Tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng một hệ trắc nghiệm khách quan hỗ trợ dạy học tin học lớp 10 (Trang 66)

6. Cấu trúc của luận văn

4.3Tiến hành thực nghiệm

4.3.1 Chuẩn bị đề kiểm tra và phiếu thăm dò ý kiến về việc kiểm ta bằng hình thức trắc nghiệm khách quan

Dựa trên ngân hàng đề thi, chúng tôi đã tiến hành xây dựng 4 mẫu đề thi tương tự nhau. Mỗi mẫu có 10 câu hỏi liên quan đến phần kiến thức về

soạn thảo văn bản. Mỗi đề thi đều có các câu hỏi ở các mức độ khó khác nhau nhưng chủ yếu tập trung ở mức tương đối khó. Chỉ có hai câu ở mức rất khó và hai câu ở mức dễ. Học sinh tham gia làm bài thi sẽ 5 phút để làm bài. Như vậy, trung bình các em sẽ có 30 giây để làm một câu hỏi. Theo các tài liệu liên quan thì với thời gian như vậy thì được đánh giá là vừa sức đối với học sinh.

4.3.2 Thực nghiệm

Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên giảng dạy môn tin học trường PTTH Thái Nguyên về nội dung và hình thức kiểm tra. Sau đó mới tiến hành thực nghiệm trên lớp.

Do địa điểm và thời gian không có nên chúng tôi không thể tiến hành kiểm tra tất cả 103 học sinh cùng một lúc. Chúng tôi đã chia học sinh lớp 10A2 kiểm tra trước, sau đó đến các em học sinh lớp 10 T1. Các em học sinh được xếp ngồi 4 dãy và được phát các đề thi đảm bảo hai em ngồi gần nhau không giống đề nhau.Trước khi các em làm bài, chúng tôi hướng dẫn cách làm cũng như các quy định kiểm tra. Sau đó, thu bài theo đúng thời gian quy định là 10 phút

4.4 Kết quả thực nghiệm

4.4.1 Kết quả của bài kiểm tra thực nghiệm

Trên cơ sở bài làm của các em, chúng tôi đã chấm và có kết quả như sau:

Lớp 10T1:

(Tổng số: 54 học sinh)

- 24 học sinh đạt điểm giỏi (44.44 %) - 25 học sinh đạt điểm khá (46.30 %) - 5 học sinh đạt điểm trung bình (9.26 %)

Lớp 10A2:

(Tổng số: 49 học sinh )

- 19 học sinh đạt điểm giỏi (38.78 %) - 24 học sinh đạt điểm khá (48.98 %) - 6 học sinh đạt điểm trung bình (12.24 %)

4.4.2 Phân tích chất lượng của các câu hỏi trong bài kiểm tra

Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi cũng đã tiến hành đánh giá chất lượng của các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã sử dụng trong đề kiểm tra. Cụ thể:

Về độ khó: Có 7 câu ở mức khó, 41câu ở mức tương đối khó, 52 câu ở mức dễ.

Qua số liệu trên cho thấy, đề kiểm tra thực nghiệm có gần 50% câu hỏi có độ khó trung bình, đồng thời vừa có câu hỏi dễ, vừa có câu hỏi khó. Do đó, đề kiểm tra đã đạt yêu cầu về độ khó.

Về độ phân biệt:

Trong tổng số 40 câu hỏi thì có tới 39 câu có độ phân biệt là dương, tức là số sinh viên trong nhóm điểm cao trả lời câu hỏi nhiều hơn so với sinh viên trong nhóm điểm thấp. Chỉ có một câu hỏi mà học sinh của hai nhóm trả lời đúng bằng nhau.

Nhìn tổng thể, trong bài kiểm tra thực nghiệm ta thấy hầu hết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đều có độ phân biệt, hơn nữa số lượng câu hỏi thỏa mãn về độ phân biệt chiếm gần 90% nên có thể khẳng định bài kiểm tra trắc nghiệm đạt được yêu cầu về độ phân biệt.

PHẦN KẾT LUẬN

Được nhận đề tài từ tháng 10 năm 2006, sau nửa năm nghiên cứu chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu:

1. Các vấn đề liên quan đến kiểm tra đánh giá và thi trắc nghiệm để từ đó đưa ra một hệ thống đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan cho tin học 10.

2. Cấu trúc của một website 3. Ngôn ngữ HTML và ASP 4. Một số công cụ thiết kế web

5. Thiết kế website thi trắc nghiệm với một số ứng dụng.

Website “Trắc nghiệm Tin học 10” là một website nhỏ nhưng khá hữu ích cho việc dạy và học Tin học lớp 10. Các câu hỏi trong Website chủ yếu được chúng tôi rút ra từ chính các bài học trong sách giáo khoa của các em. Do vậy, việc tham gia thi trắc nghiệm giúp các em củng cố thêm kiến thức trong việc học trên lớp, khơi dậy ở học sinh niềm ham thích học tập và khám phá bộ môn Tin học còn khá mới mẻ ở trường phổ thông. Bên cạnh đó, qua việc thiết kế chương trình chúng tôi đã biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích cho việc học tập và giảng dạy sau này.

Khi thực hiện đề tài này chúng tôi đã vấp phải một số khó khăn như: Toàn bộ kiến thức về thiết kế website được học rất ít trong chương trình chính khóa. Thời gian có hạn, thiếu các phương tiện hiện đại kỹ thuật hỗ trợ...

Vì vậy mà sản phẩm chưa thực sự mang tính chuyên nghiệp. Nếu có điều kiện chúng tôi có thể phát triển đề tài theo hướng:

i. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển vấn đề thiết kế website bằng ngôn ngữ ASP và nghiên cứu thêm các công cụ khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ii. Hoàn thiện website thi trắc nghiệm với nhiều ứng dụng khác như: Thêm nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm, tạo một diễn đàn trao đổi thông tin giữa học sinh và giáo viên, chú ý tới tính bảo mật của website.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Quang An, Trắc nghiệm khách quan và tuyển sinh đại học, Hà Nội, 1997.

[2]. Nguyễn Văn Ba, Phân tích và thiết kế hệ thống, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2000.

[3]. GS Trần Bá Hoành, Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997.

[4]. Nguyễn Phương Lan, ASP 3.0_ASP.NET, NXB Giáo dục, 2001.

[5]. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992.

[6]. Nguyễn Trường Sinh, Thiết kế web với Macromedia Dreamweaver 4.0, NXB Lao động – Xã hội, 3/2002.

[7]. GS Lâm Quang Thiệp, Những cơ sở của kỹ thuật trắc nghiệm, Bộ giáo dục và đào tạo - Vụ đại học, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thị Thanh Trúc - Mai Xuân Hùng - Phạm Phú Hội, Giáo trình thiết kế và lập trình web với ASP, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005.

[9]. Website Mạng giáo dục - Bộ giáo dục và đào tạo: http://www.edu.net.

[10]. Website Tạp chí tin học và nhà trường: http://www.thnt.com.vn. [11]. Website Câu lạc bộ Visual Basic: http://www.caulacbovb.com. [12]. Website Mã nguồn mở: http://www.manguon.com.

PHẦN PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Xây dựng một hệ trắc nghiệm khách quan hỗ trợ dạy học tin học lớp 10 (Trang 66)