Các phương án bố trí xi lanh thuỷ lực với bộ công tác và sơ đồ hệ thống thuỷ lực của máy

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công tác của máy đào gầu nghịch (Trang 34 - 38)

đồ hệ thống thuỷ lực của máy

1. Các phương án bố trí xilanh thuỷ lực

Bộ công tác của máy đào thuỷ lực có cấu tạo đơn giản nhưng khi tính toán các thông số kết cấu cần phải kết hợp các điều kiện tĩnh, động học khi thay đổi các kích thước nào đó sẽ dẫn đến thay đổi các kích thước còn lại.

Mỗi phần tử bộ công tác như cần, tay gầu, gầu, đều có những chuyển động riêng biệt và các xi lanh thuỷ lực tương ứng sẽ thực hiện các chuyển động đó. Khi làm việc các xi lanh thuỷ lực này có gây các phản lực tác động xi lanh thuỷ lực khác tạo áp suất thụ động trong chất lỏng. Khi chọn sơ bộ bộ công tác, người ta mong muốn áp suất thụ động trong các buồng xi lanh không làm việc sẽ không vượt áp suất tính toán ( áp suất chủ động ) trong xi lanh làm việc. Như vậy kích thước, trọng lượng, sức bền của các phần tử bộ công tác có ảnh hưởng lẫn nhau. Dưới đây là 1phương án lựa chọn cách bố trí xilanh bộ công tác do giáo sư Brach đề suất, phương án này được em lựa chọn .

+ Xi lanh cần:đặt dưới cần nghiêng về phía trước cần so với trục quay của máy, phương án này có ưu điểm là lực nâng lớn và hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến song nhược điểm là khi chiều sâu đào lớn thì xilanh thường bị va đập.

+ Xilanh tay gầu: đặt bên trên cần, cán của píttông nối khớp với tay gầu.

+ Xilanh gầu: đặt trên tay gầu, cán píttông được nối với gầu thông qua thanh kéo, cơ cấu 6 khâu. Sơ đồ này có thể giúp quay gầu toàn vòng

2. Sơ đồ hệ thống lực thuỷ a- Sơ đồ như hình vẽ a- Sơ đồ như hình vẽ

b- Hoạt động của hệ thống thuỷ lực của máy đào CAT 320D

* Dựa vào hệ thống thuỷ lực trên ta thấy, máy sẽ được dẫn động và điều khiển bởi các hệ thống sau :

Gvhd : Ths Vũ Văn Thinh Svth : Nguyễn Mạnh Hà

Hồ Sĩ Sơn

- Hệ thống thuỷ lực chính điều khiển các xi lanh của bộ công tác: gầu, tay gầu, cần, các mô tơ di chuyển và môtơ quay toa.

- Hệ thống thuỷ lực điều khiển sẽ cung cấp dầu tới các bơm chính, van điều khiển chính và các mô tơ phanh cơ cấu quay và cơ cấu di chuyển .

- Hệ thống điều khiển điện tử điều khiển công suất của động cơ và bơm.

- Hệ thống làm mát dầu thuỷ lực cung cấp dầu tới các môtơ quạt để làm mát dầu thủy lực.

* Hệ thống thuỷ lực chính cung cấp dầu từ bơm trái, bơm phải để điều khiển : xilanh gầu, xilanh tay gầu, các xilanh cần, môtơ di chuyển phải, môtơ di chuyển trái và môtơ quay.

- Bơm phải và bơm trái là các bơm có dung tích làm việc thay đổi.Bơm trái được nối trực tiếp với động cơ bằng một khớp nối mềm. Bơm phải được nối cơ khí với bơm phải qua các bánh răng. Toàn bộ công suất động cơ dẫn động ba bơm này.Bơm này cung cấp dòng dầu thuỷ lực có áp suất cao tới các bộ công tác, thông qua sự điều khiển của các cơ cấu điều khiển: các van thuỷ lực, cần điều khiển, điều khiển điện tử…

- Khi áp lực tải trọng tăng trong khi làm việc, các bơm chính tăng áp suất và giảm tốc độ dòng dầu. Công suất thuỷ lực không đổi mặc dù áp lực và tốc độ dòng dầu thay đổi. Công suất thuỷ lực gần như đồng nhất với công suất động cơ.

- Khi không làm việc, dầu từ chảy qua van chính và vào thùng dầu. Van chính phát tín hiệu điều khiển dòng âm tới điều tiết bơm chính để giảm hành trình bơm này tới lưu lượng ra tối thiểu.

- Khi hoạt động, van chính dẫn dầu tới các xilanh của bộ công tác (xilanh cần, xilanh gầu và xilanh tay gầu) hoặc các môtơ (quay toa và di chuyển). Van chính bao gồm các cửa, van một chiều, tiết lưu để thực hiện một hoặc một số thao tác kết hợp. áp suất làm việc của hệ thống thuỷ lực chính do van xả điều tiết. Quá trình làm việc của máy là sự làm việc kết hợp của các hệ thống thuỷ lực thành phần (vừa quay vừa dỡ tải)

* Hệ thống thuỷ lực điều khiển nhận dầu từ bơm hệ thống điều khiển điều khiển các chức năng sau :

+Hệ thống thuỷ lực điều khiển hoạt động các van bộ công tác :

Gvhd : Ths Vũ Văn Thinh Svth : Nguyễn Mạnh Hà

Hồ Sĩ Sơn

Dầu hệ thống điều khiển chảy từ bơm điều khiển qua cụm hệ thống điều khiển, sau đó chảy tới các van điều khiển hệ thống điều khiển đối với hoạt động của máy( hoạt động của cơ cấu công tác, cơ cấu quay, cơ cấu di chuyển ). Các van này được tác động bởi các tay điều khiển và các tay điều khiển /bàn đạp điều khiển di chuyển – do người công nhân vận hành máy thực hiện).

Theo sơ đồ hệ thống thuỷ lực của máy cơ sở CAT 320D thì có 2 tay điều khiển: 1 tay điều khiển sự làm việc của xilanh gầu và xilanh cần, 1 tay điều khiển sự làm việc của xilanh tay gầu và cơ cấu quay, ngoài ra còn có bàn đạp điều khiển 2 môtơ di chuyển.

+ Dầu áp lực hệ thống điều khiển ở cuối mỗi cụm van đẩy, cụm van di trượt. Dầu ở đầu kia của cụm van xả về thùng dầu thuỷ lực. Khi các cụm van trượt, dầu từ bơm phải hoặc bơm trái tới các xi lanh và mô tơ.

* Hệ thống điều khiển dẫn động mỗi hệ thống của van tổng (Van điều khiển chính), bao gồm:

- Hệ thống thuỷ lực điều khiển điều khiển lưu lượng ra của các bơm chính .

Trong khi máy đang hoạt động, áp suất dầu hệ thống điều khiển được chuyển tới các thiết bị điều chỉnh bơm chính như một áp suất tín hiệu được gọi là áp suất biến mô. Động cơ và thiết bị điều khiển bơm nhận được các tín hiệu vào từ các bộ phận khác nhau của máy. Động cơ và thiết bị điều khiển bơm bơm xử lý các tín hiệu vào rồi phát ra một tín hiệu điện tới van giảm theo tỷ lệ ở thiết bị điều tiết bơm phải để điều tiết áp suất biến mô. Áp suất này điều khiển dòng dầu ra của bơm phải và bơm trái. Áp suất biến mô điều chỉnh lưu lượng ra của các bơm chính phù hợp với tốc độ động cơ.

- Hệ thống thuỷ lực điều khiển tạo ra áp suất tín hiệu để thực hiện các hoạt động sau:

+ Áp suất tín hiệu hệ thống điều khiển tác động lên hệ thống điều chỉnh tự động tốc độ động cơ (AEC), tạo ra các chức năng tự động giảm tốc độ động cơ khi không cần hoạt động nào của hệ thống thuỷ lực nữa.

+Áp suất tín hiệu hệ thống điều khiển nhả phanh dừng cơ cấu quay.

+Áp suất tín hiệu hệ thống điều khiển tự động thay đổi tốc độ di chuyển phù hợp với tải trọng của hệ thống thuỷ lực.

Gvhd : Ths Vũ Văn Thinh Svth : Nguyễn Mạnh Hà

Hồ Sĩ Sơn

+Áp suất tín hiệu hệ thống điều khiển tác động lên van điều khiển di chuyển thẳng, duy trì chuyển động thẳng khi một cơ cấu công tác làm việc.

+Áp suất tín hiệu hệ thống điều khiển điều khiển hoạt động của các van mà các van này không được duy trì khi chất tải hoặc đào rãnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Máy Thuỷ Lợi – Trường đại học Thuỷ Lợi.

Vũ Văn Thinh – Vũ Minh Khương – Nguyễn Đăng Cường.

2. Máy Làm Đất – Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp.

3. Máy xúc một gầu vạn năng – Nhà xuất bản công nhân kỹ thuật

Hà Nội – Việt Nam.

Người dịch : Nguyễn Văn Trọng – Nguyễn Xuân Chính. 4.Thuỷ lực và máy thuỷ lực – Trường đại học Bách Khoa. Nguyễn Hữu Ái

Gvhd : Ths Vũ Văn Thinh Svth : Nguyễn Mạnh Hà

Hồ Sĩ Sơn

Gvhd : Ths Vũ Văn Thinh Svth : Nguyễn Mạnh Hà

Hồ Sĩ Sơn

Một phần của tài liệu Thiết kế bộ công tác của máy đào gầu nghịch (Trang 34 - 38)