: mối quan hệ bình thường mối quan hệ 1 chiều
PHẦN III: KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN
1. Khuyến nghị
a. Đối với cơ sở thực tế:
+ Luôn mở rộng, tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh và tiếng nói của Trung tâm Bảo trợ để thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các cơ sở, cơ quan đoàn thể, tổ chức cá nhân, nhằm góp phần nâng cao nguồn kinh phí cho hoạt động của trung tâm.
+ Nâng cao trình độ cho cán bộ cũng như kỹ năng chăm sóc của các cán bộ chăm sóc cho những những đối tượng ở đây.
+ Cần có khu luyện tập cho người khuyết tật và có nhân viên phục hồi chức năng thường xuyên ở trung tâm.
+ Có sự quán triệt chặt chẽ hơn với những đối tượng ở trung tâm, như là giảm bớt tình trạng đi ra ngoài của các cụ già, việc hút thuốc lá của các cụ...
b. Đối với nhà trường – khoa:
+ Nhà trường hỗ trợ thêm kinh phí cho sinh viên tham gia thực tế.
+ Nhà trường và khoa sắp xếp lịch đi thực tế cho hợp lý để sinh viên có thời gian để chuẩn bị và làm bài.
+ Ban chủ nhiêm khoa sắp xếp cho sinh viên có đợt thực tế lâu hơn để sinh viên có thời gian tiếp xúc với vấn đề lâu hơn, vận dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, là những bài học để sinh viên rút ra cho công việc sau này.
2. Kết luận
Công tác xã hội nói chung và công tác xã hội với cá nhân nói riêng là một lĩnh vực hoạt động xã hội được xếp vào bậc nhất trong các hoạt động mang tính xã hội, hoạt động này thu hút sự tham gia của rất nhiều người, đủ mọi tầng lớp, độ tuổi và hướng tới các đối tượng yếu thế đang cần sự trợ giúp trong đó có người già. Dù với hoàn cảnh, tình huống khó khăn nào, công tác xã hội đều tham gia với tư cách chủ trì hoặc cộng tác. Tuy nhiên để công tác xã hội thật sự phát huy vai trò xung kích của mình tất yếu cần đếnnhững nhân viên có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp giỏi. Chính vì vậy, đào tạo những nhân viên xã hội, những tác viên cộng đồng chính là đầu tư cho tương lai của con người, đầu tư cho sự bình ổn, an toàn xã hội – chính trị cho xã hội đất nước.
Để giúp một đối tượng nào đó đòi hỏi nhân viên xã hội phải là một người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực sư, có phẩm chất tốt. Biết áp dụng linh hoạt những lý thuyết vào vận dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề của thân chủ. Vận dụng một cách khéo léo các kĩ năng giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, tham vấn...vào quá trình can thiệp để có thể giúp đỡ thân chủ và đạt được hiệu quả cao. Không những vậy mà còn phải nắm rõ tâm lý của thân chủ để ta biết được nhu cầu của thân chủ.
Sau chuyến đi thực tế thì đã đem lại cho chúng em nhiều điều bổ ích, đặc biệt là biết rõ hơn về cuộc sống của những cụ già trong trung tâm và cũng như các hoạt động của trung tâm. Chúng em có cơ hội gặp gỡ, trao đổi và tiếp xúc được với nhiều đối tượng, giúp làm nền tảng kinh nghiệm sau khi ra trường bước vào nghề.
Hơn ai hết, mỗi chúng ta ý thức được tầm quan trọng của việc thực hành sau khi được học lý thuyết thông qua chuyến đi thực tế này. Bởi vậy, mỗi người phải biết trân trọng và biết sử dụng những kiến thức mà đã thu nhập vào được vào công việc có ích. Hy vọng sau chuyến đi thực tế này mọi người sẽ hiểu hơn về ngành mình đang học để từ đó yêu ngành mình học hơn, yêu nghề hơn. Đó chính là mục đích của đợt thực tế này.
LỜI KẾT
- Đối với sinh viên lần đầu tiên đi thực hành là một điều không phải là dễ dàng và còn nhiều bỡ ngỡ không biết phải làm gì nhưng đó là một việc rất quan trọng và cần thiết để vận dụng các kỹ năng đã học, nắm vững quy trình nghiệp vụ của chuyên ngành Công tác xã hội để từ đó hình thành ý thức, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ
- Chính vì vậy chuyến đi này là rất quan trọng để có cơ hội trải nghiệm ngành nghề của mình, rèn luyện phẩm chất đạo đức của một nhân viên xã hội
- Vì bản thân em chưa có nhiều kinh nghiệm nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót rất mong các Thầy, cô giáo đóng góp ý kiến.
PHỤ LỤC
Thực hiện kế hoạch đào tạo của Khoa Tâm Lý Giáo Dục - Trường Đại học Sư Phạm Đà Nẵng, nhóm sinh viên chúng em đã đến và thực hành môn Công tác xã hội với nhóm tại trung tâm Bảo Trợ Thành phố Đà Nẵng. Sau 2 buổi tìm hiểu về các hoạt động và tham quan Trung tâm, em đã tìm được thân chủ của mình đó là cụ Nguyễn Thị Thức, 84 tuổi, quê ở xã Điện Phước, Điện Bàn, Quảng Nam, vấn đề của cụ là bị về tâm lý, bất ổn do bị con cháu bỏ rơi
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thân chủ, em đã đề ra kế hoạch để giúp cụ vượt qua bản thân, biết quan tâm tới người khác, chủ động giao tiếp, và quên đi chuyện buồn
Ban đầu khi mới bắt đầu em gặp rất nhiều khó khăn nhưng rồi với sự kiên nhẫn và sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô em đã làm được, giúp thân chủ cảm thấy vui vẻ, thoái mái hơn, không còn ích kỉ và hạn chế giao tiếp như trước
Trong suốt 5 tuần thực hành ở trung tâm, em đã kể chuyện vui , mở tin tức, đọc sách , báo, mở cải lương cho cụ nghe .Thông qua những việc nàyem đã mang lại cho cụ nhiều tiếng cười, nhiều niềm vui hơn. Và đặc biệt, sau những hoạt động này, cụ đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn..
Suốt 5 tuần thực hành ở đây, em đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ Ban giám đốc Trung tâm cũng như cán bộ quản lý của khu nhà giành cho người cao tuổi. Hơn nữa. Chính những nguồn lực này đã giúp chúng em đạt được mục tiêu đã đề ra từ đầu, cũng như hoàn thành đợt thực hành này.