách sâu sắc nhất giá trị tư tưởng của Người. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta luôn quán triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện. Đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đưa đất nước ta phát triển theo hướng bền vững

KẾT LUẬN

Vấn đề con người và phát triển con người là một nội dung rất cơ bản của lịch sử triết học. Trên cơ sở kế thừa những giá trị tích cực trong lịch sử tư tưởng dân tộc về con người cũng như tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này và đặc biệt, qua hoạt động thực tiễn phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan niệm đúng đắn, khoa học về con người. Người khẳng định mục tiêu của sự nghiệp đấu tranh cách mạng là hướng đến con người, vì con người; đồng thời, khẳng định vai trò động lực, năng lực cải biến và sáng tạo của con người đối với sự phát triển xã hội. Với quan niệm đó, có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mà còn có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với công cuộc đấu tranh giải phóng, phát triển con người ở nước ta hiện nay.

Sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới là một sự nghiệp vĩ đại. Để đưa sự nghiệp cách mạng đó đi đến thành công, phải có những con người với các phẩm chất cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Những phẩm chất cần có của con người trong xã hội hiện đại, như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, là phải có tài đức vẹn toàn, có tinh thần và ý thức lao động, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có tinh thần đoàn kết, có lối sống lành mạnh, có nếp sống văn minh… Những tiêu chí đó, một mặt, phản ánh sự phát triển đầy đủ của con người; mặt khác, là nền tảng, cơ sở để con người phát huy vai trò động lực của mình trong sự phát triển của xã hội. Việc đưa ra những phẩm chất cần có của con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự cụ thể hoá tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người trong điều kiện lịch sử cụ thể, mà còn góp phần hoàn thiện những quan điểm về con người trong lịch sử tư tưởng dân tộc.

Chí Minh - đó là vấn đề bồi dưỡng phát triển con người toàn diện. Theo Người, con người phải được trang bị một thế giới quan khoa học, có lý tưởng cách mạng vững vàng, có tri thức toàn diện, đạo đức trong sáng, sức khoẻ dồi dào, năng lực sáng tạo cao, khả năng thích ứng tốt. Tuy nhiên, những yếu tố đó không xuất hiện ngẫu nhiên, mà là kết quả của quá trình rèn luyện, học tập không ngừng. Vì vậy, trong tư tưởng của Người, việc giáo dục - đào tạo nhằm bồi dưỡng, phát triển chất lượng con người có vị trí đặc biệt quan trọng.

Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam là bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển con người về các mặt thể lực, đức dục, trí dục. Việc phát triển con người toàn diện là nhằm tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng đề ra một số định hướng cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người, đó là tăng cường đoàn kết, thực hiện dân chủ và đảm bảo công bằng xã hội. Việc thực hiện những định hướng này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để con người vừa có cơ hội phát triển, vừa có thể cống hiến nhiều nhất tài năng và trí tuệ của mình cho sự phát triển của xã hội. Quan điểm này của Người không chỉ có ý nghĩa lý luận sâu sắc, mà còn chứa đựng những giá trị thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Xây dựng, bồi dưỡng con người về mọi mặt là mục tiêu Axuyên suốt trong chiến lược phát triển con người của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta hiện nay.

Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong gần tám mươi năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã khẳng định tính khoa học, cách mạng và nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát triển con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng, phát triển con người toàn diện vì sự tiến bộ của xã hội là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và phát triển con người của cách mạng Việt Nam trong công cuộc đổi

mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Trọng Ân (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Tạp chí Triết học, số 1.

2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức mới, Hà Nội.

3. Lương Gia Ban (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận, Tạp chí Triết học, số 1.

4. Hoàng Chí Bảo (2004), Văn hoá Hồ Chí Minh và sự rèn luyện nhân cách văn hoá của thanh niên, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8.

5. Trương Khuê Bích (1985), Hồ Chí Minh và vấn đề phê phán chủ nghĩa cá nhân, Tạp chí Triết học, số 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Nguyễn Hữu Cát, Mạc Văn Nam (2004), Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 9.

7. Doãn Chính (Chủ biên), (2003), Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

8. Trịnh Doãn Chính, Nguyễn Anh Quốc (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Tạp chí Triết học, số 3.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1999), Điều mong muốn cuối cùng của Bác và trách nhiệm của chúng ta, Tạp chí Triết học, số 5.

10. Nguyễn Hữu Công (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người (Trang 78 - 90)