Tư tưởng về chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam (Trang 32)

Tư tưởng đức trị

Tư tưởng đức trị là những quan niệm về đường lối trị nước, quản lý xã hội dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức. Đó là hệ thống những nguyên tắc quy phạm đạo đức để điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng. Đức trị phản ánh nhu cầu lợi ích xã hội của giai cấp thống trị, được biểu hiện dưới hình thức những quy định và những đánh giá trên cơ sở xác lập những giá trị luân lý, được mọi người thừa nhận và chấp hành một cách tự giác. Nó được củng cố bằng những tấm gương đạo đức.

Xuất phát từ tình trạng xã hội phi nhân tính, rối ren đang chi phối đời sống xã hội và sự nhìn nhận bản tính của con người trên phương diện đạo đức, đặc biệt là nhằm đưa xã hội từ loạn đến trị và nhằm tạo ra mẫu người lý tưởng cần có của xã hội đó, Mạnh Tử đề ra đường lối đức trị, đường lối nhân chính để lãnh đạo xã hội.

Khổng Tử là một trong những người đầu tiên đề ra đường lối đức trị và Mạnh Tử đã kế thừa xuất sắc tư tưởng này để phát triển thành đường lối vương đạo nhân chính. Theo Khổng- Mạnh đều đặc biệt đề cao vai trò của đạo đức, coi đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất để đạt được những mục đích chính trị. Quan niệm về vai trò của đạo đức trong đường lối đức trị biểu hiện ở một số nội dung cơ bản sau:

Đạo đức là công cụ, phương tiện chủ yếu nhất của giai cấp phong kiến trong việc trị nước.

Khổng Tử và Mạnh Tử đều coi đạo đức, lễ giáo có vai trò quyết định trong việc duy trì quyền lợi của giai cấp phong kiến thống trị và củng cố chế

nói: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ gìn trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [29, 215]. Khổng Tử còn khẳng định rằng, đạo đức là biện pháp hiệu quả nhất để thu phục nhân tâm, nhân lực trong việc đường lối trị nước vì Khổng Tử nói: “Lấy đức để làm việc chính trị cũng ví như ngôi sao Bắc Đẩu, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều chầu về” [29, 214]. Kế thừa những tư tưởng này của Khổng Tử, trong sách Mạnh Tử,

Mạnh Tử bàn rất nhiều về vai trò của đạo đức trong việc trị nước, “Nay nhà vua phát khởi chính sách tốt, thi hành nhân đức, sẽ khiến được các kẻ làm quan khắp thiên hạ đều muốn đứng nơi triều đình nhà vua, những người làm ruộng đều muốn canh tác nơi ruộng nhà vua, những nhà buôn đều muốn cất giữ hàng hóa nơi chợ búa nhà vua, những lữ hành đều muốn đi lại trên đường của nhà vua, rồi trong thiên hạ những người oán ghét vua của mình sẽ tới tố cáo với nhà vua. Được như thế thì ai mà ngăn cản nổi (nhà vua dựng vương nghiệp)” [29, 755]. Khi trả lời Vạn Chương, ông cho rằng nước Tống suy yếu hơn thời trước bởi vì không chịu thi hành chính sách vương chính còn “nếu chịu thi hành vương chính thì mọi người trong bốn biển đều ngửng đầu trông ngóng muốn cho làm vua” [29, 987].

Mạnh Tử còn cho rằng, đạo đức và việc thi hành đạo đức còn là biện pháp tốt nhất để loại trừ tình trạng phi đạo đức trong xã hội, là phương tiện để duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định của xã hội. Sách Mạnh Tử có ghi lại việc Thuần Vu Khôn hỏi Mạnh Tử về việc có biện pháp nào để cứu cho thiên hạ khỏi chìm đắm thì Mạnh Tử trả lời: “Thiên hạ chìm đắm, phải cứu vớt bằng đạo lý... Ông muốn dùng tay không để cứu vớt thiên hạ chăng?” [29, 1045]. Ở đây, Mạnh Tử đã nhấn mạnh và đề cao việc phải dùng đức để trị của người cầm quyền. Ngoài ra, theo Mạnh Tử, điều đáng lo ngại cho sự trường tồn của một quốc gia là con người không có đạo đức- không có đạo đức là nguy cơ mất nước rất cao. Trong chương Ly Lâu, tập thượng, ông nói: “Thành quách chẳng hoàn bị, binh giáp chẳng nhiều, chưa phải là tai họa cho đất nước, ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳng tích tụ, cũng chưa

nguy hại cho đất nước; nhưng người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi, dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” [29, 1015]. Vậy, trong vấn đề trị nước thì đạo đức của người dân có vai trò quan trọng hơn tất cả các yếu tố khác. Khẳng định điều này, mục đích của Mạnh Tử là nhằm đề cao phương pháp dùng đức để trị của người cầm quyền.

Đạo đức còn là tiền đề, điều kiện quan trọng nhất để hình thành và hoàn thiện đạo đức của con người, góp phần vào việc củng cố, duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội

Mạnh Tử khẳng định rằng, để thiết lập và duy trì trật tự, kỷ cương và ổn định của gia đình cũng như của xã hội thì cần phải thực hành các biện pháp mang nội dung đạo đức. Tức là phải lấy những chuẩn mực đạo đức nhân, lễ, trí, tín, hiếu, trung... mà bổ hóa ra toàn xã hội, phải làm cho những chuẩn mực đạo đức ấy trở thành những nguyên tắc, những quy phạm chi phối của con người ở trong gia đình và ngoài xã hội. Có như vậy, theo Mạnh Tử, mỗi con người mới có đạo đức nhân, lễ, nghĩa, lễ, trí, tín, mới bảo tồn được tính thiện, loại bỏ được tính ác. Nhưng để đạt được mục đích cuối cùng này, các nhà Nho đều khẳng định là mọi người trong thiên hạ đều phải tận tâm trong việc tu dưỡng đạo đức. Sách Mạnh Tử ghi: “Gốc của thiên hạ là đất nước, gốc của đất nước là gia đình, gốc của gia đình là bản thân” [29, 1024]. Cũng giống như các nhà Nho khác, Mạnh Tử đề cao việc tu thân của mỗi người.

Đạo đức và việc thực hành đạo đức đóng vai trò quyết định đối với việc tạo lập ra mẫu người lý tưởng và góp phần tạo lập xã hội lý tưởng

Mạnh Tử đề cao con người lý tưởng. Họ là những người đứng lên loại trừ tình trạng rối loạn trong xã hội, khôi phục và duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội và họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập xã hội lý tưởng.

Con người lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo nói chung và của Mạnh Tử nói riêng là người quân tử. Mạnh Tử đưa ra quan niệm về người quân tử xuất phát từ sự đối lập giữa tính thiện và tính ác, giữa lợi và nghĩa, giữa quân tử và tiểu nhân. Người quân tử là người có đạo đức, học và thực

Nhưng để trở thành người quân tử, theo Mạnh Tử, họ phải trải qua quá trình học tập, tu dưỡng đạo đức lâu dài, với nỗ lực bền bỉ. Có như vậy, trí và đức của họ mới giàu có thêm và ngày càng bền vững. Cuối cùng, họ phải đem cái đức đó giáo hóa cho mọi người và cái đức ấy có nền tảng cơ bản là lòng nhân.

Như vậy, từ chỗ coi trọng, quan tâm đến vấn đề con người, nhìn nhận con người từ bản tính thiện, Mạnh Tử đặc biệt đề cao thậm chí tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức, của đường lối đức trị trong việc khôi phục, duy trì trật tự xã hội, trong việc tạo lập, hoàn thiện nhân cách con người và xã hội lý tưởng. Ngoài ra, việc đề ra con người có đạo đức, con người lý tưởng của Mạnh Tử thực chất cũng chỉ nhằm phục vụ những lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, họ đang cần những con người như thế để xây dựng và giữ gìn cho chế độ phong kiến của mình.

Một trong những biện pháp để thực hiện đường lối đức trị, theo Mạnh Tử, nhà cầm quyền phải tu dưỡng đạo đức.

Trong tư tưởng đức trị, Mạnh Tử cho rằng, nhà vua, nhà cầm quyền là những người thực hiện công việc lao tâm, họ sống dựa vào dân, vì dân là những người cung cấp vật chất cho nhà cầm quyền. Nhưng đồng thời, nhà cầm quyền cũng là những người đóng vai trò quan trọng đối với sự an ninh của xã tắc vì họ nhà người làm nhiệm vụ chèo lái, dẫn dắt dân chúng. Nho giáo quan niệm, nhà vua, người cầm quyền là những người được hưởng mệnh Trời làm trách nhiệm là cha mẹ của dân, thay trời trị dân. Quan niệm của Nho giáo về một ông vua, người cầm quyền có đạo đức biểu hiện trong sự thống nhất giữa nội thánhngoại vương, giữa trihành. Nội thánh là bản thân mình phải có đầy đủ các đức tính cơ bản của bậc thánh như đức Nhân- tức là lòng thương người. Hiếu đễ- tức là phải hiếu, kính cha mẹ, kính anh nhường em. Trung thứ- tức là lòng trung hậu, hoà mục, khiêm tốn, không giả dối quanh co, trong công việc phải siêng năng, trọng nghĩa khinh lợi. Nói tóm lại, nội thánh bao gồm năm đức tính cơ bản: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Ngoại vương là sự thể hiện, thi hành cái nội thánh ra bên ngoài theo đường lối vương đạo

để tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, thực hiện đường lối chính trị vương đạo. Trong mối quan hệ giữa nội thánh và ngoại vương thì nội thánh là cơ sở bên trong của ngoại vương, là yếu tố quyết định ngoại vương; còn ngoại vương chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội thánh, là hiện thực hoá cái nội thánh. Theo nghĩa này, tri là sự hiểu biết, là sự lĩnh hội cái đạo làm vua còn hành là đem cái sự hiểu biết ấy thi hành trong việc trị nước, trị dân. Nội thánh ngoại vương là đối với bản thân thì tu dưỡng theo đạo đức thánh hiền, đối với bên ngoài thì thực hiện đường lối đức trị.

Mạnh Tử đi chu du giảng về đạo trị nước cho các vua và đi đến đâu ông cũng rao giảng về đường lối trị nước nhân chính. Mạnh Tử cho rằng ai có phẩm chất đạo đức tốt thì mới nên ở ngôi vị cao nhất. Người cầm quyền mà ăn ở bất nhân, không có đạo đức thì chỉ gây đau khổ cho dân. Trên cơ sở đó, Mạnh Tử đã phân biệt rõ vương đạo, bá đạo.

Theo Mạnh Tử, bá đạo là chính sách cai trị chỉ dựa vào sức mạnh để bắt người ta quy phục. Dùng sức mạnh để buộc người ta quy phục, là làm những điều bất thiện, những điều trái với lương tâm con người. Người cầm quyền thi hành chính sách bá đạo thì không thể bắt tâm người ta quy phục. Trái lại, vương đạo là chính sách cai trị dựa vào đạo đức đánh vào lương tâm con người, làm cho con người nhận thức được phải trái để tự giác tuân theo. Trong chương Công Tôn Sửu, tập thượng, Mạnh Tử nói: “Dùng sức mạnh chinh phục, giả làm nhân chính, đó là bá. Muốn làm bá, tất phải cần một đất nước rộng lớn. Dùng đức để thi hành nhân chính, đó là vương. Muốn là vương, không phải đợi có nước lớn. Vua Thành Thang khởi từ một nước vuông bảy chục dặm, Văn Vương từ một nước vuông vức trăm dặm. Dùng sức mạnh để chinh phục, người ta chẳng tâm phục, mà chỉ vì không đủ sức (chống lại) thôi. Dùng đức để chinh phục, người ta thật lòng vui vẻ, mà thành thật tin phục, như bảy mươi đệ tử tín phục Khổng Tử vậy” [29, 852]. Vậy, vương đạo là cách thức cai trị gắn liền với đạo đức. Hay nói cách khác, vương đạo đó chính là đức trị của người cầm quyền.

Mạnh Tử yêu cầu người cầm quyền phải sử dụng đức trị trong đường lối trị nước của mình. Đức trị còn thể hiện như một yêu cầu tất yếu trong việc thi hành nhân chính. Khi vua Lương Huệ Vương hỏi Mạnh Tử có cách gì làm lợi cho nước ông không? Mạnh Tử đáp lại rằng: “Nhà vua hà tất nói tới lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi” [29, 712]. Hay ở chỗ khác, Mạnh Tử cũng đề cao vai trò của việc bao bọc dân trong việc dựng vương nghiệp của nhà vua, “Bao bọc dân để dựng vương nghiệp, thì không ai ngăn cản được” [29, 754].

Từ Khổng Tử trở về trước, hai chữ vương, bá chỉ có nghĩa là các mức độ của quyền hành, không có ý nghĩa đạo đức, như vua nhà Chu gọi là vương, Tề Hoàn công gọi là bá, vua các nước nhỏ hơn nữa gọi là chư hầu. Mạnh Tử có lẽ là người đầu tiên phân biệt vương và bá về phương diện đạo đức, chứ không xét về phương diện thế lực.

Trong việc thi hành đường lối vương đạo, Mạnh Tử khuyên nhà cầm quyền nếu muốn là cha mẹ dân thì phải hoà mình vào cuộc sống của dân chúng để thấu hiểu nỗi khổ và đồng cảm với họ, không nên chỉ biết hưởng thụ xa hoa mà để cho dân chúng đói khổ. Mạnh Tử nói: “Bếp nhà vua có thịt béo, tàu ngựa có ngựa mập, mà dân có sắc đói, ngoài đồng ruộng người chết đói nằm la liệt, như thế là xua thú ăn thịt người vậy! Loài thú ăn thịt lẫn nhau, người ta còn ghét, huống gì làm cha mẹ dân, coi việc hành chính, mà không tránh khỏi việc xua thú ăn thịt người? Sao có thể làm cha mẹ dân được?” [29, 727]. Ở chỗ khác, Mạnh Tử nói: “Nay nhà vua biết chung vui với dân, ắt dựng nên vương nghiệp vậy” [29, 765]. Khi đưa ra một vấn đề gì, Mạnh Tử khuyên nhà vua cần lắng nghe sự đóng góp ý kiến của dân chúng, tức là nhà vua phải coi trọng ý dân, lòng dân, “Những cận thần đều nói một người là nên giết, vua chớ nên nghe; các quan đại phu đều nói là nên giết, cũng chớ nên nghe. Người trong nước đều nói là nên giết, bấy giờ mới nên xem xét. Thấy đúng là đáng giết, mới nên giết đi. Vậy là dân đã giết vậy. Như thế mới đáng làm cha mẹ dân” [29, 794].

Cũng giống như Khổng Tử, Mạnh Tử rất tin ở sự hấp dẫn và sự tác động của đạo đức có thể làm thay đổi được lòng người, có thể thu phục được dân tâm. Về vấn đề này, Khổng Tử cũng đã nói: “Nếu người trên chuộng lễ, thì dân

chẳng ai dám bất kính. Người trên chuộng nghĩa, thì dân chẳng ai dám bất phục. Người trên chuộng chữ tín, thì dân chẳng ai dám không thật lòng. Được như vậy dân bốn phương sẽ địu con mà theo về” còn “tự mình không đúng đắn, thì dẫu ra lệnh, dân cũng không theo” [6, 69]. Mạnh Tử đặc biệt rất đề cao thuật trị nước theo đường lối nhân chính. Ông quan tâm tới vấn đề tu dưỡng đạo đức của người cầm quyền. Theo ông, cái đức của người cầm quyền là rất cần thiết cho người cai trị, nó ảnh hưởng tới vấn đề hưng vong, thịnh suy của xã tắc. Như vậy, người cầm quyền không ngừng rèn luyện cái đức sáng của mình để cai trị thiên hạ, nhằm đem lại cuộc sống ấm no của dân chúng.

Ngoài ra, Mạnh Tử còn đưa thêm một trong những điều kiện để thực hiện đường lối đức trị đó là phải Chính danh. Chính danh là một phạm trù, một nội dung cơ bản của tư tưởng đức trị. Chính danh còn là một trong những biện pháp chính trị để thi hành đường lối đức trị, lễ trị.

Khổng Tử là người đầu tiên đặt ra chính danh. Ông yêu cầu phải đạt đúng tên sự vật và gọi sự vật bằng đúng tên của nó sao cho danh phải đúng với thực chất của sự vật. Trong tư tưởng đức trị, chính danh là yêu cầu mỗi người cần phải có một phẩm chất tương xứng với địa vị xã hội của mình và phải suy nghĩ, hành động đúng với địa vị ấy, không được tranh giành địa vị và bổn phận của người khác, giai cấp khác. Nếu không chính danh xã hội sẽ loạn. Do vậy, “người quân tử (nhà cầm quyền) đặt danh tất phải nói được đạo lý, mà nói được tất làm được” [29, 443].

Mạnh Tử tiếp thu quan điểm của Khổng Tử và ông đề cao chính danh

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những nội dung chính trong tác phẩm Mạnh Tử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)