Sự đa dạng loài của loài Thân mềm Hai mảnh vỏ tại RNM xã Đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ (mollusca bivalvia) tại khu vực rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 36)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

3.1.2.Sự đa dạng loài của loài Thân mềm Hai mảnh vỏ tại RNM xã Đồng

Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

Từ kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho thấy số lƣợng loài thu đƣợc ở tại khu vực nghiên cứu giữa các họ thuộc các bộ có sự khác nhau. Số lƣợng đƣợc thể hiện theo bảng 3.2.

Bảng 3.2. Số lƣợng và tỉ lệ các taxon thuộc nhóm ĐVTM Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu

STT TÊN LỚP PHỤ TÊN BỘ HỌ LOÀI TÊN KHOA HỌC SỐ LƢỢNG TỶ LỆ % SỐ LƢỢNG TỶ LỆ % 1 Heterodonta Veneroida 10 58.7 19 63.3 Myoida 1 5.9 1 3.3 2 Pteriomorpha Ostreoida 2 11.8 5 16.7 Arcoida 1 5.9 2 6.7 Mytiloida 1 5.9 1 3.3 Pteroida 2 11.8 2 6.7 Tổng 17 100 30 100

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 đã chỉ rõ đƣợc sự đa dạng về số lƣợng họ. Ở mức độ họ, nhận thấy bộ Veneroida (bộ Ngao) chiếm ƣu thế với 10 họ (chiếm 58.7% tổng số họ thu đƣợc) trong tổng số họ thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu. Tiếp đến là bộ Ostreoida và bộ Pteroida (bộ Trai) đều có 2 họ (chiếm 11.8% tổng số họ thu đƣợc) trong tổng số họ thu đƣợc tại khu vực nghiên cứu. Ở các bộ Arcoida (bộ Sò), bộ Mytiloida (bộ Vẹm ), bộ Myoida đƣợc xác định chỉ có 1 họ duy nhất mỗi bộ và chiếm số phần trăm nhỏ (chiếm 5.9% tổng số họ thu đƣợc).

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Kết quả về số lƣợng giống và loài thuộc các bộ đƣợc biểu diễn ở hình 3.1.

Hình 3.1. Số lƣợng giống và loài của các bộ Thân mềm Hai mảnh vỏ

tại khu vực nghiên cứu

Ta thấy trong số 6 bộ của loài Thân mềm Hai mảnh vỏ thì bộ Veneroida có số lƣợng các giống nhiều nhất gồm 16 giống. Tiếp đến là bộ Ostreoida với 3 giống, bộ Pteroida có 2 giống. Cuối cùng là các bộ Myoida, bộ Arcoida và bộ Mytiloida; mỗi bộ chỉ xuất hiện 1 giống .

Kết quả nghiên cứu chỉ rõ đƣợc sự đa dạng về số lƣợng loài thuộc nhóm động vật Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu thể hiện rõ ở hình 3.2.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3.2. Tỷ lệ (%) số lƣợng theo các bộ thuộc các bậc phân loại của loài Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu

Bên cạnh đó sự khác nhau giữa các họ, giống cũng thể hiện rất rõ ở mức độ loài. Ở mức độ loài thì bộ Veneroida lại chiếm số lƣợng loài nhiều nhất với 19 loài (chiếm 63.3% tổng số loài thu đƣợc). Đây là bộ có số lƣợng loài cũng nhƣ số học rất phong phú và đa dạng tại khu vực nghiên cứu Tiếp theo là bộ Ostreoida với 5 loài (chiếm 16.7% tổng số loài thu đƣợc). Cũng xác định đƣợc 2 loài (chiếm 6.7% tổng số loài thu đƣợc) thuộc bộ Arcoida (bộ Sò) và 2 loài (chiếm 6.7% tổng số loài thu đƣợc) thuộc bộ Pteroida (bộ Trai) tại khu vực nghiên cứu. Còn lại 2 bộ có số lƣợng loài thấp nhất chỉ xác định đƣợc duy nhất 1 loài (chiếm 3.3% tổng số loài thu đƣợc) đó là bộ Mytiloida (bộ Vẹm) và bộ Myoida.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Xuân Dục (2001) cho rằng ở các thủy vực số lƣợng loài của

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

các bộ Veneroida (bộ Ngao), bộ Ostreoida, bộ Arcoida (bộ Sò) luôn chiếm ƣu thế.

Tuy nhiên để tìm hiểu một cách chi tiết và đầy đủ hơn về thành phần loài và mức độ khác nhau giữa các bộ cũng nhƣ các họ thuộc nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã phân tích và đánh giá những loài có mặt ở đó của cả 2 đợt. Kết quả phân tích cụ thể nhƣ sau:

Sự đa dạng về loài của bộ Veneroida (bộ Ngao): Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy bộ Venerioda (bộ Ngao) là bộ có số lƣợng loài nhiều nhất tại khu vực nghiên cứu. Trong đó họ Veneridae (họ Ngao) chiếm ƣu thế với số lƣợng loài cao nhất là 7 loài. Tiếp đến, họ Tellinidae (họ Den), họ Solenidae, họ Psammobiidae cũng xác định đƣợc 2 loài. Còn lại là các họ Corbiculidae (họ Hến), họ Trapeziidae (họ Don), họ Mactridae, họ Glaucomyidae, họ Solecurtidae và họ Lucinidae chiếm số lƣợng loài ngang nhau, chỉ xác định đƣợc 1 loài duy nhất. Trong số đó các loài Geloina coaxans, Meretrix meretrix, Trapezium sublaevigatum, Cyclina sinensis, Eamesiella corrugate phân bố khá rộng bắt gặp ở nhiều điểm thu mẫu. Trong khi đó loài còn lại trong bộ phân bố hẹp hơn chỉ bắt gặp ở 1- 2 điểm thu mẫu (Phụ lục 1).

Sự đa dạng về loài của bộ Myoida: Chỉ xác định đƣợc 1 loài của 1 họ thuộc bộ Myoida. Họ Myoida tìm thấy 1 loài là Potamocorbula laevis (Hinds, 1843). Loài này khá hẹp và chỉ bắt gặp ở 1/27 điểm thu mẫu (Phụ lục 1)

Sự đa dạng về loài của bộ Ostreoida: Dựa vào kết quả nghiên cứu ta thấy đứng sau bộ Veneroida (bộ Ngao) cũng phải kể đến bộ Ostreoida. Bộ Ostreoida có số lƣợng loài đứng thứ hai trong các bộ. Đã xác định đƣợc 5 loài thuộc 3 giống của 2 họ. Trong 2 họ phân tích đƣợc thì họ Ostreidae (họ Hàu) đã xác định đƣợc 4 loài ƣu thế hơn so với các loại khác. Cũng xác định đƣợc ở họ Anomiidae (họ Điệp cánh) có xuất hiện 1 loài là Enignomia aenigmatica

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

(Holten, 1803). Các loài ở bộ này có phân bố rộng bắt gặp ở nhiều điểm thu mẫu, loài Saccostrea cucullata đƣợc bắt gặp nhiều điểm thu mẫu nhất là 7/27 điểm (Phụ lục 1).

Sự đa dạng về loài của bộ Arcoida (bộ Sò): Kết quả điều tra ở bảng 3.1 cho thấy: Bộ Arcoida có 2 loài thuộc 1 giống của họ Arcidae. Hai loài là

Anadara granosa (Linnaeus, 1758) và Anadara subcrenata (Lienschke, 1869). Phân bố của 2 loài này khá rộng gặp ở rất nhiều điểm thu mẫu khoảng 6-7 điểm (Phụ lục 1)

Sự đa dạng về loài của bộ Mytiloida (bộ Vẹm): Trong quá trình định loại các mẫu vật thu đƣợc ở khu vực nghiên cứu chỉ xác định đƣợc 1 loài thuộc bộ Mytiloida (bộ Vẹm) là Xenostrobus atrata (Lischke, 1871) của họ Mytilidae. Sự phân bố loài này cũng bắt gặp ở nhiều điểm thu mẫu 4/27 điểm (Phụ lục 1).

Sự đa dạng về loài của bộ Pteroida (bộ Trai): Tại khu vực nghiên cứu cũng xác định đƣợc 2 loài thuộc 2 họ. Họ Isogomononidae xác định đƣợc 1 loài duy nhất là Isognomon ephippium (Linnaeus, 1758) và họ Placunidae cũng xác định đƣợc 1 loài duy nhất Placuna placenta (Linnaeus, 1758). Các loài này bắt gặp ở 1 số điểm thu mẫu khoảng từ 2- 4 điểm (Phụ lục 1).

3.1.3. Thành phân loài có giá trị kinh tế của nhóm Thân mềm Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu đã xác định đƣợc tổng 8 loài động vật thân mềm Hai mảnh vỏ kinh tế phân bố phổ biến tại khu vực rừng ngập mặn nghiên cứu. Kết quả đƣợc thể hiện bảng 3.3.

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.3. Thành phần loài có giá trị kinh tế của nhóm ĐVTM Hai mảnh vỏ tại khu vực nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Tên khoa học Tên tiếng việt

1 Anadara granosa (Linnaeus, 1758) Sò huyết

2 Crassostrea rivularis (Gould, 1864) Hàu cửa sông

3 Eamesiella corrugata (Deshayes, 1855) Ngán

4 Cyclina sinensis (Gmelin, 1791) Ngó đỏ

5 Meretrix lusoria (Roding, 1798) Ngao dầu sọc đỉnh

6 Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) Ngao dầu

7 Solen grandis (Dunker, 1861) Móng tay lớn

8 Geloina coaxans (Gmelin, 1791) Vạng

Qua nghiên cứu đã xác định đƣợc tổng số 8 loài thuộc 6 họ của 3 bộ và đều đƣợc nhận định là những loài mang lại giá trị kinh tế cao, chủ yếu. Trong đó bộ Veneroida ( bộ Ngao) có số loài nhiều nhất thuộc 4 họ: họ Veneridae (họ Ngao), họ Corbiculidae, họ Solenidae (họ Móng tay) và họ Lucinidae. Với họ Veneridae (họ Ngao) xác định đƣợc 3 loài là Cyclina sinensis

(Gmelin, 1791); Meretrix lusoria (Roding, 1798) và Meretrix meretrix

(Linnaeus, 1758).Họ Corbiculidae (họ Hến) xác định đƣợc 1 loài là Geloina coaxans (Gmelin, 1791). Họ Lucinidae xác định đƣợc 1 loài là Eamesiella corrugata (Deshayes, 1855) và họ Solenidae (họ Trùng trục) cũng xác định đƣợc 1 loài là Solen grandis (Dunker, 1861). Tiếp là bộ Arcoida (bộ Sò) chỉ xác định đƣơc 1 loài là Anadara granosa (Linnaeus, 1758) thuộc họ Arcidae

(họ Sò). Cuối cùng là bộ Ostreoida xác định đƣợc 1 loài thuộc họ Ostreidae là

Crassostrea rivularis (Gould, 1864).

Nhóm thủy sản khác gồm các loài thủy sản kinh tế ngƣ dân khai thác trên các bãi triều khi rút nƣớc. Đây là nhóm đối tƣợng đƣợc các ngƣ dân tham gia khai thác đông nhất. Các nhóm đƣợc khai thác chủ yếu : vạng, ngán. Nhìn

Trường ĐHSP Hà Nội 2 Khóa luận tốt nghiệp

chung nhóm này có sản lƣợng khai thác đƣợc rất lớn. Đối tƣợng đƣợc khai thác với sản lƣợng hàng năm cao nhất là Vạng ( hình 3.3).

Hình 3.3. Mẫu vật Vạng (Geloina coaxans ) tại Đồng Rui (Nguồn: Nguyễn Ngọc Hồng Nhung)

Các đối tƣợng thuỷ sản thuộc nhóm ĐVTM Hai mảnh vỏ có kinh tế cao thƣờng đƣợc khai thác trên các bãi triều chủ yếu bằng công cụ thủ công thô sơ hoặc bằng nhặt bắt, bao gồm các đối tƣợng: vạng, ngán... Nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế chủ yếu và đƣợc trao đổi thƣơng mại của vùng RNM Đồng Rui chủ yếu tập trung vào một số đối tƣợng thủy sản nhƣ: ngán, vạng, ngao...Nhƣ vậy có thể thấy, đối tƣợng có giá trị kinh tế cao và là đối tƣợng rất đặc trƣng của vùng triều, RNM của Quảng Ninh có ở RNM Đồng Rui và đem lại cho vùng này giá trị kinh tế đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài thân mềm hai mảnh vỏ (mollusca bivalvia) tại khu vực rừng ngập mặn xã đồng rui, huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 36)