Về hệ thống cơ chế, chính sách đối với DNNN

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 57)

b. Tỷ suất giữa lợi nhuận và doanh thu thuần

2.3. Về hệ thống cơ chế, chính sách đối với DNNN

Cần xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước. Sửa đổi và ban hành mới cơ chế chính sách phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

•Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích:

- Về vốn: đối với doanh nghiệp đang hoạt động, nhà nước cấp đủ vốn (bao gồm cả vốn lưu động, vốn đầu tư mới, đầu tư mở rộng) đảm bảo để doanh nghiệp hoạt động ổn định, thực hiện được nhiệm vụ công ích nhà nước giao. Đối với doanh nghiệp thành lập mới, nhất thiết phải tuân theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và ngành; được thẩm định chặt chẽ và do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt từng trường hợp cụ thể và được cấp đủ vốn điều lệ xuất phát từ mục tiêu thành lập doanh nghiệp.

- Về lao động tiền lương: hàng năm nhà nước phê duyệt chỉ tiêu lao động và quỹ tiền lương, đêt doanh nghiệp có điều kiện duy trì đội ngũ lao động và hoạt động

ổn định. Trên cơ sở đó doanh nghiệp xây dựng và thực hiện quy chế trả lương cho người lao động gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ.

- Về cán bộ quản lý doanh nghiệp: nhà nước lựa chọn những người có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đêt bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí các chức danh quản lý khác trên cơ sở tiêu chuẩn của nhà nước đảm bảo để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt cho XH. Nếu 3 năm liền doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ công ích giao cho thì giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng sẽ bị miễn nhiệm.

- Về kiểm tra, kiểm soát: nhà nước thông qua các cơ quan của mình thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ doanh nghiệp hoạt động công ích theo đúng mục tiêu thành lập, đối tượng phục vụ, pham vi hoạt động. Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực dịch vụ công cộng chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh doanh. Những doanh nghiệp kinh doanh làm các dịch vụ công ích sẽ được hưởng mọi ưu đãi cho hoạt động công ích.

•Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh:

- Về vốn: đối với doanh nghiệp đang hoạt động, nhà nước có cơ chế để từng bước cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp đảm bảo từ 40 – 50% nhu cầu về vốn của doanh nghiệp tuỳ theo từng ngành cụ thể.

- Về lao động, tiền lương: doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao động, bố trí việc làm căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh và chủ động áp dụng hình thức trả lương cho người lao động một cách hợp lý, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về cán bộ quản lý: nhà nước áp dụng hình thức tuyển chọn và hình thức trả lương với giám đốc, quy định tiêu chuẩn để giám đốc lựa chọn phó giám đốc và kế toán trưởng, trình cơ quan có thẩm quyền quyết định. Nếu 3 năm liền doanh nghiệp thua lỗ thì giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng sẽ bị sa thải hoặc miễn nhiệm và phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của nhà nước về thiệt hại chủ quan mà doanh nghiệp phải gánh chịu trong thời gian thực hiện chức trách của mình.

- Về kiểm tra, giám sát: nhà nước thông qua các cơ quan của mình thực hiện việc kiểm tra giám sát trên cơ sở luật pháp và đảm bảo quyền tự chủ sản xuất kinh

KẾT LUẬN

Đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Qua đề tài này, chúng ta có thể thấy vai trò của đầu tư phát triển là rất quan trọng nên việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trở thành vấn đề mang tính quyết định đối với sự phát triển nền kinh tế nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt với đặc điểm nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước đang có vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. DNNN là một công cụ vật chất hết sức quan trọng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển, nhưng vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định.

Trong khuôn khổ bài làm này chúng em nêu ra những điểm đó và xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục. Do trình độ hiểu biết còn có hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự thông cảm, góp ý chân thành của thầy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư (Chủ biên PGS.TS Từ Quang Phương và PGS.TS Phạm Bạch Nguyệt - Nhà xuất bản ĐH KTQD năm 2010)

2. Niên giám thống kê năm 2007 (NXB Tổng cục Thống kê) 3. Niên giám thống kê năm 2008 (NXB Tổng cục Thống kê) 4. Niên giám thống kê năm 2009 (NXB Tổng cục Thống kê)

5. Một số chỉ tiêu thống kê Doanh nghiệp Việt Nam (NXB Tổng cụ Thống kê năm 2010)

6. Trang thông tin điện tử Tổng cục thống kê (www.gso.gov.vn) 7. Luật Doanh nghiệp năm 2005

8. Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003

9. Nghị định 25/2010/NĐ-CP, hướng dẫn chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

10.Website: http://www.mpi.gov.vn/

11.Website: http://vneconomy.vn/ và Website: http://dangcongsan.vn/

12. Theo Báo cáo thực trạng hoạt động của tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2006 -2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước Thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w