Bút pháp kì ảo

Một phần của tài liệu Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết việt nam đương đại tt (Trang 25 - 27)

“Kì ảo” trong tiếng Việt là từ Hán Việt (kì: lạ lùng, ảo: không có thật). Cái kì ảo đã tồn tại trong văn học Việt Nam từ văn học dân gian như một lăng kính cảm tri thế giới và tạo thành một dòng chảy liên tục trong văn học viết cho đến tận ngày nay. Yếu tố kì ảo hiện diện trong văn chương là một tất yếu bởi nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu.

Xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cần phải xem xét lại và không dễ gì giải quyết bằng một quan niệm thông thường mà phải dùng đến hình thức đặc biệt của nghệ thuật mới có thể cắt nghĩa được. Như vậy, sự xuất hiện dày đặc của các yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đều xuất phát từ tâm lí bất an, hoài nghi, sợ hãi của con người giữa đô thị hiện đại. Họ cần tìm đến thế giới tưởng tượng, kì ảo để tự soi chiếu bản thể hoặc đơn giản là để tìm một sự giải thoát. Đó là những lí do cơ bản cho sự quan tâm trở lại đối với cái kì ảo trong đời sống văn học hiện thời.

26

TIỂU KẾT

Khảo sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng tôi hướng sự chú ý đến những phương thức nghệ thuật cơ bản biểu hiện cảm quan đô thị. Kĩ thuật dán ghép – phân mảnh và kĩ thuật lồng ghép trong kết cấu nghệ thuật cùng với tính đa bội trong điểm nhìn trần thuật thể hiện được cái đa dạng, nhiều chiều phức hợp của cuộc sống

Giọng điệu trần thuật phong phú đã chứng tỏ khả năng thể hiện con người cá nhân độc đáo, ý thức về bản ngã của con người đô thị. Và để thể hiện rõ hơn phương diện vô thức, tâm linh của con người, bút pháp kì ảo đã được nhiều nhà tiểu thuyết Việt Nam đương đại lựa chọn.

Nhìn tổng quát, tất cả các phương thức nghệ thuật nêu trên đều hướng đến thể hiện đậm nét nhất con người đô thị với nỗi cô đơn, hồ nghi, chới với khi thiếu niềm tin với cuộc đời. Đó cũng là những suy tư, trăn trở của nhà văn trước hiện thực đô thị, trước bước đi của tiểu thuyết trên những ngả đường hiện thực.

Những tìm tòi trong phương thức biểu hiện cảm quan đô thị cũng là những nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn đương đại. Sự cách tân ấy, một phần do sự thôi thúc của thời đại văn học, của đời sống diễn ngôn, nhưng phần lớn là do sự chi phối của cảm quan hiện đại ở các nhà văn.

KẾT LUẬN

1.Ở các nước phương Tây, đô thị hình thành từ khá sớm do giao thương buôn bán. Vì thế, ở phương Tây cũng sớm hình thành một dòng văn học đô thị phản ánh chân thực diện mạo xã hội tư sản với sự tiến bộ của văn minh và cả những góc tối, những tệ nạn,… do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra.

Những nghiên cứu về đô thị trong văn học nước ngoài đều cho thấy sự cô đơn của con người đô thị đã trở thành mối quan tâm hàng đầu. Con người là chủ nhân của thế giới hiện đại, chủ nhân của nền văn minh kĩ trị nhưng đến lượt nó, xã hội hiện đại càng chỉ làm con người ta cô đơn trong một thế giới trống rỗng, thiếu vắng sự liên minh tình cảm giữa con người với con người.

2. Ở Việt Nam, đô thị đã xuất hiện trong văn học từ thời kì trung đại nhưng đến nay, văn học đô thị chưa trở thành một dòng chính thống, vẫn chỉ là một bức tranh

27

chưa định hình. Nhưng bên cạnh đó, các nhà văn cũng cho thấy quy luật phát triển rất riêng của đô thị Việt Nam: quá trình nông thôn hóa thành thị, biểu hiện sâu sắc trên nhiều phương diện từ tổ chức hành chính đến tâm lí cộng đồng làng quê… Điều đó đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về sinh thái đô thị, tệ nạn xã hội, kiến trúc cảnh quan, và nguy hại nhất là sự băng hoại đạo đức con người, những cảnh báo về lối sống hiện đại tự do, phóng túng. Đã đến lúc chúng ta cần đối thoại với hiện tại để xác lập được bảng giá trị mới cho xã hội. Không gian đô thị càng nới rộng, nhịp sống càng hối hả. Con người đô thị bị cuốn vào vòng xoáy của xã hội hiện đại khiến họ bỏ quên và bỏ lỡ nhiều thứ trong cuộc đời. Mặt khác, sự thay đổi quá nhanh trên nhiều phương diện xã hội khiến con người đô thị luôn sống trong những dự cảm âu lo, hoang mang, gấp gáp trong xã hội phát triển quá nhanh thành ra nhiều bấn loạn.

3. Kết cấu dán ghép – phân mảnh, lồng ghép đã phản ánh thực tại ngổn ngang, phức tạp, hỗn độn của một thế giới “đa giá trị” và cái dang dở, đời sống mặt nạ của xã hội đô thị đương thời trong nhịp sống gấp gáp, hối thúc. Con người hoang mang, hoài nghi, tự đối thoại, giễu nhại rồi lại triết lí, đưa mắt khắp nơi để kiếm tìm chính mình tạo nên sự đa bội trong điểm nhìn trần thuật và sự đa thanh trong giọng điệu tiểu thuyết.

Có đôi khi, bút pháp kì ảo thể hiện rõ con người tâm linh, chới với khi thiếu/ mất niềm tin vào cuộc đời. Tính hiện đại đi kèm với tính dân chủ, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã dung nạp tất cả các kiểu dạng ngôn ngữ làm nên cái xô bồ, hỗn tạp của hiện thực. Đó là những cách tân nghệ thuật thể hiện rõ sự thay đổi diễn ngôn văn học trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Có thể thấy, các nhà văn đã rất nhạy bén, sắc sảo trong việc khắc họa bức tranh đời sống đương đại, đồng thời cũng rất nỗ lực trong cách tân hình thức nghệ thuật phù hợp, tạo nên những thay đổi quan trọng trong diễn ngôn văn học. Tuy nhiên, những đóng góp ấy vẫn nghiêng nhiều hơn về những cách tân hình thức. tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Một phần của tài liệu Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết việt nam đương đại tt (Trang 25 - 27)