Mô hình và nguồn lực trợ giúp người mại dâm

Một phần của tài liệu bài giảng ctxh với HIV/mại dâm (Trang 27 - 30)

1. Mô hình hỗ trợ mại dâm

Các mô hình phòng, chống mại dâm trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào công tác giữ vững địa bàn không phát sinh tệ nạn mại dâm, giảm số xã, phường trọng điểm, xây dựng mới nhiều khu dân cư, xã, phường thị trấn không

có tệ nạn mại dâm; hoạt động chữa trị, phục hồi cho người bán dâm ngày càng được nâng cao, hoàn thiện quy trình chữa trị, giáo dục lối sống, phục hồi hành vi nhân cách, dạy nghề, lao động sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường lao động, tạo điều kiện để người bán dâm hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng một cách bền vững.

Trong Chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 đã nhấn mạnh việc triển khai thực hiện thí điểm xây dựng một số mô hình về phòng chống mại dâm và hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng với mục tiêu thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 và góp phần phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn mại dâm dưới mọi hình thức. Trên cơ sở đánh giá kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng các mô hình về phòng chống mại dâm và những yêu cầu của công tác phòng chống mại dâm trong giai đoạn mới, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thực hiện hỗ trợ tài chính cho 20 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang) chỉ đạo điểm xây dựng mô hình về phòng chống mại dâm và hỗ trợ người bán dâm tái hòa nhập cộng đồng.

Các mô hình hỗ trợ được thực hiện tại • Các Trung tâm • Tại cộng đồng • Nhà Chùa Nội dung • Hỗ trợ tâm lý, Sức khỏe • Học nghề-Việc làm • Vay vốn lãi xuất ưu đãi

• Thủ tục pháp lý cho bản thân và con họ • Học tập nâng cao nhận thức

• Giáo dục hòa nhập ( Mại dâm), Chữa trị bệnh tật/HIV • Phục hồi - Hòa nhập

• Tuyên truyền, hoạt động tại cộng đồng chống kỳ thị

2. Nguồn lực thực hiện hỗ trợ người mại dâm

• Ngân sách Nhà nước • Cộng đồng chung tay • Bản thân đối tượng

Để thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011-2015. Tổng kinh phí chi có mục tiêu thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách trung ương 270 tỷ đồng (trung bình mỗi năm 54 tỷ đồng)

Ngoài ra, ngân sách nhà nước đảm bảo trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành và được huy động từ nguồn ngân sách địa phương, viện trợ quốc tế và huy động nguồn hợp pháp khác.

Nguồn lực chi cho Chương trinh hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình là 629 tỷ đồng, gồm:

• Ngân sách trung ương: 219 tỷ đồng, • Ngân sách địa phương: 400 tỷ đồng.

• Nguồn huy động và hợp tác quốc tế: 10 tỷ đồng.

Nguồn lực của cộng đồng chung tay giúp đỡ đối tượng thể hiện thông qua các hoạt động gây quỹ trợ giúp, hỗ trợ tâm lý tình cảm của các Hội, tổ chức xã hội mà đặc biệt là Hội Phụ nữ các cấp

V. Vai trò nhân viên xã hội và các kỹ năng làm việc với người mại dâm

2. Vai trò nhân viên xã hội

- Nhân viên xã hội sử dụng thẩm quyền của họ trong trường hợp, tư vấn quản lý, phát triển các nhóm hỗ trợ và sử dụng các phương thức khác

nhau nhằm giúp đỡ nhóm đối tượng này. Trong trường hợp này việc xây dựng, hỗ trợ và phát triển các nhóm đồng đẳng là rất cần thiết

- Tạo môi trường an toàn lành mạnh là rất quan trọng cho các đối tượng. - Đảm bảo các đối tượng có được bảo vệ khỏi các mối đe dọa có thể xảy ra - Đảm bảo tính bí mật tối đa về những thông tin nhạy cảm

- Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng

- Dành thời gian để tạo sự tin tưởng ngay cả với những người chăm sóc - Thời gian hỗ trợ ban đầu là rất quan trọng do nhiều đối tượng còn chưa có được nhận thức đúng đắn, còn mơ hồ chưa có định hướng về tương lai hoặc rối loạn về mặt cảm xúc

Một phần của tài liệu bài giảng ctxh với HIV/mại dâm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w