Do điều kiện địa hình công trình là địa hình vùng núi có độ dốc vừa phải nên ta có thể sử dụng các phương án đào sau:
- Đào bằng thủ công. - Đào bằng thuỷ lực. - Đào bằng nổ mìn.
- Đào và vận chuyển bằng máy cạp.
- Đào bằng máy đào kết hợp ô tô tự đổ và máy ủi. Trong các phương pháp trên:
- Phương án đào thủ công sẽ rất lâu, ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình, thời gian thi công kéo dài dẫn tới giá thành công trình tăng cao.
- Còn phương án đào bằng thuỷ lực chưa được áp dụng rộng rãi, mới dùng để đào đắp kênh, do vậy phương án này cũng không khả thi.
- Đối phương án đào bóc móng bằng phương pháp nổ mìn thì chỉ dùng cho địa hình dốc, vật liệu là đá, đát cứng, phương pháp này nói chung là tốn kém
- Đối với phương án đào và vận chuyển bằng máy cạp. Do đảm nhận nhiều khâu bao gồm cả đào và vận chuyển đất nên hạn chế sự hoạt động của máy, không đào được với độ dốc lớn hơn 100, quãng đường vận chuyển xa làm năng suất đào thấp nên ta không sử dụng phương án này.
- Đào bằng máy đào kết hợp với ô tô tự đổ và máy ủi: Trong dây chuyền thi công đất ta sử dụng máy đào làm máy chủ đạo có năng suất đào lớn. Máy đào đào được nhiều loại đất và có khả năng quay máy lớn, sử dụng ô tô có khả năng vận chuyển đất cao, máy đào, ô tô và máy ủi phối hợp nhịp nhàng cho hiệu quả làm việc rất tốt.
Vậy với nhiều ưu điểm trong công tác thi công đất. Ta sử dụng phương án dùng tổ hợp máy đào kết hợp ô tô tự đổ và máy ủi để thi công.
Từ khối lượng trên ta có thể chon máy đào theo bảng