KẾT QUẢ, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ: 6.1 Kết quả:

Một phần của tài liệu Báo cáo THỰC vật RỪNG QUÝ HIẾM (Trang 42 - 43)

6.1 Kết quả:

- Lập được công thức tổ thành loài, xác định được cây ưu thế ở các tầng cây cao và tầng cây tái sinh, xác định được mật độ và nêu ra sự khác biệt giữa tầng cây cao và tầng cây tái sinh. Nhận định được 1 số nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 2 tầng này, xác định được nguồn gốc tái sinh của thảm thực vật là từ hạt và từ chồi.

- Xác định được các yếu tố tác động đến tài nguyên thực vật rừng ở khu vực VQG Cát bà chủ yếu đến từ con người và tự nhiên, từ đó có thể đưa ra các biện pháp để bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật rừng.

6.2 Tồn tại

- Kiến thức của sinh viên thực tập còn hạn chế nên việc điều tra, giám định mẫu còn gặp nhiều khó khăn.

- Số lượng tài liệu còn ít và do số sinh viên có nhu cầu sử dụng lớn nên chưa đáp ứng được thời gian giám định cây.

- Dụng cụ cung cấp cho sinh viên điều tra thực địa còn ít, không đủ nên việc điều tra lập OTC còn khó khăn.

- Thời gian học tập của môn học còn ít nên việc điều tra còn nhiều thiếu sót - Làm việc nhóm còn chưa hiệu quả khi điều tra thực địa.

6.3 Kiến nghị:

- Bổ sung thêm dụng cụ và sách để sinh viên có thể dễ dàng hơn trong việc điều tra và giám định mẫu.

- Cần có thêm thời gian học tập để sinh viên có thể có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn công việc quản lý tài nguyên thực vật để nghiên cứu và nhận dạn cấy ngoài thực địa tốt hơn.

- Mở rộng phạm vi nghiên cứu để tìm hiều thêm sự đa dạng về tài nguyên thực vật. Trong quá trình thực tập dụng cụ thực tập còn chưa đầy đủ do vậy nhà trường cần có dụng cụ đầy đủ hơn trong các đợt thực tập tới.

Một phần của tài liệu Báo cáo THỰC vật RỪNG QUÝ HIẾM (Trang 42 - 43)