Các chương trình xóa đói giảm nghèo và định hướng giảm nghèo đến năm

Một phần của tài liệu Đề cương môn NN (1) (Trang 27 - 32)

II. CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO

2. Các chương trình xóa đói giảm nghèo và định hướng giảm nghèo đến năm

định hướng giảm nghèo đến năm 2020

* Chương trình xóa đói giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo trong suốt thời gian qua đã được Đảng và Chính phủ luôn quan tâm. Vấn đề này đã được thể hiện trong các văn bản chính thức của Đảng và Chính phủ như trong các Nghị quyết của trung ương Đảng trong những khóa gần đây. Từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã đưa chương trình xóa đói, giảm nghèo thành chương trình mục tiêu quốc gia và được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của Chính phủ và các địa phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn: 1998 - 2000; 2001 - 2005; 2006 - 2010.

Các chính sách, dự án hỗ trợ người nghèo hiện nay ở Việt Nam được phân theo các nhóm sau.

(1) Nhóm các chính sách, dự án tạo điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh: chính sách tín dụng, ưu đãi, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; các sự án khuyến nông-lâm-ngư nghiệp và hỗ trợ sản xuất, phát triển nghành nghề; dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn; dự án dạy nghề cho người nghèo và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

(2) Nhóm các chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cập các dịch vụ xã hội: chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở và nước sinh hoạt và chính sách trợ giúp pháp lý

(3) Nhóm các dự án nâng cao năng lực và nhận thức như hoạt động đào tạo cán bộ giảm

nghèo và truyền thông, các hoạt động giám sát và đánh giá các chương trình, dự án giảm nghèo.

* Định hướng giảm nghèo đến năm 2020

Đảng Nhà nước ta nhận định rằng: Trong những năm tới: Nghèo đói vẫn là vấn đề bức xúc. Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011-2020 xác định : “Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực giảm nghèo, vươn lên no ấm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi, vùng dân tộc, vùng căn cứ cách mạng trước đây”

-Tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống cho người nghèo. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

-Bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững là điều kiện tiên quyết đối với vấn đề giảm nghèo.

-Chú trọng việc quy hoạch và quản lý có hiệu quả việc khai thác và sử dụng tài nguyên, đảm bảo sự phát triển bền vững.

-Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế, văn hoá...

-Xã hội hoá các hoạt động giảm nghèo, đặc biệt là về nguồn lực, nhân lực, vật lực

-Nguồn lực của Nhà nước vừa có vai trò chủ đạo vừa mang tính xúc tác, nguồn lực của cộng đồng, của quốc tế có vai trò quan trọng

-Ngoài nguồn lực từ cộng đồng trong nước, cộng đồng quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng cả về hỗ trợ tài chính cũng như kỹ thuật.

-Trong tương lai công tác xã hội hoá cần tiếp tục quan tâm và thúc đẩy nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm của xã hội và của mọi người dân trong việc giải quyết vấn đề nghèo đói ở các địa phương.

-Đổi mới công tác tổ chức, lập kế hoạch, đảm bảo tính công khai, minh bạch là trách nhiệm, tạo

điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động, người dân được bàn bạc, thảo luận nhằm tạo ra sự đồng thuận và hợp tác trong quá trình triển khai chương trình giảm nghèo.

-Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về giảm nghèo.

-Tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận thuận lợi và chi phí thấp các dịch vụ xã hội cơ bản, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; hỗ trợ người nghèo từng bước tiếp cận dịch vụ xã hội chất lượng cao (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, văn hoá...).

-Giảm nguy cơ rủi ro cho người nghèo, nhất là rủi ro do thiên tai, do cơ chế thị trường, sự tác động của các cú sốc từ bên ngoài (khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới, lạm phát...) cũng như những bất trắc trong cuộc sống (ốm đau, bệnh tật, tai nạn...).

-Tập trung nguồn lực cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng núi phía Bắc, Tây

nguyên, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số...thông qua chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ở các vùng này.

Một phần của tài liệu Đề cương môn NN (1) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w