Sử dụng bài tập Toán để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán chủ đề “phương pháp tọa độ trong không gian” nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 (tt) (Trang 31 - 36)

Sơ đồ 1.3 Bản chất tình huống có vấn đề

1.5.5. Sử dụng bài tập Toán để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh

vấn đề cho học sinh

Bài tập Toán là một phương pháp hiệu quả để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Bài tập Toán đặt ra những nhiệm vụ học tập mà học sinh cần giải quyết. Mà để giải quyết được những vấn đề này, học sinh cần phải kết hợp nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau. Thông qua đó, học sinh rèn luyện được kỹ năng phát hiện vấn đề, phân tích, tổng hợp, giải quyết và kết luận vấn đề.

Hiện nay, sử dụng bài tập để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thường được dùng trong phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Bài tập đưa ra các tình huống chứa mâu thuẫn nhận thức để học sinh tìm ra vấn đề và giải quyết. Các bài tập dạng này có thể là các câu hỏi hoặc bài tập tính toán, thường được dùng khi nghiên cứu tài liệu mới hoặc để củng cố kiến thức cho học sinh.

Sử dụng bài tập Toán để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh khi:

30

- Hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức Toán cơ bản, dựa vào bản chất để tìm ra cách giải quyết mới ngắn gọn hơn.

- Rèn luyện tư duy khái quát trong quá trình giải bài tập Toán. - Rèn luyện năng lực độc lập suy nghĩ cho học sinh.

- Tăng cường cho học sinh giải bài tập có vận dụng kiến thức thực tiễn, kiến thức gắn với đời sống thực tế.

- Phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tự ra đề, tự giải và tự kiểm định kết quả.

Khi dạy giải bài tập Toán theo định hướng phát hiện và giải quyết vấn đề ta có thể thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Phát hiện, thâm nhập vấn đề

- Phát biểu đề bài dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ nội dung bài toán. - Phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải chứng minh.

- Có thể dùng công thức, ký hiệu, hình vẽ để hỗ trợ cho việc diễn tả đề bài.

Bước 2. Tìm giải pháp

- Tìm tòi, phát hiện cách giải nhờ những suy nghĩ có tính chất tìm đoán: biến đổi cái đã cho, biến đổi cái phải tìm hay phải chứng minh, liên hệ bài toán cần giải với bài toán cũ tương tự, một trường hợp riêng, một bài toán tổng quát hơn hay một bài toán nào đó có liên quan, sử dụng những phương pháp đặc thù với từng dạng bài toán.

- Kiểm tra lời giải bằng cách xem lại kỹ từng bước thực hiện hoặc đặc biệt hoá kết quả tìm được hoặc đối chiếu kết quả với một số tri thức có liên quan…

- Tìm tòi những cách giải khác, so sánh chúng để chọn được cách giải hợp lý nhất.

Bước 3. Trình bày giải pháp

31

chương trình gồm các bước theo một trình tự thích hợp và thực hiện các bước đó.

Bước 4. Nghiên cứu sâu giải pháp

- Nghiên cứu khả năng ứng dụng kết quả của lời giải.

32

Kết luận chƣơng 1

Chương này chúng tôi trình bày những vấn đề cơ bản về định hướng đổi mới phương pháp dạy học vận dụng trong môn Toán, về phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vận dụng trong quá trình dạy giải bài tập Toán và cách sử dụng bài tập Toán để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh. Dạy học môn Toán không chỉ nhằm trang bị những tri thức Toán học cơ bản cần thiết cho HS, mà quan trọng hơn là dạy cho HS cách tìm ra những tri thức đó.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án phát triển GV THPT và Trung cấp chuyên nghiệp (2013), Thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, Tài liệu tập huấn.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Toán lớp 12, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học, Chƣơng trình phát triển giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Toán cấp Trung học phổ thông.

7. Đoàn Quỳnh (Tổng chủ biên), Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mân, Sách giáo khoa Hình học 12 Nâng cao,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Bá Kim (2006), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb ĐHSP. 9. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dƣơng Thuỵ (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Trần Đức Huyên, Sách bài tập Hình học 12 Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

34

11. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meier (2009), Lí luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Cƣờng, Bernd Meier (2014), Lí luận dạy học hiện đại. Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb ĐHSP, Hà Nội. 13. Quốc hội, Luật giáo dục 2005.

14. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên), Khu Quốc Anh, Trần Đức Huyên, Sách giáo khoa Hình học 12 Cơ bản, Nxb Giáo dục Việt Nam.

15. Văn Nhƣ Cƣơng (Chủ biên), Phạm Khắc Ban, Lê Huy Hùng, Tạ Mân,

Sách bài tập Hình học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.

16. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 17. M.I. Macmutop (1977), Tổ chức dạy học, nêu vấn đề ở nhà trường, Nxb Giáo dục Matxcơva (bản tiếng Nga)

18. Polya G. (1977), Giải Toán như thế nào?, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Polya G. (1977), Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Weinert, Franz E. (2001), Đo lường hiệu suất trong các trường học, U. Weinheim. Basel.

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán chủ đề “phương pháp tọa độ trong không gian” nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 12 (tt) (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)