Đánh giá công tác TĐDAĐT trung và dài hạn của Ngân Hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 58 - 59)

- Khả năng cạnh tranh và các phương thức cạnh tranh:

1.4.Đánh giá công tác TĐDAĐT trung và dài hạn của Ngân Hàng NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nộ

NN&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

1.4.1Những mặt đạt được

Hoạt động tín dụng trung-dài hạn tại chi nhánh ngày càng được mở rộng, dư nợ cho vay trung- dài hạn tăng lên cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay, cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động, chi nhánh đã quan tâm đến đầu tư trung –dài hạn nên dư nợ trung –dài hạn so với tổng dư nợ đã tăng lên.

Tổng số DNNN đang có quan hệ tín dụng tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội ngày càng tăng lên là 33 đơn vị , so với đầu năm tăng thêm 9 đơn vị. Dư nợ đối với khách hàng là DNNN 860tỷ đồng tăng 71tỷ đồng so với đầu năm. Các đối tượng khách hàng là DNNN của Chi nhánh không có trường hợp nào là đơn vị kinh doanh thua lỗ dẫn đến không trả được nợ gốc và lãi.

Cho vay trung –dài hạn ở chi nhánh trong thời gian qua đã tập trung vào ngành lương thực- thực phẩm, nghành phân bón, ngành sản xuất và phân phối điện, ngành xây dựng… đã tập trung vào các khách hàng sản xuất kinh danh có hiệu quả. Chi nhánh đã cố gắng chọn lựa các khách hàng tốt, có tín nhiệm, có dự án khả thi để cho vay nhằm nâng cao mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và góp phần cải thiện vị trí hàng nội rồi đưa ra xuất khẩu nước ngoài.

Công tác thẩm định, tổ chức quản lý tín dụng trung- dài hạn ngày càng hoàn thện và có chất lượng hơn.

Về phương pháp thẩm định

Việc thẩm định dự án từ chỗ ít kinh nghiêm dần đến áp dụng các phương pháp có tính khoa học, áp dụng nhiều phương pháp trong thẩm

định một dự án trung dài hạn. Có tham khảo nhiều phương pháp từ các ngân hàng khác, áp dụng các phương pháp riêng biệt với các dự án trung và dài hạn

Về nội dung thẩm định

Việc thẩm định dự án được nhìn nhận rộng hơn, kỹ thuật thẩm định được thể hiện ở nhiều phương diện : thị trường, kinh tế- xã hội, kỹ thuật và tài chính dự án. Trước đây thường một bản thẩm định chỉ nêu chung chung về sự cần thiết phải đầu tư, tính toán hiệu quả trước và sau đầu tư mà chưa quan tâm đến yếu tố chiết khấu khi thẩm định. Ngày nay, các chỉ tiêu tính toán trong công tác thẩm định được mở rộng từ chỗ tính toán khả nảng sinh lời và nguồn trả nợ của dự án đã bổ xung thêm chỉ tiêu phân tích như điều hoà vốn, giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) và được coi là tiêu thức quan trọng trong việc lựa chon cũng như quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tuổi đời dự án cũng được tính toán sử dụng .

Công tác thẩm định cho vay trung-dài hạn đã phục vụ kịp thời chiến lược kinh doanh, đổi mới cơ cấu đầu tư của chi nhánh, đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Cho nên việc đánh giá đúng hay không đúng tính khả thi và hiệu quả của việc lựa chọn sử dụng ít vốn mà vẫn đạt hiệu quả là phụ thuộc rất nhiều vào công tác thẩm định dự án của chi nhánh.

Về quy trình thẩm định dự án

Qui trình thẩm định dự án được áp dụng theo qui trình chuẩn chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Qui trình này tương đối hợp lý, từ khâu thu thập thông tin đến khâu thẩm định và tái thẩm định.

Đạt được các kết quả trên là do sự nỗ lực của của tập thể lãnh đạo , các phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn trung và dài hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 58 - 59)