Giai đoạn kết thúc nhóm 1 Đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu 14CTXH NHOM 4 BC THCTXH VS NHOM (Trang 41 - 45)

1. Đánh giá kết quả

a. Những điều đã làm được:

- Các nhóm viên đã tạo được sự tương tác với nhau, biết cùng làm vệc chung và quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

- Tạo được sự thoái mái, thư giãn cho các em trước khi bước vào hoạt động học tập thông qua các trò chơi khởi động.

- Các nhóm viên đã rèn luyện được cho mình sự tự tin, khả năng hát trước đám đông. - Các nhóm viên đã tự tổ chức được trò chơi cho các buổi sinh hoạt nhóm.

- Có thể hát và thuộc được các bài hát mà sinh viên thực hành hướng dẫn.

- Các nhóm viên đã có thể tự tay làm một tấm thiệp tặng cho các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Các nhóm viên đã chủ động, mạnh dạn bày tỏ những ý kiến cũng như những yêu cầu của bản thân thông qua hộp thư đến với các sinh viên thực hành, để sinh viên thực hành có thể tổ chức các hoạt động theo nhu cầu của các nhóm viên.

b. Những điều chưa làm được:

- Còn một số nhóm viên chưa có sự tương tác nhiều giữa các nhóm viên còn lại, chưa tích cực tham gia các hoạt động của nhóm.

- Về mặt thời gian không có nhiều nên vẫn chưa tổ chức hết các hoạt động vui chơi bổ ích khác cho các em.

2. Kết thúc hoạt động nhóm:

Sau một khoảng thời gian được làm việc, sinh hoạt với các em học sinh tại lớp 5/6 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thì đã xây dựng được mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa các nhóm viên và sinh viên thực hành. Thời gian cứ dẫn trôi và cũng đã đến lúc phải nói lời chia tay với các em. Tuy là không còn được sinh hoạt chung với các em nữa nhưng nhóm sinh viên thực hành có trao đổi với tất cả các nhóm viên là hãy cố gắng duy trì những hoạt động đã được học, đã được làm trong thời gian qua. Và phát huy thêm những hoạt động do tự các nhóm viên đề ra để tăng thêm sự tư duy sáng tạo và cũng rèn luyện được sự tự tin cho mỗi nhóm viên. Và cuối cùng là hoạt động chia tay, tổ chức cho các nhóm viên cũng như thành viên của lớp một buổi chia tay có liên hoan, văn nghệ và trò chơi thật vui và ý nghĩa.

PHẦN III. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Sau khi được học xong lý thuyết của môn “Công tác xã hội nhóm”, chúng em đã được đi thực hành tại trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, đây là một trường tiểu học giáo dục cho các em học sinh bình thường nên việc thành lập nhóm và tổ chức các hoạt động sinh hoạt nhóm đều xoay quanh mục đích vui chơi giả trí cho các em học sinh. Chúng em đã có một thời gian được gắn bó được cùng sinh hoạt với các em như anh chị em một nhà, đã tạo được tình cảm gắn bó thân thiết giữa mỗi em học sinh và các sinh viên thực hành. Trong quá trình sinh hoạt thì cũng có nhiều kỷ niệm cùng với các em, có những dòng tâm sự, những lời nhắn nhủ của các em học sinh dành cho nhóm sinh viên. Đó là một điều làm cho chúng em cảm thấy ấm lòng và bản thân mỗi sinh viên đã trở thành một người nhân viên Công tác xã hội thực thụ khi được trải nghiệm biết bao điều cùng với các em học sinh nơi đây. Trong thời gian tổ chức sinh hoạt tuy chưa làm được nhiều điều cho các em nhưng đã nhận thấy được sự thay đổi tích cực của các em qua các buổi sinh hoạt, thấy được sự trưởng thành cũng như sự tự tin, mạnh dạn và sự vui vẻ, tươi cười của các em khi được tham gia hoạt động vui chơi. Đây thật sự là một niềm hạnh phúc đối với những sinh viên thực hành chúng em. Qua quá trình thực hành tại trường, chúng em cũng đã tích lũy cho mình một số kiến thức cũng như kinh nghiệm khi làm việc với các em học sinh tiểu học, đó là hành trang để sau này khi ra đi làm, chúng em có thể vận dụng những điều đã tích lũy được và áp dụng những kinh nghiệm vào công việc thực tiễn của mình.

Nhóm chúng em cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, cô giáo chủ nhiệm của lơp 5/6, đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em mỗi khi chúng em gặp khó khăn. Các anh chị sinh viên kiểm huấn cũng đã góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cô giáo hướng dẫn đã quan tâm, luôn động viên hỏi thăm quá trình thực hành của chúng em. Chính những sự quan tâm, giúp đỡ ấy đã tạo điều kiện cho chúng em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại trường và lưu giữ những kỷ niệm, những hình ảnh đẹp cuả tất cả mọi người trong lòng chúng em.

2. Khuyến nghị:

- Đối với nhà trường thì nên tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động vui chơi giải trí giúp các em thoái mái, không bị áp lực, giảm bớt sự căng thẳng trong quá trình học tập.

- Đối với các anh chị sinh viên kiểm huấn cần phải có nhiều buổi đến lớp hơn để có thể đánh giá cũng như là nắm bắt tình hình thực hành của sinh viên. Từ đó đưa ra những sự góp y, hoặc có thể giải đáp các thắc mắc của sinh viên thực hành.

- Đối với sinh viên thực hành cần phải có tinh thần năng nổ, nhiệt tình, và có trách nhiệm với những hoạt động mà nhóm đề ra. Chuẩn bị những kiến thức để xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhóm sinh hoạt một cách tốt nhất và đem lại kết quả dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Trong quá trình thực hành cần phái có sự linh hoạt, không làm rập khuôn, luôn đổi mới, sáng tạo về mặt hình thức của các hoạt động trờ chơi để tạo thêm sự hứng thú cho các thành viên của nhóm sinh hoạt.

PHỤ LỤC1. Mô tả vắn tắt về nhóm 1. Mô tả vắn tắt về nhóm

Nhóm sinh hoạt được thành lập với sự tham gia của 6 thành viên là học sinh của lớp 5/6 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. Mỗi thành viên sẽ có những nhu cầu, trình trạng sức khỏe, sở thích, tính cách, điều kiện vật chất khác nhau nhưng đều muốn tham gia vào nhóm vì có một đặc điểm chung là muốn có thời gian thoái mái vui chơi, giải trí, muốn được thể hiện bản thân và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích. Nhóm bao gồm các nhóm viên là: Lương Minh Hiếu, Nguyễn Thành Long, Hồ Đoàn Gia Minh, Đinh Cẩm Vân Thư, Nguyễn Văn Tùng, Đỗ Thị Kiều Trâm.

2. Mục tiêu của nhóm

- Mục tiêu chung: tạo môi trường cho các nhóm viên được vui chơi, giải trí, giảm bớt căng thẳng học tập. Tạo điều kiện cho các nhóm viên thể hiện bản thân và hỗ trợ cho các nhóm viên khả năng tương tác với nhau.

- Mục tiêu cụ thể: mỗi buổi sinh hoạt nhóm sẽ có những mục tiêu cụ thể và phù hợp với mục tiêu chung của nhóm.

3. Đánh giá từ phía sinh viên

 Về điểm mạnh:

- Các nhóm viên đều rất ngoan ngoãn và lễ phép, rất biết nghe lời sinh viên thực hành. - Các nhóm viên có sự quan tâm, giúp đỡ đối với các nhóm viên khác trong các hoạt động

sinh hoạt nhóm.

- Có nhiều nhóm viên đã thể hiện được khả năng của mình, rất tự tin và mạnh dạn. - Phần lớn các nhóm viên đều rất thích thú với các hoạt động trong từng buổi sinh hoạt. - Nhiều nhóm viên có sự tư duy và sáng tạo cao.

 Về điểm yếu:

- Có vài nhóm viên chưa có sự tương tác tích cực với các nhóm viên khác.

- Các em chưa dành thời gian nhiều cho việc vui chơi thoải mái, khi vui chơi vẫn còn bận tâm đến việc học tập.

- Hầu hết các nhóm viên còn rụt rè và chưa có sự tự tin.

4. Lập kế hoạch can thiệp và thực hiện kế hoạch can thiệp

- Tuần 1: Từ ngày 14/10/2016 đến ngày 21/10/2016 + Quan sát lớp học.

+ Thu thập thông tin và xác định nhu cầu chung và riêng của nhóm. + Xây dựng mối quan hệ thân thiện và cởi mở với các nhóm viên. + Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái.

- Tuần 2: Từ ngày 24/10/2016 đến ngày 28/10/2016 + Ngày 25/10:

Lựa chọn nhóm.

Xác định mục tiêu chung của nhóm.

+ Ngày 7/10:

Thu thập hồ sơ, thông tin của các nhóm viên. Tổ chức trò chơi.

Hướng dẫn nhóm viên lên kế hoạch tổ chức hoạt động dựa trên các mục tiêu chung của nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm viên.

+ Ngày 28/10:

Kiểm tra và thống nhất kế hoạch hoạt động dưới sự tư vấn, hỗ trợ của NVXH. - Tuần 3: Từ ngày 31/10/2016 đến ngày 4/11/2016

+ Ngày 1/11: Nhóm tự tổ chức hoạt động, NVXH quan sát và nhận xét.

+ Ngày 2/11: Nhóm tự tổ chức hoạt động và ôn lại chủ đề hoạt động buổi trước. + Ngày 4/11:

Nhóm tự ổn định và tổ chức hoạt động.

NVXH quan sát và nhận xét về buổi trước đó và buổi hôm nay. - Tuần 4: Từ ngày 7/11/2016 đến ngày 11/11/2016

+ Ngày 8/11: Nhóm tự tổ chức hoạt động trò chơi, ca hát.

+ Ngày 9/11: Nhóm tự tổ chức hoạt động và chuẩn bị các vật liệu làm bìa thư. + Ngày 11/11: Nhóm tiếp tục tự tổ chức hoạt động và làm bìa thư, trang trí bìa thư. - Tuần 5: Từ ngày 14/11/2016 đến ngày 18/11/2016

+ Ngày 14/11: Nhóm tự tổ chức hoạt động, NVXH nhận xét, đánh giá về hoạt động làm bìa thư.

+ Ngày 16/11: Chuẩn bị các hoạt động cho buổi tổng kết và chia tay. + Ngày 18/11: Tổ chức hoạt động chia tay, đánh giá nhóm.

Nhóm sinh viên họp nhóm cuối tuần nhằm lượng giá và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động cho tuần tiếp theo. Kế hoạch hoạt động mỗi tuần được xây dựng và gửi lên nhà trường, GVCN lớp để nhà trường, GVCN và nhóm viên biết được kế hoạch hoạt động của nhóm nhằm nắm rõ tình hình của nhóm. Trong buổi sinh hoạt nhóm, nhiệm vụ được phân công đều cho từng sinh viên và vẽ sơ đồ tương tác nhóm, tổ chức hoạt động, chuẩn bị các khâu cụ thể. Cuối mỗi buổi sinh hoạt nhóm thực hiện tổng kết và lượng giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Giáo trình tâm lý học phát triển - chương 2 trẻ em – bài 8 sự phát triển tâm lý của nhi đồng (6 -12 tuổi) - PGS.TS. Trương Thị Khánh Hà - NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[2] Bùi Đình Tuân (2016), Đề cương bài giảng công tác xã hội với nhóm, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[3] Dương Thị Thu Thủy, Đề cương bài giảng thực hành công tác Đoàn – Hội trong phát triển cộng đồng, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng.

[4] Báo cáo chuyên đề thực tập sư phạm năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

[5] Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Thường Lạc, lớp 13CTXH; Báo cáo thực hành công tác xã hội với nhóm, năm học 2015 – 2016.

---

Điểm kết luận của bài thi Chữ kí xác nhận của CB chấm thi Chữ kí xác nhận của Bằng số Bằng chữ CB chấm 1 CB chấm 2 CB nhận bài thi

---

BẢNG ĐÁNH GIÁ

STT TÊN SINH VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ NHÓM ĐÁNH GIÁ

1 Võ Thị Đức (nt) 9.5 9.5

2 Trần Thị Kim Chi 9.5 9.5

3 Lê Thị Thu Nhựng 9.5 9.5

4 Trần Thị Thanh Huyền 9.5 9.5

Một phần của tài liệu 14CTXH NHOM 4 BC THCTXH VS NHOM (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w