NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN CÙNG NÊU CAO TINH THẦN TRÁCH NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC.

Một phần của tài liệu Day hoc tich hop ban biet gi ve tai nguyen nuoc (THPT phu luong) (Trang 28 - 33)

NHIỆM TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC.

1. Trách nhiệm của nhà nước và chính quyền địa phương:

a. Xây dựng và phổ biến các văn bản Luật, Nghị định, Quy định về sử dụng và bảo vệ Tài nguyên nước.

* Một số văn bản Luật đã được ban hành rộng rãi:

- Luật Tài nguyên nước và thông tư hướng dẫn thực hiện;

- Các văn bản xử lý xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường.

* Các văn bản đang soạn thảo:

- Chính sách tính thuế Tài nguyên nước, thu phí và lệ phí nhằm giới hạn mức sử dụng và nâng cao ý thức tiết kiệm trong vấn đề sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước.

- Chương trình giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước. Chính sách khen thưởng, khuyến khích các công trình nghiên cứu sử dụng tiết kiệm nước.

b. Hướng dẫn các hình thức khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước đúng kỹ thuật để bảo vệ Tài nguyên nước.

c. Điều tra, khảo sát đánh giá nguồn tài nguyên và lập kế hoạch phân vùng khai thác hợp lý. Điều tra đánh giá những tác động gây ảnh hưởng đến Tài nguyên nước.

d. Tuyên truyền vận động và tổ chức nhiều cuộc thi về ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước trong nhân dân từ cấp quận đến cấp phường xã.

2. Trách nhiệm của người dân:

a. Nêu cao ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước:

Người dân phải nhận thức được sự nghiệp bảo vệ Tài nguyên nước không chỉ cho hiện tại mà còn vì thế hệ tương lai, do đó phải tìm hiểu và nắm vững các quy định pháp luật về bảo vệ Tài nguyên nước thông qua báo, đài phát thanh, truyền hình... và tích cực phát huy hàng ngày ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ Tài nguyên nước.

b. Nêu cao tinh thần tự giác:

Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ Tài nguyên và môi trường

c. Quyết tâm phối hợp với Nhà nước trong công tác bảo vệ Tài nguyên nước

- Phát hiện và mạnh dạng tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của nhà nước trong sử dụng và bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, không bao che cố tình làm trái;

- Tham gia các phong trào kêu gọi hành động vì mục đích bảo vệ Tài nguyên và Môi trường./.

E. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI TẠI CÁC ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯVIỆT NAM VÀ NƯỚC THẢI TẠI LƯU VỰC SÔNG CẦU. VIỆT NAM VÀ NƯỚC THẢI TẠI LƯU VỰC SÔNG CẦU.

1. Tổng quan về nước thải tại các đô thị và khu dân cư ở Việt Nam

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở các đô thị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu người dân sống ở các đô thị, chiếm 23,6% dân số cả nước, thì đến năm 2002 đã là trên 20 triệu, tương đương với 25,1%. Theo Lưu Đức Hải (2009), đến tháng 6/2009 cả nước có 747 đô thị, trong đó: loại đặc biệt là 2 (Hà Nội, TP. Hồ

Chí Minh); loại I là 7; loại II là 13; loại III là 44; loại IV là 44 và loại V là 637. Dân số toàn đô thị là 31,695 triệu người chiếm 37,0% dân số cả nước, dân số nội thị là 25,990 triệu người chiếm 30,5%; dân số ngoại thị là 5,602 triệu người chiếm 6,5%. Dự báo năm 2015 tổng số đô thị cả nước đạt trên 870 đô thị, đến 2025 tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 1.000 đô thị. Dân số đô thị năm 2015 đạt khoảng 35 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38%; năm 2025 khoảng 52 triệu người, tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 50%. Trong khi đó, hệ thống thoát nước, nước thải tại các đô thị còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết. Có thể khẳng định, tại các đô thị của Việt Nam hệ thống thoát nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo vệ sinh môi trường. Phần lớn hệ thống được dùng chung cho thoát nước mưa và nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn thành phố, nếu có thì cũng đang quá trình đầu tư xây dựng.

Theo các chuyên gia môi trường đánh giá ô nhiễm môi trường do nước thải tại các đô thị ở mức rất nghiêm trọng, thực trạng này đã được thể hiện trong nhiều báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của các Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Đồng Nai, báo cáo của các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trong cả nước và từ thực tế quan sát được ở các sông hồ nội thành của các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Tuy đã có cơ sở pháp lý là Luật và Tiêu chuẩn môi trường đối với nước thải sinh hoạt, song hiện trạng nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách cần được đặt ra để từng bước cải thiện tình hình.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng chất hữu cơ lớn, chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh. Đồng thời trong nước thải còn có nhiều vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ, cần thiết cho các quá trình chuyển

hoá chất bẩn trong nước. Trong nước thải đô thị còn có vi khuẩn gây bệnh phát triển, tổng số coliform từ 106 đến 109 MPN/100mL, fecal coliform từ 104 đến 107 MPN/100mL.

Tại một số thành phố lớn, thị xã và thị trấn chỉ một số khu vực dân cư có hệ thống cống rãnh thải nước thải sinh hoạt song hệ thống này thường dùng chung với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên hoặc ao hồ hoặc sông suối hoặc thải ra biển. Hầu như không có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt riêng biệt. Số liệu thống kê mới đây cho thấy, trung bình một ngày nội thành Hà Nội thải 460.000 m3 nước thải, trong đó 41% là nước thải sinh hoạt, 57% nước thải công nghiệp, 2% nước thải bệnh viện. Chỉ có khoảng 4% nước thải được xử lý. Phần lớn nước thải không được xử lý đổ vào các sông Tô Lịch và Kim Ngưu gây ô nhiễm nghiêm trọng 2 con sông này và các khu vực dân cư dọc theo sông.

Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương, Thái Nguyên… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý đầy đủ, độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép, điểm hình các thông số chất ô nhiễm: SS, BOD, COD, DO.

Việc thu gom và xử lý nước thải tập trung đang còn gặp nhiều bất cập và hạn chế. Công tác xử lý nước thải chưa được đẩy mạnh, tại một số đô thị cũng có xây dựng một số trạm xử lý nước thải cục bộ cho các bệnh viện như (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Thái Nguyên...) nhưng do nhiều nguyên nhân như thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, không có kinh phí... mà nhiều trạm xử lý sau một thời gian ngắn hoạt động đã xuống cấp và ngừng hoạt động.

Theo Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, tuy nhiên chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý là nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước. Vấn đề ngày có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Ngoài ra hệ thống hạ tầng thoát nước thải của các khu đô thị đã xuống cấp, cũ nát. Các hệ thống thoát nước thải được xây dựng tại các khu đô thị mới không

khớp nối được với hệ thống cũ, chất lượng xây dựng không đảm bảo, nhiều nơi đường cống đã gãy vỡ, rạn nứt hoặc bị tắc nghẽn gây ra tình trạng úng ngập, và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý ngấm xuống đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và cả nước mặt trong khu vực.

2. Tổng quan về nước thải sinh hoạt trong lưu vực sông Cầu.

Theo Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường - Tổng cục Môi trường, tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh ở các tỉnh trong lưu vực sông Cầu từ năm 2006 đến 2010 như sau:

Bảng 1.4. Tổng lượng nước thải sinh hoạt các tỉnh LVS Cầu

Tỉnh

Tổng lượng nước thải sinh hoạt trên LVS Cầu (nghìn m³/ngày)

Năm 2006

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Bắc Kạn 12,6 12,8 13,0 13,1 13,3 Thái Nguyên 50,7 51,8 52,8 53,4 54,0 Vĩnh Phúc 48,9 49,6 50,2 52,2 47,2 Bắc Ninh 41,4 42,0 42,5 43,4 45,2 Bắc Giang 62,8 63,5 64,1 64,9 65,7 Hải Dương 73,1 73,7 74,2 74,9 75,9 Tổng cộng 289,6 293,5 296,8 301,8 301,3

Tổng lượng nước thải sinh hoạt ở các tỉnh trong lưu vực năm 2006 khoảng 105,7 triệu m³/năm tương đương 289,6 nghìn m³/ngày, đến năm 2010, tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn vùng là 110,2 triệu m³/năm tương đương 301,3 nghìn m³/năm.

PHỤ LỤC II: TÀI LIỆU THAM KHẢO1. http://quantracangiang.vn/News.aspx?IDs=290&CatID=2 1. http://quantracangiang.vn/News.aspx?IDs=290&CatID=2 http://quantracangiang.vn/News.aspx?CatID=2&IDs=291 http://quantracangiang.vn/News.aspx?CatID=2&IDs=292 2.http://tusach.thuvienkhoahoc.com/ 3. https://vi.wikipedia.org 4. http://www.biology.hcmus.edu.vn/ 5. http://violet.vn 6. http://giaoducphothong.edu.vn 7. http://www.thuvientructuyen.vn

8. Sách giáo khoa Sinh học 10 – NXB giáo dục Việt Nam. 9. Sách giáo khoa Sinh học 11 – NXB giáo dục Việt Nam. 10. Sách giáo khoa Sinh học 12 – NXB giáo dục Việt Nam. 11. Sách giáo khoa Vật lý 10 – NXB giáo dục Việt Nam. 12. Sách giáo khoa Địa lý 10 – NXB giáo dục Việt Nam. 13. Sách giáo khoa Địa lý 12 – NXB giáo dục Việt Nam. 14. Sách giáo khoa Hóa học 12 – NXB giáo dục Việt Nam.

15. PGS. TSKH. Nguyễn Trung Dũng, KS Nguyễn Tuấn Anh (2008), “Thực trạng tiêu thoát nước thải đô thị và nhận thức của người dân: Một thách thức lớn đối với các dự án nước thải đô thị ở Việt Nam”, Tạp chí KHKT Thủy Lợi và Môi trường, (22), tr 2-4.

Một phần của tài liệu Day hoc tich hop ban biet gi ve tai nguyen nuoc (THPT phu luong) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w