Các lý thuyết liên quan đến hành động ngôn từ

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 và một số tác phẩm của nguyễn huy thiệp (tt) (Trang 26)

Một hành động ngôn từ trong thực tế khi thực hiện xong thì nó đã tham gia vào quá trình giao tiếp. Hành động ngôn từ đe dọa không có động từ ngôn hành vì vậy khi nghiên cứu và khảo sát nó, chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với lý thuyết lập luận, các phƣơng châm hội thoại, phép lịch sự, các quy tắc liên kết, các quy tắc hội thoại và bởi cả logic nữa.

4.1 Lý thuyết hội thoại

Khi một cuộc thoại diễn ra thƣờng có sự trao lời và đáp lời. Đó chính là hội thoại. Hoạt động căn bản nhất của con ngƣời chính là hội thoại. Khi chúng ta xem xét về một hành động ngôn từ, cụ thể ở đây là hành động ngôn từ đe dọa thì chúng ta cũng phải xem xét chúng trong một bối cảnh cụ thể, với những ngƣời tham gia giao tiếp cụ thể để từ đó có một cái nhìn đầy đủ về chúng

4.1.1 Cặp thoại

Trong hội thoại, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp đến phát ngôn trƣớc nó hoặc có tác dụng định hƣớng cho những phát ngôn tiếp theo “Các

hành vi ngôn ngữ không đứng biệt lập mà hành vi này kéo theo hành vi kia, lượt lời này kéo theo lượt lời kia. Vì thế hình thành khái niệm cặp thoại” ([5], 96)

Cặp thoại là đơn vị lƣỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên. Các cặp thoại không phải đƣợc nói ra một cách ngẫu nhiên hay tùy tiện. Chúng đƣợc tổ chức chặt chẽ, tuân theo những quy tắc hội thoại: ai nói? nói khi nào? Trong một cặp thoại, lƣợt lời thứ nhất định hƣớng cho lƣợt lời thứ hai. Sau khi thực hiện một hành động ngôn từ, ngƣời ta chờ đợi một hành động đáp trả. Sau một nội dung mệnh đề, ngƣời ta chờ đợi một mệnh đề. Điều này thể hiện hai lƣợt lời có quan hệ mất thiết với nhau. Quan hệ này phản ánh sự tác động

của hiệu lực tại lời của hành động ngôn từ ở lƣợt lời thứ nhất lên lƣợt lời thứ hai. Chúng ta sẽ có các hành cặp hành động ngôn từ nhƣ: hỏi – trả lời/ đáp, chào – chào, đề nghị - đáp ứng/ bác bỏ…

Khi xem xét một hành động ngôn từ nào đó chúng ta phải đặt chúng vào một tình huống giao tiếp cụ thể: phải có ngƣời nói – ngƣời nghe

4.1.2 Các nguyên lý hội thoại

Muốn cho một cuộc thoại thành công, chúng ta cần phải tuân theo những nguyên lý nhất định trong hội thoại hay nói một cách khác nếu chúng ta muốn tham gia cuộc chơi thì phải tuân thủ luật lệ của cuộc chơi đó. Đó chính là nguyên lý cộng tác và nguyên lý lịch sự (phép lịch sự).

4.1.2.1 Nguyên lý cộng tác (A: Cooprative Principle)

Nguyên lý công tác (NLCT) theo H.P Grice thì “hãy làm cho phần đóng góp của mình ở giai đoạn mà cuộc hội thoại được xem xét đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi và mình đã chấp nhận tham gia”

(Grice, 1975: 45 – dẫn theo [5], 130)

Đối với hành dộng ngôn từ đe dọa thì lƣợng thông tin do ngƣời nói đƣa ra là chủ yếu. Ngƣời nói đe dọa khiến ngƣời nghe lo lắng, sợ hãi về thông tin mà mình đã đƣa ra. Lƣợng thông tin mà ngƣời nói đƣa ra thƣờng gây ảnh hƣởng không tốt và cả hậu quả xấu cho ngƣời nghe

4.1.2.2 Nguyên lý lịch sự (A: principe of politeness)

Lịch sự là nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Ngƣời Việt nam thƣờng hay nói câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Vấn đề lịch sự đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến trong nhiều công trình. Ở đây chúng tôi chỉ xin tham khảo đến một số quan điểm lịch sự dƣới góc độ một phƣơng châm hội thoại của một số tác giả nhƣ G. Leech, P.Brown và S.Levinson

Trong hội thoại, các hành vi ngôn ngữ luôn tiềm ẩn sự đe doạ thể diện (Face Threatening Acts-FTA) gồm 4 phạm trù:

+ Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nói. + Hành vi đe doạ thể diện tiêu cực của người nghe. + Hành vi đe doạ thể diện tích cực của người nghe.

Các FTA mà Brown và Levinsion nêu ra được coi là bi quan, xem con người trong xã hội như là những sinh thể bị bao vậy thường xuyên bởi các FTA. Bởi vậy cần điều chỉnh bằng cách đưa vào mô hình những FTA có tính chất tích cực (Face Flatering Acts-hành vi tôn vinh thể diện). Như vậy, tập hợp các hành vi ngôn ngữ được chia làm hai nhóm lớn: nhóm có hiệu quả tích cực và nhóm có hiệu quả tiêu cực. Tương ứng với hai nhóm này là phép lịch sự âm tính và phép lịch sự dương tính.

Tuy nhiên đối với hành động ngôn từ đe dọa thì chúng ta xem xét đến tính phi lịch sự (inpoliteness). Một hành động đe dọa muốn được thành công thì chiến lược giao tiếp không phải là lich sự mà là phi lịch sự. Tùy theo mức độ đe dọa và tùy theo các vai giao tiếp như ngang hàng, cao hơn hay thấp hơn về địa vị xã hội mà tính phi lịch sự được tăng hay giảm trong chiến lược giao tiếp nhằm đạt được kết quả cuối cùng như ý muốn.

Ví dụ:

1. Ông Cai lệ nổi cơn lôi đình, tặng luôn anh Dậu năm bảy cái tát vào mặt và

hằm hè:

- Bướng với ông à? Mày có tội thì ông mới trói. Lại còn bướng với ông à!

([18], 28)

Ở ví dụ này thì chúng ta thấy rõ tính phi lịch sự ở đây. Mức độ phi lịch sự cao đƣợc thể hiện qua cặp ĐTNX: ông (cai lệ) – mày(anh Dậu) hay về vị thế khác nhau: cai lệ (ngƣời làm việc cho làng/ kẻ có quyền) – anh Dậu (ngƣời không hoàn thành trách nhiệm với việc làng/ kẻ yếu thế ). Hành động hỏi vừa thực hiện xong  bị đánh ngay  đe dọa về thể xác.

2.Phó lý ở ngoài đình ra oai :

- Con mẹ đĩ Dậu! Mày có câm đi, không thì ông vả vào mồm bây giờ! Đình làng chứ xó buồng của vợ chồng mày đấy à? Ai cho chúng bay đú đởn với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhau ở đấy? Đàn bà thối thây, suốt năm có một suất sưu của chồng mà không chạy nổi, lại còn nỏ mồm,..'thầy em' với 'thầy anh'... Ngứa tai chúng ông!

([18], 47)

Ví dụ 2 chúng ta có thể nhận thấy tính phi lịch sự đƣợc thể hiện rõ ràng hơn. Ngoài cặp ĐTNX: ông – mày hay chúng ông – chúng mày (thể hiện địa vị xã hội phi đối xứng) còn có hành vi đe dọa thể diện tới ngƣời nghe (Đàn bà thối thây). Hàng loạt các câu hỏi được thực hiện nhưng đích ngôn trung hướng tới là đe dọa khiến người nghe không được nói nữa.

4.2 Phân biệt hành động ngôn từ đe dọa với một số hành động khác 4.2.1 Hành động ngôn từ cảnh báo 4.2.1 Hành động ngôn từ cảnh báo

Hành động cảnh báo là kiểu hành động ngôn trung đƣợc thực hiện bằng lời nói nhằm cảnh báo ngƣời nghe (đối ngôn)một hành động không tốt có thể xảy ra cho ngƣời nghe

* Điều kiện thành công là cảnh báo

* Điều kiện nội dung mệnh đề: Một sự kiện tƣơng lai (E) * Điều kiện chuẩn bị:

a. Ngƣời nói nghĩ rằng sự kiện (E) sẽ xảy ra và nó là không tốt cho ngƣời nghe. b. Ngƣời nói nghĩ rằng ngƣời nghe không ý thức đƣợc rằng sự kiện (E) sẽ xảy ra.

* Điều kiện chân thành: Ngƣời nói tin rằng sự kiện (E) thực sự không tốt đối với ngƣời nghe.

* Điều kiện căn bản: Phát ngôn đƣợc xem nhƣ là cố gắng chỉ ra những thiệt hại mà sự kiện (E) sẽ gây ra cho ngƣời nghe.

Ví dụ:

- Ô hay cái chị này, việc gì đến tôi chỗ ấy. Tôi không biết. Bước! Quan lớn đánh cho bây giờ !

([3], 477)

Trong ví dụ này thì ngƣời nói (lý trƣởng) ra lệnh cho ngƣời nghe (chị Dậu) phải đi ngay “bước”. Ngƣời nói muốn ngƣời nghe phải thực hiện hành động đó và

nếu không làm thì sẽ có một sự kiện không hay, tác động trực tiếp tới ngƣời nghe là Quan lớn đánh cho bây giờ! Phát ngôn là một cố gắng của ngƣời nói để ngƣời nghe nhân thấy mối đe dọa đó. Sự kiện xấu có thể xảy ra đối với ngƣời nghe không phải do ngƣời nói thực hiện mà do một ngƣời khác không tham gia cặp thoại thực hiện. Vì thế đó là hành động cảnh báo chứ không phải là hành động đe dọa

4.2.2 Hành động ngôn từ cầu khiến

Hành động cầu khiến là kiểu hành động ngôn trung đƣợc thực hiện bằng lời nói nhằm cầu khiến ngƣời nghe (tiếp ngôn) thực hiện hành động mà ngƣời nói (chủ ngôn) mong muốn.

* Điều kiện thành công là cầu khiến

* Điều kiện nội dung mệnh đề: Một hành động A trong tƣơng lai của ngƣời nghe

* Điều kiện chuẩn bị:

a. Ngƣời nói tin rằng ngƣời nghe có thể thực hiện hành động A

b. Ngƣời nói không chắc chắn rằng ngƣời nghe có thực hiện hay không nếu nhƣ không đƣợc yêu cầu (tùy thuộc vào mức độ cầu nhiều hay khiến nhiều)

* Điều kiện chân thành: Ngƣời nói muốn ngƣời nghe thực hiện hành động A * Điều kiện căn bản: Phát ngôn đƣợc xem là một cố gắng để ngƣời nghe thực hiện hành động A

1. Trong bóng tối, có người ghé tai chị Dậu nói thầm: - Muốn sống bám ngay vào vai tao này.

([18], 133) 2.- Thế thì mời cô ra vườn hái

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Diệp Quang Ban (2005), Ngữ Pháp Tiếng Việt, NXB Giáo dục

[2] Đỗ Hữu Châu (1995), "Các yếu tố dụng học tiếng Việt", TC Ngôn ngữ số 4, tr.20-31.

[3] Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập II – Ngữ dụng học, NXB Giáo dục

[4] Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập I, NXB Giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5] Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học tập I, NXB Giáo dục

[6] Nguyễn Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp cuả người Việt,

NXB Văn hóa Thông tin

[7] Lâm Quang Đông (2006), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị

từ mang ý nghĩa trao tặng (đối chiếu tiếng Việt và tiếng Anh), luận án tiến sĩ

Khoa Ngôn Ngữ, trƣờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

[8] F.de.Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học

Hà Nội

[9] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1994) dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo

dục

[10] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt Ngữ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

[12] John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (ngƣời dịch Nguyễn Văn

Hiệp), NXB Giáo dục

[13] Nguyễn Văn Khang(1999), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Khoa học xã hội [14] Đào Thanh Lan (2004), "ý nghĩa cầu khiến của các động từ nên, cần, phải

trong câu tiếng Việt",TC Ngôn ngữ số 11, tr 23-29.

[15] Đào Thanh Lan (2005),"Vai trò của hai động từ mong, muốn trong việc

biểu thị ý nghĩa cầu khiến ở tiếng Việt", TC Ngôn ngữ số 7, tr12-17.

[16] Đào Thanh Lan (2005), "Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi - cầu khiến", TC Ngôn ngữ số 11, tr 28-32.

[17] Đào Thanh Lan (2007), "Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi - cầu khiến tiếng Việt", TC Ngôn ngữ số 11, tr 10-19.

[18] Ngôn ngữ văn hóa và xã hội. Một cách tiếp cận liên ngành, NXB Thế giới, 2006

[19] Nguyễn Đức Tồn (2002), Tìm hiểu đặc trưng văn hóa –dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự đối chiếu với dân tộc khác), NXB Đại học

Quốc gia

[20] Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa-

Một phần của tài liệu Khảo sát hành động ngôn từ đe dọa trong một số tác phẩm hiện thực phê phán giai đoạn 1930 1945 và một số tác phẩm của nguyễn huy thiệp (tt) (Trang 26)