tư xây dựng.
Quản lý rủi ro trong quá trình đầu tư và xây dựng, được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. Dự án thường có rủi ro cao ngay trong giai đoạn hình thành.
Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục bao gồm các nội dung: -Xác định rủi ro
-Phân tích đánh giá rủi ro -Kiểm soát phòng ngừa rủi ro -Tài trợ rủi ro
3.1. Xác định rủi ro
Xác định rủi ro là quá trình nguyên cứu, xem xét xem xét đánh giá những lĩnh vực rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đến dự án;
Người ta xác định rủi ro bằng các phương pháp như phỏng vấn và điều tra, phương pháp chuyên gia, phương pháp biểu đồ, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích. Trong đó các phương pháp của thống kê lý thuyết xác xuất được sử dụng như là những công cụ hữu hiệu để xác định rủi ro và mức độ rủi ro.
3.2. Phân tích đánh giá rủi ro
Phân tích rủi ro là việc nhìn thấy trước, xem xét trước những khả năng xuất hiện rủi ro và mức độ tác động của nó trong những tình huống tốt xấu khác nhau, trợ giuó cho quá trình ra quyết định;
Để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro, cần thu nhập số liệu và tiến hành xác định xác suất xuất hiện rủi ro và mức độ nghiêm trọng của rủi ro;
3.3. Phương pháp phân tích rủi ro
Các phương pháp phân tích rủi ro dự án có thể được tập hợp theo nhóm căn cứ vào bản chất của phương pháp hoặc hình thức thể hiện của phương pháp;
Các phương pháp phân tích rủi ro theo bản chất dựa trên lý thuyết quyết định và lý thuyết sản xuất;
Các phương pháp phân tích rủi ro theo hình thức thể hiện bao gồm hai nhóm phương pháp: phân tích định tính và phân tích định lượng;
Các phương pháp định tính thường dùng là:
- Phương pháp đầu cuối; - Phương pháp mô tả;
Các phương pháp định lượng thường dùng là:
- Phương pháp tỷ suất chiết khấu điều chỉnh theo độ rủi ro; - Phương pháp phân tích độ nhạy;
- Phương pháp xác suất;
- Phương pháp Phân tích cây quyết định; - Phương pháp mô phỏng;
3.4. Kiểm soát phòng ngừa rủi ro
Kiểm soát phòng ngừa rủi ro thường được thực hiện bằng các biện pháp sau: - Né tránh rủi ro;
- Chấp nhận rủi ro; - Bảo hiểm;
- Tự bảo hiểm;
- Ngân ngừa thiệt hại; - Chuyển dịch rủi ro; - Giảm bớt thiệt hại.
3.5 Tài trợ rủi ro
Bên cạnh những giải pháp kiểm soát rủi ro, cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp khi rủi ro xảy ra. Các biện pháp này được chia thành 2 nhóm:
- Tự khắc phục rủi ro; - Chuyển giao rủi ro;
Ngoài ra khi gặp rủi ro còn có thể nhận được dự tài trợ từ phía chính phủ cấp trên, các tổ chức liên đới, …