Dược động học giải phóng thuốc của màng CVK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc famotidin của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già (Trang 36 - 42)

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến

3.6.Dược động học giải phóng thuốc của màng CVK

Với các số liệu tính được trong bảng 3.4, sử dụng phần mềm DDSolver với các mô hình cụ thể là First order, Higuchi, Hixson - Crowell và Korsmeyer - Peppas làm mô hình động học để phân tích dươc động học giải phóng Famotidin của màng CVK ta thu được kết quả như bảng 3.5.

30

Bảng 3.5. Hệ số tương quan (R2), tốc độ giải phóng thuốc (k) và trị số mũ giải phóng (n) đối với các môi trường pH khác nhau (n = 3)

pH pH = 6.8 pH = 12 Mẫu BC 0.3cm 0.5cm 0.3cm 0.5cm First order k1 0.016234± 0.0026 0.0149± 0.003 0.01183± 0.0022 0.009753 ± 0.0054 R2 0.54325± 0.026 0.6186± 0.019 0.5753 ± 0.032 0.6330 ± 0.013 Higuchi kH 6.8097 ± 0.126 6.2362± 0.273 5.0429 ± 0.239 4.1221 ± 0.094 R2 0.70398± 0.0076 0.7774± 0.015 0.7447 ± 0.0064 0.8018 ± 0.0058 Hixson - Crowell kHC 0.00518 ±0.00016 0.0047 ±0.00035 0.0038 ±0.00042 0.003168 ±0.00036 R2 0,52867 ± 0.0069 0,60460 ± 0.013 0,56458 ± 0.0037 0,62405 ± 0.0079 Korsmeye r - Peppas kKP 15.9485 ± 0.95 13.5749 ± 0.91 10.2984 ± 0.83 6.86707 ± 0.64 R2 0.85315 ± 0.0085 0,89717 ± 0.003 0.87187 ± 0.0078 0.86444 ± 0.0095 n 0.146725 ± 0.0077 0.17989 ± 0.002 0.211188 ± 0.0035 0.303254 ± 0.0058

Theo nghiên cứu trước đây, mô hình First order đại diện cho tỉ lệ giải phóng thuốc phụ thuộc vào nồng độ của thuốc. Mô hình Higuchi giả định rằng việc giải phóng thuốc là do cơ chế khuếch tán. Mô hình Krosmeyer - Peppas đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về tỉ lệ giải phóng thuốc tỉ lệ với sự

31

trương nở của vật liệu mang thuốc, độ trương nở của vật liệu cao thì tốc độ giải phóng thuốc càng cao và ngược lại [19].

Khi thuốc Famotidin giải phóng trong dung dịch đệm pH = 6.8 tuân theo mô hình First oder và Korsmeyer - Peppas (R2 > 60%), trong khi thuốc Famotidin giải phóng trong dung dịch đệm pH = 12 phù hợp với mô hình Higuchi và Korsmeyer - Peppas (R2 > 50%). Những kết quả này cho thấy khả năng ứng dụng của mô hình Korsmeyer – Peppas cho sự trương nở của các sợi cellulose của màng CVK.

Trong hệ thống khuếch tán của Fickian [23, 24], nếu n < 0.43 thì xảy ra sự giải phóng thuốc theo cơ chế khuếch tán qua vật liệu, nếu 0.43 < n < 0.85 thì không có sự giải phóng thuốc xảy ra, nếu n > 0.85 thì thuốc giải phóng do sự ăn mòn vật liệu. Theo bảng 3.5 các giá trị n thu được đều < 0.43 chứng tỏ có sự giải phóng thuốc theo cơ chế khuếch tán, không có sự ăn mòn CVK trong quá trình giải phóng thuốc.

Như vậy tỉ lệ giải phóng thuốc Famotidin phụ thuộc vào môi trường đệm pH khác nhau, sự trương nở của CVK và nồng độ Famotidin.

32

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau:

Tạo được màng CVK từ vi khuẩn A. xylinum trong môi trường nước dừa già.

Màng CVK 0.3cm có khả năng hấp thụ Famotidin tốt hơn màng CVK 0.5cm.

Trong 2 môi trường đệm pH = 6.8, pH = 12 thì màng CVK giải phóng thuốc Famotidin tốt nhất trong môi trường pH = 12.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu khả năng hấp thụ và giải phóng thuốc Famotidin của màng CVK tạo bởi chủng A. xylinum từ các loại môi trường khác.

Tiếp tục nghiên cứu khả năng vận tải và phân phối các loại thuốc khác của màng CVK nhằm tăng tác dụng của các loại thuốc đó.

TÀI LỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

[1] Vũ Bình Dương, Nguyễn Trọng Diệp, Nguyễn Thị Thùy, Hoàng Văn Lương (2010), “Nghiên cứu bào chế viên nén Berberin giải phóng tại đích đại tràng”, tạp trí y - dược học quân sự số (8), 7 -12.

[2] Hồ Cảnh Hậu, Hoàng Văn Thêm, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Cẩm Vân, Nguyến Tuấn Quang (2015), “Nghiên cứu định lượng Berberin chlorid trong viên nén đại tràng 105 bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao”,tạp trí y - dược học quân sự số (2).

[3] Đặng Thị Hồng. Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn Acetobacter xylinum chế tạo màng sinh học (BC),

Luận án thạc sỹ Sinh học ĐHSP Hà Nội, 2007.

[4] Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật,Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học phần 2, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Nguyệt (2008), Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum cho màng Bacterial Cellulose làm mặt nạ dưỡng da, Luận án thạc sỹ sinh học ĐHSP Hà Nội.

[7] Đinh Thị Kim Nhung, Nguyễn Thị Thùy Vân, Trần Như Quỳnh (2012),“Nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo màng bacterial cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng”. Tạp trí khoa học và công nghệ50 (4), 453 - 462.

[8] Đinh Thị Kim Nhung (1996),Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Acetobacter và ứng dụng chúng trong lên men axetic theo phương pháp chìm,Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học.

[9] Nguyễn Văn Thanh, Huỳnh Thị Ngọc Lan (2006), ”Nghiên cứu các đặc tính màng cellulose vi khuẩn từ Acetobacter xylinum sử dụng làm màng trị bỏng”,tạp chí Dược học số (361/2006), trang 18-20.

Tài liệu tiếng anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[10] Almeida I.F. et al. (2014), “Bacteriaal cellulose membranes as drug delivery systems: An in vivo skin compatibility study”, European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 86(3), 332 - 336.

[11] Amin MCIM, Ahmad N. et al (2012), “Bacterial cellulose film coating as drug delivery system: physicochemical, thermal and drug release properties”, Sains Malaysiana, 41 (5), 561 - 568.

[12] Brown. E. Bacterial cellulose. Themoplastic polymer nanocomposites.

Master of sience in chemical engineering. Washington state university, 2007.

[13] Jun Yin, Jianping Ye, Weiping Jia (2012), Effects and mechanisms of berberine in diabetes treatment.

[14] Jun Yin, Huili Xing, Jianping Ye (2009), Efficacy of Berberine in Patients with Type 2 Diabetes.

[15] Hai - Peng Cheng, Pei - Ming - Wang, Jech - Wei Chen And Wen - Teng Wu (2012), “Cultivation of Acetobacter xylinum for bacterial cellulose production in a modifed airlift reactor”, Biotechnol Appl Biochem, (35), 125 - 132.

[16] Klemm D. et al. (2009), “Nanocellulose materials - different cellulose, different functionality”, Macromol. Symp, 280, 60 - 70.

[17] Lin Huang, Xiuli Chen, Thanh Xuan Nguyen, Huiru Tang, Liming Zhang and Guang Yang (2013),Nano- cellulose 3D- networks as controlled- release drug carriers”, Journal of Materials Chemistry B, 2013,1, 2976 - 2984.

[18] Lina Fu, Yue Zhang, Chao Li, Zhihong Wu, Qi Zhuo, Xia Huang, Guixing Qui, Ping Zhou and Guang. Yang skin tissue repair materials from bacterial cellulose by a multilayer fermantation method, 2012.

[19] Thanh Xuan Nguyen. et al. (2014), “Chitosan - coated nano - liposomes for the oral delivery of berberine hydrochloride”, J. Mater. Chem. B, 2, 7149 - 7159.

[20] Trovatti E. et al. (2012), “Bacterial cellulose membranes applied in topical and transdermal delivery of lidocaine hydrochloride and ibuprofen: in vitro diffusion studies”, Int J Pharm, 435(1), 83-87.

[21] Yin Jun, Chen Ming - Dao, Tang Jin - Feng (2004), “Effects of berberine on glucose and lipid metabolism in animal experiment”, Chinese Journal of Diabetes, 12(3), 215 - 218.

[22] Yong Zhang, Meirong Huo, Jianping Zhou, Aifeng Zho, Weize Li, Chengli Yao, and Shaofei Xie (2010), “DDSolver: An Add- In Program for Modeling and Comparison of Drug Dissolution Profiles”, The AAPS Journal (2010), 263 - 271.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc famotidin của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già (Trang 36 - 42)