4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.3.6. Phương pháp xác định lượng thuốc được hấp thu vào màng CVK
- Cắt các màng CVK có hình vuông, kích thước 2,5 * 2,5 cm với độ dày (0,3 cm và 0,5 cm) tương đối đều nhau
+ Mẫu 1: Màng CVK có độ dày 0,3 cm không sấy + Mẫu 2: Màng CVK có độ dày 0,3 cm sấy 50%
+ Mẫu 3: Màng CVK có độ dày 0,3 cm sấy đến khối lượng không đổi + Mẫu 4: Màng CVK có độ dày 0,5 cm không sấy
+ Mẫu 5: Màng CVK có độ dày 0,5 cm sấy 50%
19
- Cho 6 mẫu màng CVK vào 6 bình tam giác có chứa sẵn 100 ml dung dịch thuốc CM 20%. Sau đó cho vào máy lắc với tốc độ 180 vòng/phút, sau 30 phút, 1 giờ, 1.5 giờ, 2 giờ lấy mẫu ra đo quang phổ bằng máy UV - 2450 để xác định lượng thuốc còn lại trong dung dịch tại thời điểm lấy mẫu.
Thực hiện đo 3 lần, lấy giá trị OD trung bình để tính toán.
Lấy giá trị OD (y) trung bình thay vào phương trình đường chuẩn (1), được nồng độ CM tương ứng. Từ nồng độ CM tính được khối lượng CM còn lại trong 100 ml dung dịch HCl 0,1N pha với 20 mg thuốc CM
Khối lượng CM hấp thụ được vào màng được xác định theo công thức: mht = mtr - ms (2)
Trong đó: mht: khối lượng thuốc CM đã được hấp thụ vào màng (mg) mtr: khối lượng thuốc CM ban đầu trong dung dịch (20 mg)
ms: khối lượng thuốc CM còn lại trong 100 ml dung dịch HCl 0,1N pha với 20 mg thuốc CM (mg)
Hiệu suất thuốc hấp thụ vào màng CVK được tính theo công thức [17].
EE (%) = (3)
Trong đó: EE: phần trăm thuốc nạp vào màng (%)
𝑄t: Là lượng thuốc lí thuyết (mg)
𝑄𝑑: Là lượng thuốc còn lại (mg)