TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm_Du lịch điện tử_Khoa du lịch_Đại Học Huế (Trang 31 - 34)

Năm 2006 là một năm đặc biệt đối với nền kinh tế Việt Nam. Chúng ta bắt đầu chính thức tham gia vào nền kinh tế toàn cầu với các luật lệ được áp dụng có phần khác với những gì mà chúng ta đang quen thuộc. Hiện tại trên Thế giới có các Hệ thống phân phối toàn cầu sau: Abacus (chỉ hoạt động tại một số thị trường trong khu vực APAC), Amadeus,Apollo, Galileo, Sabre và Worldspan.Travelport GDS hiện đang sở hữu và vận hành cả ba Hệ thống GDS Apollo, Galileo và Worldspan. Galileo Vietnam, một Công ty trực thuộc ESG, là Công ty phân phối quốc gia (NDC) của Galileo International (nay là Travelport GDS) tại Việt nam, Lào và Cambodia từ năm 2002.

Trong số đó Amadeus đứng vị trí hàng đầu về lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên dụng cho ngành hàng không và du lịch lữ hành. Ông Hoàng Tiến Dũng, giám đốc Amadeus Việt Nam cho biết: Việt Nam đã nằm trong “tầm ngắm” của Amadeus từ lâu do vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam á và nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam đang ngày càng gia tăng.

Ngày 21/04/2005, Amadeus đã được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam và đã chỉ định Công ty TNHH Hệ thống Phân phối Toàn cầu (GDS) làm đại diện chính thức tại Việt Nam và đã đi vào hoạt động từ 15/07/2005. Trong giai đoạn đầu, Amadeus Việt Nam đã cung cấp cho thị trường hai sản phẩm chính là Amadeus Vista dành cho đối tượng chính là các đại lý bán vé máy bay và Check My dành cho khách hàng và các công ty có nhu cầu đi lại. Trong thời gian tới, Amadeus sẽ tiếp tục giới thiệu các sản phẩm đặt chỗ khách sạn, tàu biển, thuê ô tô, mua bảo hiểm vào thị trường Việt Nam để phục vụ khách hàng.

Travelport là tập đoàn chuyên nghiệp về du lịch và cũng là tập đoàn có mạng lưới lớn nhất Thế giới trong lĩnh vực này.

Tại thời điểm cách đây 5 năm, để có thể kết nối vào các Hệ thống đặt chỗ, tính giá và xuất vé toàn cầu (GDS), các Đại lý bán vé máy bay phải có đường truyền SITA. Ngoài ra thì Đại lý còn phải trả một số các khoản phí thuê bao khác. Tính ra chi phí cho việc sử dụng GDS lúc bấy giờ cũng khoảng trên dưới 10 triệu đồng một tháng.

V. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG PHÂN PHỐI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Ngay khi vào Việt Nam, Galileo đã đưa ngay công nghệ mới tới cho khách hàng. Theo đó khách hàng có thể dùng đường truyền Internet để kết nối với Hệ thống GDS của Galileo. Việc này đã có tác dụng đáng kể trong việc giảm chi phí khai thác Hệ thống GDS tại Việt nam từ 10 triệu đồng xuống còn khoảng 1 triệu đồng một tháng!

Không chỉ giảm chi phí bằng công nghệ mới, Galileo còn có một cơ cấu cực kỳ gọn nhẹ và hiệu quả. Việc này cũng không làm tăng thêm chi phí của các Hãng hàng không, Khách sạn tham gia phân phối sản phẩm qua Galileo. Bằng chứng là có những Hãng hàng không đã giảm được tới gần 80% chi phí phân phối khi tham gia vào Hệ thống phân phối toàn cầu Galileo!

Công nghệ tiên tiến, chi phí sử dụng bằng không đã góp phần thúc đẩy các Đại lý bán vé may bay ngày càng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Cho tới thời điểm hiện nay, số lượng Đại lý có trang bị các Hệ thống GDS đã tăng gần 10 lần so với 5 năm trước đây.

KẾT LUẬN

Tóm lại, hệ thống phân phối hàng hóa ở nước ta đã phát triển tương đối mạnh cả về số lượng và quy mô, bước đầu thỏa mãn nhu cầu đa dạng của người dân, tác động tích cực đến quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường. Trong quá trình ấy, ICT hỗ trợ rất hiệu quả cho các quá trình quản lý hệ thống phân phối hàng hóa, do đó, để phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại, cần thúc đẩy nhanh việc ứng dụng ICT trong phân phối hàng hóa ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm_Du lịch điện tử_Khoa du lịch_Đại Học Huế (Trang 31 - 34)