Thủy ngân (Hg)

Một phần của tài liệu Ngộ độc kim loại nặng (Trang 25 - 30)

*Nguyên nhân

Tự nhiên chủ yếu do quá trình thoát khí của vỏ trái đất, sự phun lên của núi lửa. Hàng năm thiên nhiên đưa vào môi trường khoảng 2700 - 6000 tấn thủy ngân.

Thuỷ ngân nhân tạo gồm: Khai thác hàng năm của thế giới khoảng 10000 tấn kim loại thủy ngân, ngoài ra khi khai thác, lượng thủy ngân còn bị mất đi trong môi trường, thái ra khí quyển.

Chất thải của các ngành công nghiệp khác: đốt nhiên liệu, luyện quặng kim loại: vàng, sắt, thép.., sản xuất xi măng, thiêu đốt chất thải rắn...

Trong sản xuất, đời sống: dùng thủy ngân kim loại điện phân nuối ăn để sản xuất khí clor và natrihydroxyd; công nghiệp sản xuất giấy; thuốc trừ sâu; các dụng cụ đo lường, thiết bị y học, làm răng giả. Dân Châu phi dùng thủy ngân sản xuất xà phòng và kem dưỡng da...Hàng năn riêng hoạt động của con người thải thủy ngân ra khí quyển khoảng 3000 tấn.

Thủy ngân không tham gia vào sự đồng hóa, chức năng chuyển hóa của động vật và người. Thủy ngân rất độc, người và động vật bị nhiễm là do ô nhiễm môi trường. Trên đảo

Monamata của Nhật, người và động vật bị nhiễm hàng loạt từ không khí và cá biển bị nhiễm độc thủy ngân. Người ta đã lấy tên đảo đặt tên cho bệnh (bệnh monamata).

Động vật bị nhiễm do dùng các muối của thủy ngân trong bảo quản chống nấm, mốc

cho hạt ngũ cốc. Trường hợp này hay gặp ngộ độc trên lợn.

* Sự phân bố và biến đổi

* Sự phân bố và biến đổi trong môi trường.

Hơi thủy ngân trong không khí chuyển sang dạng hòa tan, lắng thành hạt bụi, lẫn vào đất, nước. Hơi thủy ngân kim loại có thể tồn lưu trong không khí tới 3 năm, khi chuyển sang dạng hòa tan chỉ sau vài tuần.

Giai đoạn đầu của quá trình tích lũy sinh học (bioacumulation) tức chuyển từ thủy ngân vô cơ sang dạng metyl thủy ngân CH3 - Hg. Gốc metyl thủy ngân này rất bền vững trong cơ thể động vật và người. Bước chuyển đổi này nhiều khi không có sự tham gia của enzym nhưng có tác động của vi khuẩn yếm khí. Metyl thủy ngân xâm nhập vào dây chuyền sản xuất thực phẩm và được khuyếch đại sinh học (bioamplification). Khi đã nhiễm rồi, thời gian đào thải ra ngoài rất lâu, kéo dài hàng năm vẫn chưa hết được.

*Sự phân bố của thuỷ ngân trong cơ thể.

Sự phơi nhiễm thủy ngân qua không khí rất nguy hiểm và độc (có tới 80% hơi thủy ngân được hấp thu qua phổi). Thủy ngân vô cơ hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 10%, dạng lỏng chỉ 1%. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc dạng và đặc điển của từng loài động vật. Âú súc và trẻ em có tỷ lệ hấp thu cao hơn. Sau khi hít phải, thủy ngân tồn lưu trong phổi, được chuyển dần vào máu

Thận là nơi giữ thủy ngân nhiều và lâu nhất, có tới 50 - 90% lượng thủy ngân nằm lại trên thận.

Lượng thủy ngân trong não qua đường hô hấp lớn hơn nhiều so với các muối khác của nó nhưng đưa qua tĩnh mạch.

Trong máu, lượng thủy ngân liên kết với hồng cầu cao hơn nhiều so với trong huyết

than

h. Khi đã qua được hàng rào nhau thai, thủy ngân bị lưu giữ không thải ra được.

*Sự chuyển hóa của thủy ngân trong cơ thể

Tham gia phản ứng oxy hóa thành Hg ++. Metyl hóa thủy ngân thành metyl thủy ngân

CH3 - Hg. Liên kết này bền vững, khó phá hủy nên tồn tại lâu trong cơ thể. Khi chuyển sang dạng metyl thủy ngân, mức độ nguy hại còn tăng lên nhiều do nó qua được hàng rào máu não, nhau thai gây đầu độc thần kinh và có ảnh hưởng rất rõ đến sự phát triển của bào thai (quái thai, rối loạn sinh lý, bệnh bẩm sinh không thể chữa được...). Nhiều khi mẹ chưa thấy có biểu hiện độc, nhưng con sinh ra đã có biểu hiện trúng độc. Với hệ thần kinh, thuỷ ngân gây các rối loạn không thể hồi phục trên hệ thần kinh trung ương. Thời gian bán hủy trong cơ thể từ vài ngày đến vài tuần, thậm trí còn lâu hơn trên động vật có gan, thận kém. Phần còn lại nằm trong xương, các tổ chức hóa sừng: lông, tóc, móng, vuốt... hàng vài năm. Đường đào thải chủ yếu của thủy ngân qua nước tiểu và qua phân do thủy ngân thải qua các tuyến của đường tiêu hóa: nước bọt, dịch dạ dày, ruột, gan..

*Dạng cấp tính: Động vật đau bụng, nôn, tiêu chảy có máu tươi. nếu lượng quá lớn sẽ trụy tim mạch, chết rất nhanh. Liều thấp hơn có thể kéo dài 2 - 3 ngày sau, vật vẫn tiếp tục nôn, tiêu chảy ra máu, viêm tuyến nước bọt, niêm mạc miệng bị viêm, có nhiều tế bào chết. Đường tiết niệu bị rối loạn hoạt động, lúc đầu đa niệu, sau thiểu niệu và cuối cùng là vô niệu do tiểu cầu thận bị viêm. Xét nghiệm nước tiều thấy đột nhiên tăng hàm lượng phophatasa kiềm, men GOT, GPT và các tế bào ống thận. Vật hôn mê rối chết do ure huyết cao sau 8 - 12 ngày

*Dạng mạn tính: Chính là triệu chứng của bệnh monamata. Triệu chứng chủ yếu trên hệ thần kinh. Thần kinh có các rối loạn không thể hồi phục được do tế bào thần kinh bị tổn thương, biến dạng.

Với bò lúc đầu co giật, sau đó bị tê liệt. Vật giảm ăn, xác gầy, giảm khả năng sản xuất.

Với lợn chăn nuôi công nghiệp hay gặp các biểu hiện: kém ăn, sút cân, rối loạn vận động, đi lại khó khăn. Trên da có nhiều điểm xuất huyết.

Mọi vật muôi đều bị rối loạn vận động, tê, liệt và mù.

Với người khi bị phơi nhiễm ở nồng độ 80 g/m3 không khí, ứng với mức thủy ngân -

niệu

là 100 g/g creatinin sẽ xuất hiện dấu hiệu thần kinh: run rẩy, kích thích, protein niệu cao. Khi nồng độ thủy ngân đạt 25 - 80 g/m3 không khí, ứng với mức thủy ngân - niệu là 30 - 100

g/g creatinin, xuất hiện các dấu hiệu: mệt mỏi, kém ăn, dễ kích thích hay cáu gắt.

nhất gây triệu

chứng - syndrome nephrotique. Gặp trên người sử dụng kem dưỡng da có chứa thủy ngân.

* Bệnh tích: Cả cấp và mạn tính đều có biểu hiện bệnh tích sau:

Bệnh tích đại thể: Trên đường tiêu hóa: viêm niêm mạc miệng, dạ dày - ruột. Viêm cầu thận, phổi xung huyết, thùy thũng. Tim, cả nội, ngoại tâm mạc đều bị xuất huyết. Máu đen, khó đông, các cơ vân có mầu như thịt nướng.

Tiêu bản vi thể các tế bào thần kinh trung ương và ngoại vi đều biến dạng, tổ chức

myelin trên màng bị rách, nguyên sinh chất thoái hóa không bào.

* Sự phơi nhiễm

Người bị nhiễm chủ yếu qua thực phẩm và qua hàm răng giả. Người trồng răng giả và phòng nha khoa dễ bị phơi nhiễm thủy ngân.

Động vật bị nhiễm chủ yếu từ thức ăn. Cá biển là nguồn chính để chuyển thủy ngân thành dạng metyl thủy ngân CH3 - Hg sinh học. Gốc này được hình thành do vi sinh vật yếm khí tạo ra từ khí CH4 với muối thủy ngân. Gốc CH3 - Hg tan trong nước, có nhiều trong thực vật nổi. Khi vào cá độ độc được nhân lên gấp 1000 lần rồi đi vào dây chuyền thực phẩm.

Trong các nhà máy sản xuất khí clor và sút bằng điện phân, các mỏ khai thác thủy

ngân, luyện kim loại sắt, thép, vàng, sản xuất nhiệt kế...mức thủy ngân dao động 50 - 100

g/m3 không khí. Thường mức thủy ngân trong không khí - nơi làm việc (g/m3) tương đương với lượng thủy ngân trong nước tiểu (g/g creatinin).

Hội đồng OMS/FAO kêu gọi cần phải giảm tới mức thấp nhất độ nhiễm bẩn không khí có thủy ngân vì những lý do sau:

Tính chất lan truyền của thủy ngân nhiễm vào không khí gây ra ngộ độc cũng nguy

hiểm và giống như bệnh truyền nhiễm.

Sự mẫn cảm của thai nhi với thủy ngân rất lớn.

Sự tích lũy thủy ngân trong cơ thể quá lâu: xương, sừng, lông, móng... Đã phát hiện được mối tương quan giữa người ăn cá bị nhiễm thủy ngân với tỷ lệ các trường hợp nhiễm sắc thể bị gẫy trong lympho bào.

*Điều trị: Trường hợp bị nhiễm độc cấp tính cho uống ngay nước lòng trắng trứng, sữa, than hoạt tính hay dung dịch 5% natri thiosulphat. Sau đó cho uống thuốc tẩy muối gây nôn hay rửa dạ dày, ruột.

Khi đã hấp thu vào máu với chó, mèo tiêm bắp dung dịch dimercaprolum liều 2 - 3 mg/kg thể trọng. Cứ 6 giờ tiêm nhắc lại. Với động vật ăn thịt không tiêm dimercaprolum mà thay bằng truyền tĩnh mạch dung dịch natri thiosulphats 10 - 20%. Dùng thuốc chữa triệu chứng, an thần, giảm đau

* Biện pháp đề phòng

-Chuyển đổi qui trình công nghệ mới, bỏ sản xuất khí clor và xút bằng cách điện phân.

-Không dùng các thuốc trừ sâu, diệt nấm, bảo quản hạt ngũ cốc có chứa thủy ngân

-Kiểm soát chặt chẽ hàm lượng thủy ngân trong môi trường: nước, không khí, đất

-Thức hiện đúng vệ sinh lao động tại các nhà máy, mỏ khai thác, luyện kim...

Một phần của tài liệu Ngộ độc kim loại nặng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w