Dự kiến dạy học bài “Lực ma sát” – Vật lí 10 THPT theo tiến trình đã soạn. Tiến hành dự giờ, ghi chép, theo dõi, nhận xét cách tổ chức hoạt động học của học sinh trong từng tiết học trên lớp, mỗi tiết dự kiến sẽ trao đổi với giáo viên hướng dẫn thực tập và các thầy cô trong tổ Vật lí của trường THPT Dương Xá để điều chỉnh tiến trình dạy học dự kiến và rút kinh nghiệm cho các tiết sau. Sau mỗi tiết học, chúng tôi dự kiến sẽ trao đổi với các học sinh nhằm kiểm chứng các nhận xét của mình về tiết học.
Cho HS của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra để so sánh kết quả của HS sau khi học xong bài “Lực ma sát”.
37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm gồm có các nội dung sau:
- Mục đích dự kiến thực nghiệm. - Đối tượng dự kiến thực nghiệm. - Nội dung dự kiến thực nghiệm. - Phương pháp dự kiến thực nghiệm.
Tuy chưa có điều kiện tiến hành thực nghiệm sư phạm nhưng chúng tôi tin tưởng rằng kết quả thực nghiệm sẽ khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là: nếu vận dụng quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề để xây dựng các bài tập có nội dung thực tiễn và sử dụng chúng trong tiến trình dạy học bài “Lực ma sát” – Vật lí 10 thì có thể phát huy được tính tích cực học tập, phát triển năng lực sáng tạo, đồng thời nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS.
38
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG
Đối với các mục đích nghiên cứu và những nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành và giải quyết được các vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học BTVL theo hướng phát triển năng lực của HS, lí luận về dạy học giải quyết vấn đề trong đó đặc biệt quan tâm đến các biểu hiện của sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của HS khi giải BT. Đồng thời cũng tìm hiểu cơ sở lí luận về việc lựa chọn BTVL và việc sử dụng các BT trong các tiết học Vật lí.
Tìm hiểu mục tiêu kiến thức, kĩ năng, các năng lực cần phát triển về lực ma sát và nội dung kiến thức khi dạy học về các lực cơ học, để từ đó xác định các BT cần thiết phải xây dựng trong quá trình dạy kiến thức này.
Lựa chọn được các BT về các lực cơ học và nêu ra được cách sử dụng chúng tiến trình dạy học.
Soạn thảo được tiến trình dạy học bài 13: “Lực ma sát” – Vật lí 10 trong đó có sử dụng các BT đã xây dựng.
Thu hoạch lớn nhất của chúng tôi qua đề tài này là bước đầu biết tiến hành một đề tài nghiện cứu khoa học giáo dục, biết tận dụng những kiến thức lí luận chung đã được học ở nhà trường Sư phạm áp dụng vào những vấn đề cụ thể ở trường phổ thông. Điều này giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong công tác sau khi ra trường.
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, chúng tôi chưa tiến hành được thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài. Nhưng chúng tôi tin tưởng nếu được sử dụng trong dạy học, đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của HS.
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi vào hiệu quả áp dụng vào thực tế của đề tài, tiếp tục phát triển đề tài trong các bài khác của chương trình vật lí phổ thông. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng khóa luận của chúng tôi sẽ
39
không tránh khỏi một số sai sót. Bởi vậy chúng tôi rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Duyên Bình (2009), SGK Vật lí 10, Nxb Giáo dục.
[2] Bộ Giáo dục và Đào Tạo (2014), Tài liệu tập huấn hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cấp trung học phổ thông.
[3] Bùi Thị Diều (2014), Lựa chọn và hướng dẫn học sinh lớp 10 THPT giải hệ
thống bài tập chương “Động lực học chất điểm”, khóa luận tốt nghiệp đại học,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[4] X.E.Camenetxki và V.P.Orekhôp, Phương pháp giải bài tập vật lí tập 1. [5] Trần Thị Thúy Hằng, Đào Thị Thu Thủy (2012), Thiết kế bài giảng Vật lí lớp 10, Nxb Hà Nội.
[6] Ngô Văn Khoát, Nguyễn Đức Minh (2010), Quan sát và giải thích hiện tượng Vật lí, Nxb Giáo dục Việt Nam.
[7] Nguyễn Thế Khôi (2014), Lí luận dạy học Vật lí, Nxb Đại học Sư phạm. [8] Phạm Quang Minh (2013), Bài học hiện đại về môn vật lí và ứng dụng vào
thiết kế một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT,
luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[9] Bùi Thị Oanh (2015), Xây dựng chuyên đề dạy học “Lực ma sát” – Vật lí lớp 10 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, khóa luận tốt nghiệp
đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
[10] Nguyễn Thị Thắm (2009), Rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh thông
qua việc xây dựng và giải bài tập chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT (chương trình nâng cao), khóa luận tốt nghiệp đại học, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2.
[11] Vũ Xuân Tùng (2015), Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính trong dạy học chương chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT, luận