6. Kết cấu luận văn
1.3.3. Một số tờ báo tiêu biểu
Có thể nói TBKTVN, TBKTSG va ĐTCK là những tờ báo kinh tế đƣợc công chúng và giới chuyên môn đánh giá cao nhất trong làng báo Kinh tế Việt Nam hiện nay. Các báo không chỉ tập hợp đƣợc một đội ngũ các phóng viên, biên tập viên viên có chuyên môn, nghiệp vụ tốt và đƣợc đào tạo bài bản theo phong cách làm báo nƣớc ngoài, mà còn nhận đƣợc sự hỗ trợ đắc lực từ các chuyên gia đầu ngành kinh tế tham gia viết bài và cố vấn giúp nâng cao chất lƣợng bài vở cho mỗi số báo.
Nhận định này đƣợc rút ra từ cuộc điều tra thu thập ý kiến của gần 300 ngƣời là những nhà đầu tƣ chứng khoán, những ngƣời quan tâm tới TTCK, cả
những phóng viên viết mảng kinh tế. Với câu hỏi “Ông bà sẵn lòng bỏ tiền
mua tờ báo nào để theo dõi thông tin về TTCK?”, chúng tôi đã thu nhận đƣợc
kết quả nhƣ sau:
Bảng 1.2: Tỷ lệ số người khẳng định sẵn lòng bỏ tiền mua báo in để theo dõi thông tin về TTCK.
Đơn vị: % Chỉ chọn mua TBKTVN Chỉ chọn mua TBKTSG Chỉ chọn mua ĐTCK Mua 2-3 loại báo cùng lúc 17,9 25,6 46,2 10,3
Nguồn: Cuộc điều tra tháng 8/2009
Với tỷ lệ vƣợt trội, ba tờ báo TBKTVN, TBKTSG và ĐTCK đã chứng tỏ vị thế quan trọng trong lĩnh vực thông tin về TTCK nói riêng và làng báo kinh tế nói chung, đƣợc độc giả tin cậy và đón đọc.
Thời báo Kinh tế Việt Nam ra đời theo quyết định số 378 BC do Bộ Văn hóa Thông tin và du lịch (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp ngày 13/3/1992 và công văn số 1958 BC ngày 6/11/1992. Cơ quan chủ quản của TBKTVN là Hội Khoa học kinh tế Việt Nam - tổ chức xã hội của những ngƣời nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học kinh tế. Tôn chỉ, mục đích của tờ báo là truyền bá kinh tế và những thành tựu về khoa học kinh tế, gắn kinh tế với đời sống nhằm góp phần xây dựng đất nƣớc và khoa học kinh tế Việt Nam, bồi dƣỡng kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do đặc thù là một tờ báo chuyên ngành kinh tế nên đối tƣợng độc giả của TBKTVN chủ yếu là những ngƣời quan tâm đến các vấn đề kinh tế, giới kinh doanh, nhà nghiên cứu.
TBKTVN là kết quả hợp tác giữa Hội Khoa học kinh tế và Tập đoàn truyền thông Ringier AG của Thuỵ Sĩ. Sự hợp tác này cho phép Hội Khoa học kinh tế tiếp nhận đƣợc công nghệ làm báo của nƣớc ngoài cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý, điều hành cơ quan báo chí theo mô hình hiện đại. Tất nhiên, việc hợp tác này chỉ thuần túy trên phƣơng diện kỹ thuật và nghiệp vụ báo chí.
Ngày 1/6/1993, TBKTVN ra số đầu tiên. Đến tháng 4/1994, tờ
Vietnam Economic Times ra đời. Sau đó là sự góp mặt của các tờ phụ san và báo điện tử VnEconomy.
Trong 16 năm qua, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã phát triển từ một tờ
báo nhỏ, số lƣợng phát hành khiêm tốn trở thành một tờ báo có tầm vóc, có uy tín với số lƣợng phát hành (tờ tiếng Việt) đạt con số hơn 40.000 bản/kỳ (trong đó tỷ lệ phát hành ở miền Bắc là 50%, miền Trung là 20%, miền Nam là 30%). TBKTVN cũng đã phát triển từ 3 số/tuần thành 6 số/tuần nhƣ hiện nay.
Thời điểm năm 1993 - 1995, khi TTCK mới chỉ manh nha, TBKTVN đã có những bài viết đầu tiên về lĩnh vực này. Tới năm 1999, ban biên tập
thời điểm năm 2000 khi TTCK chính thức đƣợc thành lập và là chuyên trang đƣợc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc công nhận thông tin. Có thể nói ban biên tập tờ báo đã có một sự ƣu tiên đặc biệt đối với mảng thông tin về TTCK khi dành 30% số trang báo cho lĩnh vực kinh tế nóng bỏng này.
Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Ngày 17/9/1990 Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch đã cho phép ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập tờ báo mới lấy tên gọi là
“Thời báo Kinh tế Sài Gòn” (TBKTSG) theo giấy phép xuất bản báo chí số
927/BC-GPXB. Tờ báo này có chức năng và nhiệm vụ nhƣ sau:
- Phổ biến chủ trƣơng, chính sách về kinh tế của Trung ƣơng và thành phố Hồ Chí Minh, phổ biến kiến thức kinh nghiệm hoạt động kinh tế và giới thiệu các đơn vị sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả.
- Thông tin và phân tích các hoạt động kinh tế của thành phố, tình hình kinh tế và thị trƣờng vùng Đông Nam Á và thế giới có chọn lọc theo định hƣớng của Nhà nƣớc.
Trƣớc đòi hỏi cấp bách các nguồn thông tin ở trong nƣớc cho các
doanh nghiệp nƣớc ngoài, các khách du lịch… ngày 4/10/1991 TBKTSG đã
xuất bản số báo đầu tiên bằng tiếng Anh với tên gọi là “The Saigon Times”. Tờ báo tiếng Pháp (Saigon Eco) ra đời muộn nhất ngày 4/1/1994.
Hiện TBKTSG (tiếng Việt) đang phát hành 1 số/tuần, với nhiều bài viết chuyên sâu, hàm lƣợng thông tin phong phú và chất lƣợng, TBKTSG đã chiếm đƣợc cảm tình và đánh giá cao của công chúng và giới chuyên môn, phát hành 40.000 bản/kỳ vào năm 2004 và hiện nay là 60.000 bản/kỳ.
Là tờ báo kinh tế nên mảng thông tin về TTCK đƣợc TBKTSG đặc
biệt chú trọng với việc dành hẳn một chuyên trang Thị trường tài chính
chứng khoán chiếm 14% số trang báo với rất nhiều bài viết phân tích chuyên
sâu và bình luận xác đáng về diễn biến và xu hƣớng của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, các tin tức về TTCK thế giới cũng đƣợc ban biên tập TBKTSG cập nhật và thông tin kịp thời tới độc giả.
Chuyên trang Thị trường tài chính chứng khoán thƣờng xuyên có sự cộng tác bài vở của các chuyên gia chứng khoán, chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý, nhà đầu tƣ và doanh nghiệp có kinh nghiệm và uy tín nhƣ: TS Vũ Thành Tự Anh, chuyên gia chứng khoán Huy Nam, Th.s Hồ Quốc Tuấn (ĐH Melbourne), chuyên gia Phan Dũng Khánh (Tổng Cty Tài chính Dầu khí Việt
Nam)…
Đầu tư chứng khoán
Tháng 7/2000 sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên trên TTCK Việt Nam khai trƣơng tại Tp. Hồ Chí Minh. Trƣớc đó vài tháng báo ĐTCK ra số đầu tiên ngày 10/12/1999 với số lƣợng phát hành ban đầu là 3.000 bản/kỳ. Chỉ một tháng sau, số lƣợng phát hành của báo đã là 5.000 bản/kỳ và sau 3 tháng số lƣợng phát hành tăng lên thành 7.000 bản/kỳ.
Đầu tƣ chứng khoán (ĐTCK) là tờ báo thuộc báo Đầu tƣ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ. Đây cũng là một trong những tờ báo in chuyên về chứng khoán tốt nhất hiện nay theo đánh giá của giới chuyên môn và công chúng (xem Bảng 2).
Cũng giống nhƣ các tờ báo chuyên ngành khác, ĐTCK cũng tập hợp đƣợc một đội ngũ chuyên gia đầu ngành làm cố vấn. ĐTCK cũng đã khá khôn ngoan trong cách lựa chọn hội đồng cố vấn và phản biện: một hội đồng có sự hài hoà giữa lý luận nhƣ: TS Đào Lê Minh - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán (UBCKVN); TS Lê Đăng Doanh - chuyên gia kinh tế cao cấp; ông Nguyễn Duy Hƣng - chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), và thậm chí là một doanh nghiệp nƣớc ngoài làm ăn tại Việt Nam: ông Dominic Scriven - Giám đốc điều hành Dragon Capital...
Sau gần 9 năm phát triển, đến nay ĐTCK đã nâng số lƣợng phát hành lên 45.000 bản/kỳ, phát hành các ngày thứ 2,4,6 hàng tuần trên toàn quốc (tại Hà Nội là 35%, Tp.HCM là 45%, các tỉnh khác là 20%). Sự tăng vọt về số lƣợng phát hành của báo ĐTCK một mặt khẳng định sự trƣởng thành nhanh
chóng của tờ báo, một mặt chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của công chúng đối với lĩnh vực chứng khoán.
Ngay từ khi mới ra đời, ĐTCK đã góp phần tuyên truyền phản ánh cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp - một bƣớc chuẩn bị cho sự ra đời TTCK. Báo ĐTCK đã chỉ ra sự cần thiết phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp cùng những khó khăn, tồn tại của quá trình này, hiến kế giúp cho chính quyền địa phƣơng và Chính phủ khắc phục. Hai là cung cấp
thông tin tổng hợp về TTCK trong và ngoài nƣớc trên mục “Tiêu điểm” và
“Chứng khoán thế giới” để qua đó giúp công chúng có đƣợc cái nhìn toàn
cảnh về TTCK trên thế giới với nhiều thông tin về tình hình biến động của các TTCK trên thế giới, cách thức và phƣơng pháp quản lý, điều hành các TTCK thế giới, quy mô và vai trò của mỗi thị trƣờng với nền kinh tế mỗi quốc gia, mỗi khu vực và kinh tế toàn cầu. Ba là, cung cấp kiến thức nghề nghiệp - nghiệp vụ chứng khoán - yếu tố không thể thiếu đối với những ngƣời tham gia hoạt động mua bán chứng khoán, cũng nhƣ với những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Để cung cấp những kiến thức nhƣ vậy, báo ĐTCK đã
mở các chuyên mục nhƣ: Hỏi-đáp chứng khoán, Tư vấn đầu tư, Ý kiến bạn
đọc, Đối thoại với doanh nghiệp…
Sự ra đời của báo ĐTCK đã phản ánh đúng một thực tế đã tồn tại trong hoạt động báo chí thế giới. Đó là khi TTCK đƣợc thiết lập ở một quốc gia thì kéo theo đó sẽ có một vài tờ báo chứng khoán ra đời theo. Hiện nay báo chí chuyên về chứng khoán trên thế giới phát triển rất mạnh, điển hình nhƣ trƣờng hợp tờ The Wall Street Journal (Nhật báo phố Wall) do Công ty Dow Jones xuất bản ở New York từ năm 1889. Hiện nay, số lƣợng phát hành của báo này là hơn 2 triệu bản/kỳ.
So với tờ The Wall Street Journal, ĐTCK vẫn còn là tờ báo rất non trẻ nhƣng với tƣ cách là một trong những ấn phẩm báo chí đầu tiên viết chuyên sâu về lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam, báo ĐTCK đang từng bƣớc góp
phần quan trọng vào việc chuyển tải thông tin chứng khoán đến với đông đảo
công chúng, trở thành “tờ báo của mọi nhà đầu tư” .
Tiểu kết chƣơng 1
Chƣơng 1 của luận văn nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK, trong đó có nhấn mạnh tới vai trò và chức năng của TTCK trong nền kinh tế đƣa tới cái nhìn tổng quát nhất về TTCK Việt Nam. Đặc biệt, chƣơng 1 chỉ ra vai trò của báo chí trong chiến lƣợc phát triển TTCK Việt Nam, và sơ lƣợc giới thiệu các tờ báo kinh tế đƣợc xem là uy tín nhất ở nƣớc ta hiện nay. Chính vì ý nghĩa, vai trò quan trọng đó mà việc nghiên cứu tìm hiểu đặc thù của thông tin báo chí viết về TTCK mà cụ thể trong luận văn này là thông tin TTCK trên báo in là cần thiết và hữu ích đối với quá trình tác nghiệp của các nhà báo chứng khoán.
Chƣơng 2 luận văn sẽ tập trung khảo sát, nghiên cứu kết hợp điều tra thu thập ý kiến và phỏng vấn sâu để tìm ra những đặc thù cơ bản của thông tin viết về TTCK trên loại hình báo chí có lịch sử lâu đời nhất là báo in.
CHƢƠNG 2: NHỮNG NÉT ĐẶC THÙ CỦA THÔNG TIN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN TRÊN BÁO IN HIỆN NAY
2.1. Một số khái niệm cơ bản
- Đặc thù: Theo định nghĩa của Nguyễn Nhƣ ý - tác giả cuốn Đại từ
điển Tiếng Việt, (Nxb Văn hóa thông tin, 1999, trang 599): “Đặc thù nghĩa là
tính chất riêng, khác hẳn so với những cái cùng loại”.
Tƣơng tự, tác giả Hoàng Phê - chủ biên cuốn Từ điển Tiếng Việt
(Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng, 1998, trang 283) định nghĩa khái niệm “đặc thù” là: “nét riêng biệt, làm cho khác với sự vật kia cùng loại”.
Nhƣ vậy khái niệm “đặc thù” trong luận văn này sẽ đƣợc hiểu là những
nét riêng biệt, nổi bật, khác hẳn về phƣơng diện nội dung và hình thức thể hiện của thông tin TTCK trên báo in so với thông tin TTCK trên các loại hình báo chí khác.
- Báo in: Thuật ngữ “báo in” đƣợc dùng trong luận văn này để chỉ những tờ báo ngày và báo tuần xuất bản và phát hành ở Việt Nam hiện nay. Thuật ngữ này không bao chứa các loại tạp chí, bản tin nội bộ, các bản tin đặc biệt và các ấn phẩm định kỳ mang tính chất tiếp thị, quảng cáo.
- Độc giả: Trong luận văn này, khái niệm “độc giả” để chỉ đối tƣợng công chúng tiếp nhận thông tin qua các loại báo và tạp chí xuất bản và phát hành ở Việt Nam. Thông thƣờng, độc giả có 3 trình độ: kiến thức chuyên sâu cao và hẹp, kiến thức chuyên môn trung bình (đại học trở lên), ham thích và bƣớc đầu tiếp cận thông tin để học hỏi.
2.2. Đặc thù về nội dung và hình thức của thông tin về thị trƣờng chứng khoán trên báo in hiện nay.
2.2.1. Nội dung của các tin bài viết về thị trường chứng khoán trên báo in hiện nay.
Hoạt động báo chí viết về thị trƣờng chứng khoán (TTCK) trong thời gian qua đã chứng minh báo chí là cầu nối quan trọng đƣa đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đi vào đời sống thực tế. Tên gọi các chuyên trang, chuyên mục, chƣơng trình có thể khác nhau, phƣơng thức thông tin, tuyên truyền có thể không giống nhau nhƣng các báo, đài đều đang hƣớng tới
một mục đích cuối cùng đó là viết cho độc giả, hƣớng đến nhu cầu thông tin của công chúng, với mong muốn xây dựng một TTCK phát triển bền vững và lành mạnh, xứng đáng là “hàn thử biểu” phản ánh “sức khỏe” nền kinh tế hiện đại. Bởi vậy những nội dung thông tin mà báo in phản ánh cũng đồng thời đƣợc các loại hình báo chí, phƣơng tiện truyền thông khác quan tâm đề cập và phản ánh đầy đủ. Tuy nhiên do đặc trƣng của mỗi loại hình báo chí và sự khác biệt về giới công chúng, cho nên thông tin trên báo in có những đặc thù riêng, khác với báo điện tử, báo hình và báo phát thanh.
Cuộc điều tra tháng 8/2009 của chúng tôi cho thấy, trong gần 300
ngƣời tham gia trả lời thì có 33,2% ngƣời khẳng định họ “chỉ chọn đọc báo
in” để theo dõi thông tin về TTCK, số ngƣời “chỉ chọn báo điện tử” là 34,6%, số ngƣời cho biết “chỉ chọn xem truyền hình” là 28,8%, và chỉ có
3,4% ngƣời “chỉ chọn phát thanh”. Kết quả này một lần nữa khẳng định báo
in vẫn đƣợc công chúng ƣa chuộng và tin tƣởng, đặc biệt trong mảng thông tin về TTCK thì báo in là một trong hai loại hình báo chí lý tƣởng đƣợc công chúng chọn đọc nhiều nhất. Đây là cơ sở để chúng tôi tiến hành khảo sát nội dung các tin bài về TTCK trên 314 số báo TBKTVN, 52 số báo TBKTSG và 156 số báo ĐTCK và rút ra những nhận xét về đặc thù của báo in trong việc thông tin, tuyên truyền về TTCK.
2.2.1.1. Báo in cung cấp nhiều thông tin phân tích, bình luận chuyên sâu về thị trường chứng khoán,
Theo Nguyễn Thu Giang, “báo in có ưu thế về chất lượng nội dung,
trong khi báo điện tử lại nổi trội về tính năng và độ nóng”, và “báo in tiếp
tục tồn tại cùng với sự ra đời của phát thanh, truyền hình và báo điện tử nhờ có chiều sâu và độ tin cậy” (1)
.
Trong luận văn nghiên cứu riêng về mảng thông tin TTCK, chúng tôi cũng đã tiến hành thu thập ý kiến của công chúng đánh giá về các ƣu điểm của báo in so với các loại hình báo chí khác. Theo đó có 46,2% ngƣời đƣợc
ngƣời phản đối nhận xét này. Kết quả này tiếp tục khẳng định báo in có ƣu thế nổi trội so với các loại hình báo chí khác là nhờ có rất nhiều bài viết phân tích, bình luận, đáp ứng đƣợc nhu cầu cần đọc những thông tin sâu và chất lƣợng về TTCK của công chúng.