Tin đồn tác nhân làm thay đổi truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 2008)(tt) (Trang 31 - 32)

Tin đồn là nguồn sự kiện của báo chí, nhưng đôi khi tin đồn lại chính là tác nhân khiến báo chí phải chạy theo để khống chế nó. Vài năm trước đây, Đài Truyền hình Việt Nam từng đưa tin “hai đứa trẻ chết vì ăn vải rụng có thuốc sâu tại Lục Ngạn, Hà Bắc” hay “dự báo sóng thần tại Đà Nẵng” gây xôn xao dư luận và để lại nhiều tin đồn nghiêm trọng, đi ngược lại với những gì nhà báo dự định. Vì thế, nhiều khi các cơ quan báo chí buộc phải thay đổi, điều chỉnh hoặc đính chính những nội dung đã phát, đã công bố vì những thông tin chưa kiểm chứng của mình.

Hơn thế, công chúng đòi hỏi các phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và đưa thông tin làm rõ hơn những vấn đề mà họ quan tâm. Nếu đưa thông tin mập mờ, công chúng đòi hỏi báo chí phải thông tin rõ ràng và cụ thể, đồng thời đòi hỏi các cơ quan báo chí khác phải vào cuộc, điều tra, nghiên cứu xem mục đích phía sau của cơ quan báo chí sai phạm là gì. Trên thực tế, có một số

cơ quan chưa kiểm chứng rõ thông tin đã vội vàng đăng tải nên họ buộc phải cải chính.

Một số trường hợp khác, do những ý đồ cá nhân, báo chí bị lợi dụng và trở thành phương tiện để các tổ chức cá nhân đưa thông tin bất lợi, gây mất ổn định an ninh chính trị, gây hoang mang dư luận. Trường hợp của ông Nguyễn Việt Tiến (PMU 18), là một ví dụ điển hình cho việc báo chí trở thành công cụ cho các sai phạm liên tiếp. Hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Phó Trưởng Văn phòng báo Tuổi trẻ tại Hà Nội) và Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh niên) đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi đăng tải thông tin sai sự thật, làm sai lệch dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức và cá nhân.

1.6. Tiểu kết

Tin đồn có những đặc điểm riêng có, và được hình thành theo những khuynh hướng nhất định phụ thuộc vào yếu tố tâm lí của người truyền tin và người tiếp nhận. Về cơ bản chúng ta thấy cơ chế hoạt động của tin đồn là quá trình “bóp méo” thông tin một cách tự nhiên.

Tin đồn tác động không nhỏ tới đời sống xã hội, nhất là khi báo chí xuất hiện, cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình truyền thông mới. Tin đồn chính là nguồn tin ban đầu để người làm báo dựa vào đó để phản ánh những vấn đề của xã hội, nhưng đôi khi tin đồn lại chính là tác nhân khiến báo chí phải chạy theo để khống chế nó.

Ở Việt Nam, tin đồn biểu hiện khá đa dạng. Trong môi trường làng xã Việt Nam truyền thống, khi trình độ tư duy của người nông dân còn thấp, người dân dễ bị ảnh hưởng và lôi kéo trước tin đồn.

Cho đến khi báo chí xuất hiện cùng sự ra đời của chữ quốc ngữ, các hình thức thông tin chính thống của chính quyền và báo chí đã bước đầu có tác dụng trong việc hạn chế tin đồn sai lệch.

Như vậy, với những đặc điểm của mình, tin đồn có những ảnh hưởng nhất định đến truyền thông đại chúng.

Một phần của tài liệu Những sự kiện xã hội chịu ảnh hưởng bởi cơ chế tin đồn trên báo chí (khảo sát một số tờ báo in, 2007 2008)(tt) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)