1- ĐẶC TÍNH
- Khởi lên ở chỗ giao nhau của các kinh Âm (Nan 29). - Duy trì và liên lạc các kinh Âm (Tố Vấn Tập Chú).
- Giao hội với:
+ Túc Thái Âm Tỳ ở huyệt Phủ Xá (Tỳ 13), Đại Hoành (Tỳ 15), Phúc Ai (Tỳ 16). + Túc Quyết Âm Can ở huyệt Kỳ Môn (C 14).
+ Mạch Nhâm ở h.uyệt Thiên Đột (Nh 22), Liêm Tuyền (Nh 23).
2- ĐƯỜNG VẬN HÀNH
- Khởi lên từ chỗ giao nhau của các kinh Âm, mặt trong cẳng chân (h. Trúc Tân - Th 9), chạy dài lên theo vùng đùi lên đến bụng, hội với kinh Túc Thái Âm tỳ ở h. Đại Hoành (Ty
15), Phúc Ai (Ty 16), Phủ Xá (Ty 13) và kinh Can ở h. Kỳ Môn (C 14), chạy lên ngực đến cổ, hội với mạch Nhâm ở h. Thiên Đột (Nh 22), Liêm Tuyền (Nh 23).
3- BIỂU HIỆN BỆNH LÝ
- Lưng đau, trên chỗ đau nổi lên như cơn giận dữ. Nếu đau nặng sẽ gây ra buồn rầu, lo sợ (‘Thích Yêu Thống’ - TVấn.41).
- Tâm thống (Nan Kinh 29).
- Đau nhức ở vùng thượng vị và tim (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). - Ngực bụng đầy, phiền muộn, đầy trướng, ruột sôi, tiêu chảy, thoát giang, ăn vào là ói,
ngăn nghẹn, trong bụng có hòn cục nằm ngang, hông sườn đau như bị kim đâm, tâm thống, thương hàn, sốt rét (Châm Cứu Học Thượng Hải).
- Đau ở vùng tim, trong ngực, cạnh sườn, thắt lưng và vùng sinh dục (Châm Cứu Học Việt Nam).
Như vậy, tà khí xâm nhập vào mạch Âm Fduuy thường làm cho khí bị ngưng trệ gây ra Tâm Thống, vì Âm = Vinh = Huyết = Tâm.
Mạch Âm Duy liên hệ với 3 kinh Âm tức là phần Lý, vì vậy bệnh lý thường do nội thương (ứ trệ...) ít khi do tà khí gây ra.
4- ĐIỀU TRỊ
- Châm vào mạch Phi Dương, huyệt ở trên mắt cá trong 5 thốn, tức là h. Phi Dương - Bq. 58 (‘Thích Yêu Thống’ TVấn.41).
-Khi điều trị mạch Âm Duy, chủ yếu là điều trị chứng Tâm thống. Tuy nhiên khi trị chứng Tâm thống, cần lưu ý đến các đoạn liên hệ với đường vận hành của mạch Âm Duy hoặc
cả đường vận hành của mạch Âm Duy.
Vì Tâm ở đây thuộc Âm, theo thiên ‘Thọ Yểu Cương Nhu’(LKhu 6, 6), phải dùng huyệt Vinh và huyệt Du.
+ Đoạn Giao Hội Với Tỳ
-”Chứng Quyết Tâm thống làm cho bụng bị trướng, ngực đầy, Tâm đau nhiều hơn: gọi là chứng ‘Vị Tâm Thống’, thủ huyệt Đại Đô (Ty.2) và Thái Bạch (Ty.3)” (LKhu 24, 12).
+ Đoạn Giao Hội Với Can
“Chứng Quyết Tâm Thống làm cho sắc mặt bị xanh, xanh như màu của người chết, suốt ngày không thở được khi hơi dài, gọi là chứng ‘Can Tâm Thống’, thủ huyệt Hành Gian
+ Đoạn Giao Hội Với Mạch Nhâm
Chỗ giao hội này ở huyệt Thiên Đột và Liêm Tuyền ở vùng cổ họng, liên hệ với tạng Phế, theo như thiên ‘Quyết Bệnh’ mô tả: “ Chứng Quyết Tâm thống, nếu nằm hoặc nhàn rỗi thì Tâm thống được giãn bớt, khi hoạt động thì đau nhiều hơn, không biến sắc mặt, gọi là
chứng ‘Phế Tâm Thống’, thủ huyệt Ngư Tế (P.10) và Thái Uyên (P.9). + Liên Hệ với Kinh Thận
Mạch Âm Duy liên hệ với 3 kinh Âm, ngoài kinh Tỳ và Can đã nêu trên, mạch Âm Duy cũng liên hệ với kinh Thận (Túc Thiếu Âm). Thiên ‘Quyết Bệnh’ ghi: “Chứng Quyết Tâm
thống, đau lan ra đến vùng lưng, hoặc bị co rút, như có cái gì từ phía sau đến chạm vào Tâm, làm cho người bệnh bị gù lưng, gọi là chứng ‘Thận Tâm Thống’, thủ huyệt Kinh Cốt (Bq.64) và Côn Lôn (Bq.60). nếu không khỏi, thủ huyệt Nhiên Cốc (Th.2)” (LKhu
24, 11).